Nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục nổ bạt mạng hơn cả Xuân Phúc (Trân Văn, Dương Ngọc Thái, Huy Đức, ICT)
Xin đừng hót những lời chim chóc mãi
Ðừng lớn lối khi dân lành ốm đói
Vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn…
‘Chỗ ngồi’ làm người ta quên họ là ai, như thế nào ?
Trân Văn, VOA, 24/01/2022
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Thông tin Truyền thông của Việt Nam lại khuấy động dư luận thêm một lần nữa khi đưa ra hàng loạt tuyên bố tạiHội nghị Tổng kết năm 2021 của Khối Truyền thông :
Việt Nam phải nằmtrong nhóm quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ 6G ! Thay vì đi theo, từ nay viễn thông phải đi đầu về phát triển mạng 5G, 6G của thế giới ! Phảinghiên cứu sản xuất thành công thiết bị 5G, 6G, thiết bị truyền dẫn, thiết bị đầu cuối (1) !
***
Sau khi đăng chân dung ông Nguyễn Mạnh Hùng, Văn Khiêm Bùi giới thiệu :Đây là Bộtrưởng Thông tin và truyền thông, người từng khẳng định, đến năm 2020, 90 triệu dân Việt Nam sẽ dùng mạng xã hội Việt Nam. Đây cũng là người từng phung phí ngân sách do nhân dân đóng góp vào Gapo - 500 tỉ, Lotus - 1.200 tỉ. Bây giờ, ông ta tuyên bố sẽ dẫn đầu thế giới trong phát triển 6G. Nếu tôi là lãnh đạo thì ôngta đã trở thành thành viên của Câu lạc bộ Juventus- Câu lạc bộ mà đồng phục có sọc giống như đồng phục tù nhân ở Việt Nam - – rồi (2) !
Trước những tuyên bố của ông Hùng về Việt Nam và công nghệ 6G, khá nhiều người sử dụng mạng xã hội đã so sánh hệ thống viễn thông ở Việt Nam và mỉa mai như Nguyen Trung :Ý của ông Hùng là mọi người nên tự lo một cái điện thoại hai SIM, hai sóng có setting chức năng 3G, cộng lại sẽ thành 6G ! Có gì đâu mà hổm nay mọi người rần rần dữ vậy ? À cho em hỏi là 120.000 x 100 triệu thì bằng bao nhiêu vậy ? Sếp của em tính hoài hổng ra luôn. Sếp tính sai năm lần, bảy lượt rồi đó (3) !
Bên cạnh đó, có không ít người thắc mắc như Nguyễn Đức Hiền :Đã nổ sao không nổ lên 10G luôn ? Mạng Lo-tụt (Lotus) và Gà-phò (Gapo) của ông hiện nay sao rồi ? -và than Kể từ ngày lên Bộ trưởng Thông tin và truyền thông, lão này bị ngáo đá như bọn đa cấp (4).
Chẳng phải chỉ có Nguyễn Đức Hiền cảm nhận như thế, Huynh Ngoc Chenh cũng đưa ra nhận định gần giống như vậy về ông Hùng :Từ ngày được lên làm bộ trưởng, hưng phấn quá nên liên tục tăng động. Thương (5) !
Tương tự, Xuan Phu La kể chuyện :Đang đọc tường thuật về những tuyên bố của ông Hùng tại một quán cà phê vỉa hè ở trung tâm Biên Hòa thì Iphone tụt xuống còn 3G– có đính kèm ảnh minh họa.
Đó là lý do Xuan Phu La không thể không ôn lại những tuyên bố rất dõng dạc của ông Hùng từ 2019 tới giờ như :‘Não người Việt không nằm ở Việt Nam sẽ nguy hiểm tới an ninh quốc gia’, hay : ‘90 triệu người Việt sẽ dùng mạng trong nước vào năm 2020’, hay : ‘Báo chí phải làm ngược, vừa làm giống và vừa làm khác mạng xã hội để có nguồn thu tăng lên gấp ba lần’, Xuan Phu La đề nghị ông Hùng cho biết các mạng xã hội trong nước từng được bơm rất nhiều tiền như : Gapo, Lotus, HahaLolo, hiện giờ sống chết ra sao (?) và nhắn thêm, hy vọng ông Hùng thông cảm để đỡ phải giật mình :Tôi, dân Biên Hòa, trước 1975có nhà gần kho bom sân bay quân sự BiênHòa và gần kho đạn Long Bình, từng nghe bom đạn nổ rần trời đất rồi bộ trưởng ơi (6) !
