Vì sao chữ Hán hay bị viết sai ?

 

Trên thế giới này có lẽ không ở đâu chữ viết được coi trọng như ở Trung Quốc. Thời xưa người Hán [1] tin rằng chữ viết của họ –– chữ Hán, là do một dị nhân bốn mắt làm ra, họ gọi là "Chữ Thánh hiền" và tôn sùng nó như một vật linh thiêng. Mọi người coi viết chữ là việc trang trọng. Cha mẹ dạy con không bao giờ được để tờ giấy có chữ rơi xuống đất, v.v… Chữ Hán được coi là nền tảng, là đại diện chủ yếu và là vật chuyên chở nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.

chuhan1

Chữ Hán được coi là nền tảng, là đại diện chủ yếu và là vật chuyên chở nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Tính chất và hình dạng của chữ Hán rất độc đáo, nổi bật : Trong khi các loại chữ viết còn lại đều là chữ biểu âm (ghi âm, phonograph, gắn liền với tiếng nói), thì chữ Hán thuộc loại chữ biểu ý (ghi ý, ideograph, tách rời tiếng nói), mỗi chữ viết trong một ô vuông, làm nên một "thế giới ngôn ngữ" riêng biệt, phức tạp, thần bí, thể hiện tư duy độc đáo của người Hán cổ đại.

Tuy được tôn thờ như một vật thiêng, nhưng lạ thay, "chữ Thánh hiền" lại hay bị viết sai nhiều nhất. Hiển nhiên đó là do chữ Hán cấu tạo phức tạp, khó học, khó nhớ, khó viết, khó dùng. Tính biểu ý của chữ Hán buộc người ta phải nhớ từng mặt chữ, mà số chữ lại quá nhiều, không ai có thể nhớ hết, bởi lẽ mỗi ý cần một chữ mà số lượng ý lại nhiều vô hạn. Đã thế, thời xưa chữ Hán chỉ là chữ viết của tầng lớp phong kiến, chúng dùng chữ viết làm công cụ độc quyền thi hành chính sách ngu dân : để dân càng dốt nát mù chữ thì chúng càng dễ áp bức bóc lột họ. Vì thế chúng không muốn thay đổi làm cho chữ Hán trở nên dễ hơn. Nhà ngôn ngữ học Châu Hữu Quang nói : "Nguyên lý tổ chức chữ viết từ chữ Giáp Cốt cho tới chữ Hán hiện đại đều như nhau", nghĩa là suốt mấy nghìn năm không được cải tiến (cho tới cuối thế kỷ 19).

Vì chữ Hán quá khó nên viết nhầm, viết sai chữ là chuyện thường tình, kể cả ở thời nay, khi mọi người đều được học hành. Người Trung Quốc có câu "Không sai nhầm thì chẳng thành sách (無錯不成書 - Vô thác bt thành thư)", nghĩa là chẳng sách chữ Hán nào tránh khỏi sai nhầm trong việc dùng chữ. Cho tới nay tai nạn này vẫn tiếp tục tác hại trong ngành văn hóa, giáo dục và xuất bản ở Trung Quốc.

Khi in bộ Tuyển tập Mao Trạch Đông 4 tập, tổng cộng chỉ khoảng một triệu chữ, đã phải dùng 40 chuyên gia ngôn ngữ làm việc soát chữa chữ. Theo quy định, mỗi người phải soát chữa 5 lần phần bản thảo được phân công, nhưng thực tế họ đã phải soát chữa 10 lần mới đạt yêu cầu không có chữ sai. Năm 2007, bà Thiết Ngưng (铁凝) –– người tng làm Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc 15 năm nay (cấp bậc ngang Bộ trưởng) –– khi viết tay đề từ 4 chữ "Phong hoa chính mậu风华正茂 (Phong nhã hào hoa rt mc)" cho tp chí "M văn - 美文" có đối tượng đọc là hc sinh trung hc, đã viết ch Mu  vi b dưới là chữ Thú  (đúng ra phi viết ch M), khiến người đọc chẳng biết là chữ gì, tra tự điển cũng không thấy, dư luận "nổi sóng" tưởng là chữ mới xuất hiện.

