Nga-Trung : Cùng chung mục đích nhưng… (Anh Vũ)
Chủ tịch Trung Quốc còn lo ngại chiến tranh sẽ làm chững lại tốc độ phát triển kinh tế của phương Tây, có thể gây hệ lụy trực tiếp với Trung Quốc. Để các nhà máy của Trung Quốc tiếp tục vận hành, Bắc Kinh cần mức tiêu thụ của phương Tây không sụt giảm.
Nga-Trung : Cùng chung mục đích nhưng phương cách hành động khác nhau
Mối liên kết chiến lược Nga-Trung chống những tham vọng của phương Tây để điều chỉnh các quan hệ quốc tế không có nghĩa là hai cường quốc này có những tính toán lịch trình giống nhau.
Ảnh tự liệu : Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 04/02/2022. AP - Alexei Druzhinin
Hôm 15/06/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm. Phân tích chi tiết những điều hai ông nói với nhau, cũng như những chủ đề họ né tránh, sẽ cho chúng ta thấy nhiều điều về hiện trạng quan hệ gữa hai quốc gia lớn của thế giới, kẻ thù không đội trời chung cách đây 50 năm và giờ lại trở thành những người bạn lớn của nhau.
Theo Tân Hoa Xã, lãnh đạo hai nước đã khen ngợi tiến bộ liên tục của mối quan hệ chính trị và thương mại giữa Nga và Trung Quốc từ đầu năm đến giờ, trong một môi trường quốc tế được đánh giá là đầy "náo động". Sự "náo động" trên hành tinh này dường như là từ trên trời rơi xuống, bởi vì cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine hôm 24/02/2022 không hề được nhắc đến.
Không thể phủ nhận được là mối quan hệ thương mại Nga-Trung đã phát triển. Trong vòng một năm, nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga của Trung Quốc đã tăng 55%. Đầu tháng 6 này, hai nước đã khánh thành chiếc cầu đường bộ đầu tiên nối liền Trung Quốc và Nga. Dài 1,3 km, rộng 15 mét, cây cầu bắc quan sông Amour nối thành phố Hoa Hạ của Trung Quốc với Blagovechchensk bên Nga. Trung Quốc đã thế chỗ Châu Âu trong vai trò là nhà cung cấp các sản phẩm chế biến hàng đầu cho Nga.
Ngược dòng thời gian, năm 1969, những vụ đụng độ biên giới Nga –Trung đã từng làm hàng trăm người thiệt mạng. Giờ đây, hai quốc gia này liên tục tiến hành các cuộc tập trận chung, trên bộ cũng như trên biển. Động thái đó để nhắc người Mỹ rằng không lâu nữa, Hoa Kỳ sẽ không còn làm chủ Thái Bình Dương.
Hai cường quốc quân sự ở khu vực bắc Á này đồng ý với nhau trên quan điểm rằng người Mỹ về bản chất là kẻ chen chân không đúng chỗ vào trong khu vực này của thế giới.
Cùng nhau, Nga và Trung Quốc không chịu để cho Mỹ can thiệp vào các công việc nội bộ của họ, như kiểu quan tâm đến nhân quyền. Hai nước đã quyết định giúp đỡ lẫn nhau để bảo vệ chủ quyền và an ninh của mỗi nước. Ở Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã không lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Trong cuộc điện đàm nói trên, ông Vladimir Putin đã nhắc lại rằng Nga chống lại mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của Trung Quốc, trong đó bao gồm cả các vấn đề ở Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan.
Nhưng mối liên kết chiến lược Nga- Trung chống lại các ý đồ của phương Tây nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế không có nghĩa là hai cường quốc này cùng có chung một cách thức hành động. Trên thực tế, mục đích và lịch trình thực hiện của họ hoàn toàn khá nhau.
Chiến lược câu giờ
Vladimir Putin đã quyết định chơi theo cách câu giờ. Bởi ông ta cho rằng các nước phương Tây không chịu được o bế, trói buộc lâu dài. Dường như ông ta không sẵn sàng rút ngắn "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine.
Ở Dobass, quân Nga tiến tiến chậm, nhưng chắc. Từ nay đến cuối năm, rất có thể quân đội Nga sẽ chiếm được toàn bộ các tỉnh Luhangsk và Donetsk. Ông Putin đã công nhận độc lập hai nước cộng hòa ly khai tự xưng này chỉ hai ngay trước khi phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine.
Có vẻ như hai nước cộng hòa tự xung này đang chuẩn bị một cuộc trưng cầu dân ý đề xin sáp nhập vào Nga. Ông Putin sẽ chuẩn bị diễn văn để nói với dân Nga rằng : "Tôi đã mang những người anh em Nga của chúng ta trở về trong lòng tổ quốc, nếu không thì họ đã bị tiêu diệt dưới ách của bọn phát-xít Ukraine".
Putin cũng sẽ củng cố thêm hai hướng chiếm đóng lớn :Thành phố Kherson, nằm trên bờ tây sông Dniepr để kiểm soát kênh dẫn nước cho Crimée và nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Châu Âu Zaporijjia, bao gồm 6 lò phản ứng 1000 MW.
Nga sẽ chờ cho đến khi người Ukraine đã quá mệt mỏi trong chiến đấu và các nước phương Tây bắt đầu nản trong việc hỗ trợ Ukraine thì mới đưa ra đề nghị hòa bình. Liệu Nga có ý định tấn công Odessa để cắt đường ra biển Đen của Ukraine ? Đây là một giả thuyết cần phải xem xét.
Lịch trình hành động của Trung Quốc thì khác. Ông Tập Cận Bình muốn cuộc chiến tranh tại Ukraine ngừng lại sớm nhất, nhưng kết luận trong thông cáo của Tân Hoa Xã. Lãnh đạo Trung Quốc không muốn cuộc chiến tranh tại Ukraine làm đầu độc bầu không khí Đại hội lần thứ 20 của đảng cộng sản Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2022.
Cuộc kháng cự của người Ukraine là một tấm gương xấu cho người Đài Loan. Lãnh đạo họ Tập muốn người ta quên đi cuộc chiến tranh bất hạnh này do đồng minh Nga phát động, và các hành xử của Nga có phần cũng giống như Nhật Bản hồi năm 1937 với Trung Quốc.
Cuối cùng, chủ tịch Trung Quốc còn lo ngại chiến tranh sẽ làm chững lại tốc độ phát triển kinh tế của phương Tây, có thể gây hệ lụy trực tiếp với Trung Quốc. Để các nhà máy của Trung Quốc tiếp tục vận hành, Bắc Kinh cần mức tiêu thụ của phương Tây không sụt giảm.
Dưới cái nhìn từ nước Mỹ, Putin và Tập Cận Bình là những kẻ "đồng sàng dị mộng". Đó là một hoàn cảnh phức tạp, điều này lý giải tại sao Mỹ không tìm được cách nào để phá rối mối liên kết Nga-Trung.
Theo Le Figaro
Anh Vũ dịch