Cũng có những người như Huyền Lê, khuyên giới hữu trách đừng nghe ông Hùng xúi dại bởi điều đó chẳng khác gì đứa trẻ con nhà nghèo đòi cha mẹ sắm những thứ mới nhất.Theo Huyền, những tuyên bố kiểu ‘ra vẻ’ mà thiên hạ gọi là "nổ" ấy cho thấy khả năng điều hành ở tầm vĩ mô của giới lãnh đạo kém và không thật sự vì đất nước, vì nhân dân,hoặc giống như một số doanh nhân nổi tiếng – bày trò để lừa đảo, chiếm đoạt tiền bạc, tài sản của dân thôi(7) !
***
Cũng thảo luận về ‘6G’, Huy Đức tiết lộ :Các nhà mạng đã rất tốn kém vì phải nghe lời ông Hùng thử nghiệm các "gờ". Khi còn ở Viettel, ông Hùng đã thất bại với mạng Mocha mà lên Bộ trưởng, ông còn bắt làm thêm Lotus. Ngay cả Zalo dù có hàng chục triệu người dùng thì nó cũng chỉ là một ứng dụng liên lạc qua Internet chứ không thể thành ‘mạng xã hội’. Điều quan trọng hơn, ngay cả Zalo, Mocha hay Lotus dẫu có thành công thì vẫn chỉ là một thứ ao tù, không thể là một phần để ‘đấu nối’ người Việt với cộng đồng quốc tế.
Ba, bốn năm trước, khi ông Hùng "đe dọa", Việt Nam "lỡ con tàu 4.0", một đàn anh trong bộ, một chuyên gia hàng đầu về viễn thông, nói với tôi, "Yên tâm đi, Việt Nam không lỡ con tàu ấy đâu vì nếu Việt Nam không đi thì nó vẫn nằm ở ga chứ thế giới có ai đi đâu". Vì sao các quốc gia hàng đầu về viễn thông người ta không cần chạy đua 5G hay 6G, ông Hùng quá biết.
Rồi nhắn ông Hùng :Ông làm bộ trưởng mà không biết tư duy chính sách để phát triển ngành mình, chỉ nghĩ được các lỗ thủng hút tiền của ngành rồi nổ.Công nghệ là để phục vụ phát triển chứ không phải phục vụ chính trị ở mức độ nói cho sướng mồm. Cái thời, ông Phạm Tuân ‘quá giang’ lên vũ trụ dân đã bảo, "Bo bo còn độn với mì, mi lên vũ trụ làm gì hở Tuân…". Dân bây giờ rõ là còn thông minh hơn thời 1980s ông ạ.
Thủ tướng đương nhiệm gần như không còn nói đến 4.0. Hy vọng là ông sẽ tham vấn những người thực sự hiểu biết để đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên kinh tế số một cách biết mình, biết người ; biết chọn những bước đi thực sự đột phá nhưng thích hợp.
Xin đừng hót những lời chim chóc mãi
Ðừng lớn lối khi dân lành ốm đói
Vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn…"
(Nguyễn Duy, Nhìn từ xa… Tổ quốc !, 1989) (8).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 24/01/2022
Chú thích :
(2) https://www.facebook.com/vankhiem.bui.96/posts/946891372867867
(3)
https://www.facebook.com/groups/nguyenvandaiandfriends/permalink/668421917670970/
(4) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=4435058516604055&id=100002998514989
(5) https://www.facebook.com/1763201593/posts/10209687156453356/
(6) https://www.facebook.com/1848931999/posts/10215243012069132/
(7) https://www.facebook.com/100005604226887/posts/1757351794461611/
(8) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/4612251912143287
***************************
Việt Nam và 5G
Nhân dịp nhà báo Huy Đức bàn về Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và công nghệ 5G, tôi muốn cung cấp một số thông tin để rộng đường dư luận. Tôi đã gửi bài này cho nhà báo Huy Đức và Đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, người đã từng chất vấn Bộ trưởng Hùng về 5G.
Thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh : kinhtedothi.vn
3GPP là tổ chức chịu trách nhiệm nghiên cứu phát triển công nghệ viễn thông cho cả thế giới. 3G, 4G, 5G cũng từ đây mà ra. Dữ liệu từ 3GPP cho thấy đóng góp của Việt Nam cho quá trình nghiên cứu phát triển 5G là con số không tròn trĩnh.