Chủ tịch Viện Khoa học Trung Quốc Quách Mạt Nhược (được coi là người giỏi chữ Hán nhất) từng phàn nàn : "Tôi dùng chữ Hán đã 60 năm mà bây giờ đọc sách vẫn phải tra tự điển". Đúng thế, có những chữ nếu không tra tự điển hoặc không hỏi người khác thì nhìn chữ mà không biết đọc thế nào, nghĩa là gì, hoặc nghe đọc mà không viết ra chữ hoặc viết sai. Nhà Hán học người Đức nổi tiếng Wolfgang Kubin đi đâu cũng phải mang theo một cuốn tự điển chữ Hán. Học sinh Trung Quốc không ai không có tự điển chữ Hán –– loại sách được liên tục biên soạn và in nhiều lần, nhiều bản nhất ở nước này. Ngày nay điện thoại thông minh có thể thay cho tự điển, rất tiện mang theo người, giúp tránh được sai sót khi viết chữ.

Có nhiều nguyên nhân làm cho chữ Hán trở nên phức tạp và quá khó. Bài này chỉ nói về vấn đề Thói sùng bái quyền lực của người Hán cổ đại đã làm tăng tính phức tạp của chữ Hán.

Người Hán thời xưa đặc biệt sùng bái những nhân vật nắm quyền lực, trước hết là vua chúa. Đó là do họ được dạy rằng quyền lực là thứ thần linh ban cho một số người để cai trị dân chúng ; sùng bái quyền lực là sùng bái thần linh –– sức mạnh siêu nhiên chẳng ai dám chống lại.

Tư tưởng "Lễ giáo" trong học thuyết Khổng Tử đã củng cố thói xấu ấy. Xã hội chia làm các tầng lớp, kẻ ở tầng lớp dưới phải tuyệt đối phục tùng kẻ ở tầng lớp trên. Nước này không có tôn giáo riêng nhưng người dân đều có tín ngưỡng thờ tổ tiên gia tộc mình, toàn xã hội thờ tổ tiên dân tộc mình. Tổ tiên trở thành đại diện của quyền lực, của truyền thống dân tộc, và bị lợi dụng để ngăn cấm thế hệ sau làm trái với cái gọi là truyền thống. Hầu như bất cứ cái gì người xưa nghĩ, làm, viết ra đều được các đời sau cho là đúng, là kiểu mẫu noi theo. Ngay "Thánh nhân" Khổng Tử cũng nói mình chỉ "Thuật nhi bất tác", tức không sáng tác mới mà chỉ thuật lại những điều người xưa đã viết. Có thời người ta ca ngợi "Kỳ thư" (Sách lạ) Kinh Dịch ẩn chứa tất cả các khái niệm khoa học xưa nay và sau này, toàn bộ nội dung khoa học hiện có và chưa có của loài người đều được tổ tiên người Hán viết trong Kinh Dịch, chỉ đợi hậu thế khám phá ; vì thế dựa vào kinh điển này Trung Quốc sẽ bá chủ thế giới !

Chữ Hán viết thừa thiếu nét hoặc sai nét, sai bộ thủ, làm thành thứ chữ không có trong tự điển, được gọi là "Chữ sai" (错字, Thác T, cuozi). Như ch Cu  trong ch Nhim  b viết sai (tha nét) thành chữ Hoàn . Trong ví d trên, bà Thiết Ngưng phm phi loi sai lm này. y thế mà khi có dân mng Trung Quc đòi bà xin li, thì mt biên tp viên tp chí "M văn" li nói : "Mình mi người ta đề ch cho mình thìchng nên bình phm h viết thế nào !"

Chữ viết nhầm sang chữ khác có trong tự điển, gọi là "Chữ khác" (别字, Bit T, biezi). Ví d 按部就班 viết thành 按部就搬,  đây ch Ban viết sai thành ch Ban  (ch này có trong t điển), gây hiểu sai ý nghĩa. Hoặc chữ Tuý trong Tinh tuý 精粹 viết thành ch Tu , mchữ khác, có trong tự điển. "Chữ khác" là loại sai lầm dễ mắc nhất, tai hại nhất, người viết và người đọc thường không phát hiện ra.

Cả hai loại chữ sai nói trên gọi gộp là "Chữ Sai-khác " (错别字, Thác Bit T, cuobiezi). Hu như chng my ai tránh được Chữ Sai-khác, phổ biến đến mức mọi người phải thừa nhận : Đã viết sách thì không thể không có sai nhầm chữ nghĩa.

Người Việt Nam ta cũng hay viết sai chữ Hán. Tết Đinh Dậu (2017), tôi đến thăm một quán trong "Hội chữ" ở Văn Miếu, thấy thầy đồ chủ quán đang cặm cụi viết chữ cuối cùng trong bức thư họa 4 chữ Hán "Phúc thọ vô biên" cho một khách ngồi chờ. Tôi phát hiện : đáng lẽ phải dùng chữ "biên"  trong "biên gii" thì thy đồ lại viết chữ "biên"  trong "biên tp", mc dù thy có mt cun T đin Hán-Vit. Khi tôi khhi sao li dùng ch "biên"  này thì thy gi v không nghe thy. Tôi lng l b đi vi ý nghĩ chng nên làm thy xu h, ch đã viết xong, sa li s tn công, vả lại khách mua không biết chữ Hán cho nên viết sai cũng chẳng sao, hơn nữa bên cạnh mỗi chữ vuông thầy đã ghi kèm từ Hán-Việt khổ chữ nhỏ rồi, người ta đọc chữ Quốc ngữ chứ mấy ai đọc chữ Hán. Ở đây thầy đồ đã phạm lỗi viết "Chữ Khác" mà chẳng biết ; vì thấy chữ  có trong t đin, thy đinh ninh mình viết đúng.

Lẽ ra viết hoặc đọc sai chữ thì sửa, chứ đâu có gì ghê gớm không sửa được. Nhưng khi kẻ phạm lỗi sai ấy là kẻ có địa vị cao thì người Hán cổ vốn quen sùng bái quyền lực lại không dám nói đương sự sai, mà nghĩ ra lắm mẹo bậy bạ để bào chữa rằng đương sự đúng, điều đó đem lại hậu quả tai hại làm cho chữ Hán trở nên phức tạp hơn.

Chẳng hạn khi kẻ ở tầng lớp trên viết sai chữ thì người ta ngụy biện rằng đấy chẳng qua chỉ là đương sự cố ý dùng chữ khác thay cho chữ thường dùng (gọi là Bản tự - 本字, ch gc) mà thôi, ch không phi là nhm ln gì c. Th "Ch Sai-khác" y còn được gi là "Thông Giả Tự , tức Chữ Thông giả" (通假字, Tongjiazi). Đây là mt biu hin ca tâm lý sùng bái quyn lc cùng thói xu nnh và nguỵ biện của người Hán cổ đại. Tư tưởng Lễ giáo của Khổng Tử buộc thần dân luôn phải nghĩ rằng kẻ có quyền lực bao giờ cũng đúng, kể cả trong lĩnh vực chữ viết.

Kiểu tư duy phi logic ấy mang lại hậu quả cực kỳ tai hại, làm cho chữ Hán đã phức tạp lại càng thêm rối rắm phức tạp –– góp phần sinh ra chữ đa âm đa nghĩa, một tai họa khiến cho chữ Hán vốn đã kém chính xác lại càng kém chính xác và càng khó học khó dùng. Thư tịch cổ Trung Quốc vốn dĩ đều viết theo thể văn "Văn ngôn" quá ư vắn tắt khó hiểu, cả bộ sách viết liền tù tỳ một dòng, không có ngắt câu, không xuống dòng, không viết hoa, chẳng biết đâu là chủ ngữ, vị ngữ… lại có nhiều chữ Thông giả, làm cho thư tịch cổ trở nên cực khó hiểu, dễ hiểu nhầm.

Thư tịch cổ có chép "Chuyện Tăng Tử giết lợn" của Hàn Phi Tử. Tăng Tử (505 – 435 trước công nguyên) là triết gia nổi tiếng Trung Quốc, một trong 4 học trò của Khổng Tử được thờ trong Khổng miếu, được tôn vinh là "Tôn thánh", chỉ sau "Phục thánh" Nhan Uyên. Câu chuyện đại để như sau :

Vợ Tăng Tử đi chợ, con trai nhỏ khóc đòi theo. Bà dỗ : "Con về nhà đi, lát nữa mẹ đi chợ về sẽ làm thịt con lợn cho con ăn !" Khi đi chợ về, thấy chồng vào chuồng bắt lợn, bà ngăn lại, phân vua "Tôi dỗ nó thế thôi, chứ có định giết lợn đâu". Tăng Tử nói : "Không được dạy trẻ con thói dối trá ! Người lớn nói gì thì phải làm thế !" Nói đoạn ông bắt con lợn ra chọc tiết.