754 công ty thành viên của 3GPP từ 45 quốc gia bắt đầu xây dựng chuẩn 5G từ cuối năm 2016. Các tập đoàn hàng đầu như Huawei, Qualcomm, Ericsson, Nokia, v.v. đã chi hàng tỉ USD đầu tư nghiên cứu. Họ cạnh tranh với nhau bằng những đóng góp kỹ thuật gọi là TDoc. 3GPP công bố đầy đủ ai đóng góp cái gì.
Tôi không tìm thấy đóng góp nào của Việt Nam. Cũng đúng thôi, muốn đóng góp phải là thành viên chính thức, nhưng tôi không thấy có tổ chức hay doanh nghiệp Việt Nam nào là thành viên của 3GPP. Trong các thống kê về bằng phát minh công nghệ 5G, tôi cũng không thấy công ty, tổ chức nào đến từ Việt Nam.
Ở Việt Nam người ta hay dùng từ "làm chủ công nghệ". Tôi hiểu làm chủ là có đủ sức ảnh hưởng để thay đổi công nghệ phát triển theo ý đồ của mình. Đó là lý do các hãng tập trung đóng góp qua TDoc, vì đây là cách họ tạo ảnh hưởng để điều chỉnh công nghệ theo hướng có lợi cho họ nhất.
Vì không có đóng góp vào công nghệ lõi 5G, Việt Nam hoàn toàn không có khả năng này, tức là thế giới làm ra sao mình sẽ xài vậy, có thể sẽ thay đổi chút xíu cho đúng với "định hướng xã hội chủ nghĩa", nhưng hoàn toàn không có quyền quyết định gì đối với sự phát triển của công nghệ lõi.
Ngoài 3GPP, còn có một tổ chức liên quan đến 5G là O-RAN Alliance. Viettel, VinSmart (đã giải thể), Mobifone và VNPT là thành viên của tổ chức này. O-RAN Alliance được thành lập năm 2018 để tạo ra một thiết kế mở cho RAN (Radio Access Network).
Trong kiến trúc mạng di động, RAN là phần quan trọng, kết nối thiết bị của người dùng vào mạng lưới của nhà mạng. RAN bao gồm rất nhiều phần cứng, phần mềm phức tạp. Trước đây, muốn xây dựng RAN nhà mạng phải mua giải pháp trọn gói của Nokia, Ericsson hay Huawei. Thiết bị của hãng này không chạy được với hãng kia, khiến các nhà mạng hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty cung cấp giải pháp.
O-RAN Alliance đặt mục tiêu thay đổi tình trạng này bằng cách tạo ra tiêu chuẩn mở, giao diện mở, phần mềm, phần cứng mở. Các nhà mạng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, từ đó giảm lệ thuộc và chi phí vận hành đầu tư. Do đó việc các nhà mạng Việt Nam tham gia O-RAN Alliance là một chiến lược đúng, nhất là trong bối cảnh giải pháp của Huawei tuy rẻ nhưng đem lại nhiều lo ngại về an ninh.
Nhưng tham gia O-RAN không có nghĩa Việt Nam dẫn đầu thế giới về 5G. Ngoài Việt Nam, O-RAN Alliance đã có hơn 200 thành viên. Trong các báo cáo và tiêu chuẩn đã công bố của O-RAN, tôi không tìm thấy tên người Việt hay công ty Việt trong danh sách tác giả. Việt Nam cũng không có đại diện trong Board of Directors của O-RAN.
Tức là nhiều khả năng, cũng như 3GPP, Việt Nam chỉ dùng lại những gì O-RAN Alliance cung cấp sẵn, có rất ít hoặc không có ảnh hưởng gì đến những tiêu chuẩn công nghệ do tổ chức này tạo ra. Tôi hi vọng tôi sai và có ai đó sẽ chỉ ra đóng góp lớn của Việt Nam.
Trong số các nhà mạng Việt Nam, Viettel có nhiều tuyên bố nhất về 5G. Tháng 1/2020, Viettel trình diễn cuộc gọi 5G "Make in Vietnam" đầu tiên, tuyên bố chỉ sau sáu tháng nghiên cứu đã sản xuất thành công thiết bị 5G, trở thành công ty thứ sáu trên thế giới có khả năng này, ngang hàng với những Nokia, Ericsson, Huawei, Samsung, ZTE. Báo chí nước nhà hoan hỉ loan tin Việt Nam đã trở thành cường quốc đứng thứ năm thế giới về 5G, trong khi chuyên gia bày tỏ nghi ngờ.