Trong sách cổ, câu "Con về nhà đi…" nguyên văn viết "女還,顧反為女殺彘".  đây ch th nht và th 6 () l ra phi là ch Nh  [rǔ] (tc , đại t nhân xưng ngôi th hai), nhưng do viết nhầm (thiếu bộ thủy), chỉ còn lại chữ Nữ  [nǚ] (đàn bà, con gái), đọc lên rt vô lý. Có thđoán ngay là viết sai ch, định viết nhưng li viết . Như vy  là Chữ Khác của . Song le chng l con cháu li dám nói t tiên viết sai ư ? Để gi truyn thng không được phép chê trách tổ tiên, thế là ai đó đưa ra giải thích nguỵ biện : Đây là các cụ dùng chữ  thay cho ch mà thôi, hai ch này có nghĩa như nhau, đều là  (đại t nhân xưng ngôi th hai, tiếng Anh : you).  đây  là "Thông gi tự" dùng thay cho "Bản tự" .

Lời phán ấy được mọi người hả hê công nhận. Từ đó trở đi chữ Nữ  mc nhiên có thêm mt nghĩa na là , và mt âm đọc na là [rǔ]. Tch ch có mt âm mt nghĩa, nay  có thêm âm và nghĩa th hai, thành ch đa âm đa nghĩa. Rt cuc ch vì sùng bái tổ tiên mà người học chữ Hán phải khổ sở gánh thêm một gánh nặng : Buộc phải nhớ cái nội dung mới thêm ấy. Đa âm đa nghĩa làm cho chữ Hán trở nên kém chính xác, rất khó học khó dùng.

Trong sách Luận Ngữ cũng có câu "唯女子與小人為難養也,近之則不遜,遠之則怨 Duy n t d tiểu nhân vi nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán". Có nhiều cách hiểu câu này, ví dụ cách hiểu : "Đàn bà và tiểu nhân đều rất khó trau dồi tính khí khái chính trực, rất khó tu dưỡng mình. Cho nên khi chung sống với họ, (người quân tử) phải chú ý giữ khoảng cách ; gần họ thì dễ khiến họ thất lễ ; xa họ lại dễ khiến họ oán giận". Song le, vì giải thích như thế có nghĩa là chê Khổng Tử khinh miệt phụ nữ nên có người nguỵ biện : Chữ "nữ"  đây vn làch "nhữ", nghĩa là  nhưng tác gi không viết , mà c ý viết "". Rt cuc câu nói trên ch là li thy Khng mng các hc trò : "Bn ngươi là đồ khó dy bo, (ta) gn các ngươi thì các ngươi nhn nhã, (ta) xa các ngươi thì các ngươi oán trách (ta) !" –– câu này hoàn toàn không có ý khinh mit ph n. Một cách giải thích làm bùi tai những người tin vào học thuyết Khổng Tử.

Cũng có thuyết giải thích sự việc kể trên theo hướng khác, như thuyết đọc theo phương ngữ, thuyết chữ Hán ngày xưa chưa hoàn thiện… nhưng theo chúng tôi, cách giải thích theo thuyết "Chữ Thông giả" hợp lý hơn cả. Thuyết này đại diện cho tư duy phi logic, tâm lý sùng bái tổ tiên, sùng bái quyền lực của người Hán thời xưa.

Đọc sai chữ cũng vậy. Sách xưa kể chuyện một lần vua nhà Thanh du hành Tô Châu, khi đi qua cái cổng lớn có đắp chữ 滸墅關, nhà vua cao hng đọc [xǔ shù guān] ;  đây ch  ngài đọc là [xǔ]. Các đại thn đi theo há hc mm ngc nhiên, biết là nhà vua nhm chvi ch  ; xưa nay  đều đọc [hǔ]. Nhưng ai dám bo vua sai ? Và thế là sau đó gii quan li-hc gi "sáng tác" ra quan điểm : Chữ  ngoài âm [hǔ] (H) và nghĩa "b nước" ra, nay có thêm âm th hai là [xǔ] (Ha) và nghĩa th hai là tên mt địa đim  Tô Châu. Ch  vn đơn âm đơn nghĩa bng tr thành đa âm đa nghĩa, nghĩa là thêm rc ri, làm kh người hc và dùng ch !

Cách đây ít lâu kẻ viết bài này đọc báo Trung văn gặp từ 苗圩 là tên ca B trưởng B Công nghip và Thông tin Trung Quc ; phi tra t đin mi biếtlà ch đa âm đa nghĩa, có hai âm đọc là [xū] và [wéi] ; vy tên ông này nên đọc thế nào ? Phi vào Google, gõ (tiếng Anh) hỏi tên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc là gì, mới tìm thấy giải đáp : Miao Wei. Nếu không có Internet thì chịu chết.

Hán ngữ có không ít chữ Thông giả. "Luận Ngữ thập tắc" có câu 子曰 "學而時習之,不亦說乎?"  đây ch "Thuyết"  [shuo] (nói) là Thông giả tự của chữ "Duyệt"  [yuè] (vui mng). Tht vô lý : t dưng ch vì tác gi Lun Ng viết nhm ch  thành  mà t đó tr đi ch  trthành ch đa âm đa nghĩa : có thêm nghĩa mi (vui mng) và âm đọc mi [yuè].

Sách "Từ Hải" thu gom được 2641 chữ đa âm, trong đó 2112 chữ có hai âm, 422 chữ ba âm, 81 chữ 4 âm, 18 chữ 5 âm, 7 chữ 6 âm, và một chữ có 8 âm đọc –– đó là chữ. Hc thuc 2641 ch y qu là mt cc hình. Sách "Thông gi t đại toàn" (T đin Thông gi t) lit kê hơn 200 Thông gi t thường dùng –– một con số làm nản lòng người học chữ Hán.

Chữ đa âm đa nghĩa chiếm khoảng 10% tổng số chữ Hán –– chẳng những là gánh nặng quá lớn cho người học chữ mà còn làm cho chữ Hán kém chính xác, và do đó khó có thể quốc tế hóa được. Hậu quả làm cho văn hóa Trung Quốc khó truyền bá ra thế giới, sức mạnh mềm của nước này khó có thể tăng theo sức mạnh cứng. Trung văn là một trong 6 ngôn ngữ làm việc của Liên Hợp Quốc, nhưng tỷ lệ dùng chữ Hán ở tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới này chưa được 1%, trong khi tỷ lệ dùng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha là 80, 15 và 4%. Điều đó góp phần làm cho người Trung Quốc hiện nay vẫn thiếu tự tin về nền văn hóa truyền thống của họ.

Có thể nói : Không có thầy dạy, không có công cụ tra cứu thì khó có thể đọc, viết, hiểu chính xác chữ Hán và do đó khó hiểu đúng các thư tịch cổ. Người Trung Quốc đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức tìm cách sửa cho chữ Hán chính xác hơn, nhưng chưa đạt kết quả như ý, vì nhược điểm đó đã tồn tại quá lâu. Giới học giả thừa biết Chữ Thông giả làm cho chữ Hán phức tạp hơn, nhưng họ không ngăn cản được. Tất cả chỉ vì giai cấp phong kiến chủ trương dùng chữ Hán làm công cụ độc quyền kìm kẹp trí tuệ của dân, thực hiện ngu dân để chúng dễ bề cai trị. Mặt khác, cũng rất khó trừ bỏ được tâm lý sùng bái quyền lực trong xã hội cũ.

Giáo sư Tô Bồi Thành, Hội trưởng Hội Hiện đại hóa Ngữ văn Trung Quốc nói : Ngày xưa người Trung Quốc cho rằng chữ Hán là "báu vật - 寶貝(của văn minh cổ đại). Ngày nay học giả Trung Quốc hiện đại nói chữ Hán vừa là "báu vật" (của văn minh cổ đại) lại vừa là "gánh nặng包袱" (ca văn minh hin đại). Nhận thức như vậy là một bước tiến rất lớn.

Thế nhưng cho tới nay giới học giả Trung Quốc vẫn chưa tìm ra cách giải quyết "gánh nặng" nói trên ; có lẽ các thế hệ sau sẽ làm tiếp nhiệm vụ ấy.

Tóm lại, thói sùng bái quyền lực của người Hán cổ đại đã mang lại tai họa lớn cho ngôn ngữ của họ. Phải chăng nó cũng là nguồn gốc gây ra truyền thống chính trị chuyên chế, độc đoán ?

Nguyễn Hải Hoành 

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 10/04/2022

[1] Ở đây từ "Hán" được dùng như một khái niệm chính trị, không phải khái niệm chủng tộc. Xem : Vũ Đức Liêm "Tộc người Hán : Một bản sắc được kiến tạo".