Viettel nói họ đã chế tạo thành công trạm thu phát sóng 5G gNodeB. Tôi không biết họ đã làm gì, tôi chỉ biết là ai cũng có thể tự "sản xuất" gNodeB, sử dụng phần mềm mã nguồn mở và phần cứng mua ở chợ. Bạn hoàn toàn có thể trình diễn cuộc gọi 5G như Viettel đã làm và trở thành quốc gia thứ sáu sản xuất thành công thiết bị 5G.
Thành viên sáng lập của O-RAN Alliances là năm nhà mạng viễn thông thuộc hàng lớn nhất thế giới : AT&T của Mỹ, China Mobile của Trung Quốc, Deutsche Telekom của Đức, NTT DOCOMO của Nhật và Orange của Pháp. Câu hỏi tự nhiên là sao họ không sản xuất thiết bị như Viettel ? Phải chăng Viettel quá siêu, làm được những điều thần kỳ mà các tập đoàn này không thể làm ?
Nói vậy không có nghĩa Viettel không có đầu tư nghiên cứu gì. Trong một báo cáo nhan đề "Xu hướng 5G Open-RAN @ Thiết bị mạng 5G MAKE-IN-VIETNAM" ghi ngày 18/11/2020, Viettel cho biết họ đã bắt đầu nghiên cứu gNodeB từ đầu năm 2018. Họ không ghi phiên bản trình diễn vào tháng 1/2020 sử dụng giải pháp gì, kế hoạch đến tháng 6/2021 sẽ dùng O-RAN.
Bộ giao thức 5G bao gồm 3 lớp. Trong một trình diễn vào tháng 1/2021 ở Mobile World Congress Thượng Hải, Viettel cho biết họ tự chế tạo phần mềm cho lớp 2, lớp 3 chạy trên Linux x86 và phần cứng cho lớp 1 theo chuẩn của O-RAN.
Rất khó để biết chính xác Viettel làm được gì. Như tôi đã nói ở trên, có nhiều phần mềm mã nguồn mở cho 5G, ai cũng có thể tải về xài. Về phần cứng, cũng có nhiều nhà cung cấp. Muốn đạt tốc độ cao, 5G cần công nghệ thiết kế và sản xuất chip mà Việt Nam hoàn toàn không có. Demo của Viettel ở Thượng Hải chỉ đạt tốc độ download 572Mbps, bằng 1/8 so với trình diễn sử dụng thiết bị của Ericsson.
Cuối cùng, có một nhập nhằng trong câu chuyện thương mại hóa 5G. Việt Nam có thể thương mại hóa 5G sử dụng thiết bị nước ngoài. Ngoài Ericsson, Viettel cũng đang thử nghiệm ở Đà Nẵng với Samsung. Cái này dễ làm, vì chỉ cần bỏ tiền ra mua. Câu hỏi là có nên làm 5G ngay bây giờ không ? Tôi sẽ quay lại vấn đề này vào một dịp khác.
Còn câu chuyện mà Viettel nói là thương mại hóa bằng thiết bị do họ tự nghiên cứu sản xuất. Nếu họ làm được thì cũng đáng mừng, nhưng ngay cả như vậy cũng không cho thấy Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu thế giới về 5G, một công nghệ mà chúng ta không có đóng góp gì.
Không tìm thấy đóng góp của Việt Nam. Bà con có thể tự tìm ở đây.
Đóng góp của Huawei.
Thống kê bằng phát minh liên quan đến 5G đến tháng 11/2021 của IPLytics, dựa vào dữ liệu của ETSI.
Dương Ngọc Thái
Nguồn : vnhacker.blogspot, 21/01/2022
***********************
"Xin đừng hót những lời chim chóc mãi…"
Huy Đức, 18/01/2022
Ngồi cafe khu vực Nguyễn Thị Minh Khai - Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn, điện thoại hiện lên 5G, nhưng chỉ cách đó chừng dăm trăm mét, điện thoại của ta chỉ có 4G. Để 5G hay 6G có ý nghĩa cả nước phải dày đặc "sóng".
Các nhà mạng đã rất tốn kém vì phải nghe lời ông Hùng thử nghiệm các "gờ". Khi còn ở Viettel, ông Hùng đã thất bại với mạng Mocha mà lên Bộ trưởng, ông còn bắt làm thêm Lotus. Ngay cả Zalo dù có hàng chục triệu người dùng thì nó cũng chỉ là một ứng dụng liên lạc qua internet chứ không thể thành "mạng xã hội".
Điều quan trọng hơn, ngay cả Zalo, Mocha hay Lotus dẫu có thành công thì nó vẫn chỉ là một thứ ao tù, không thể là một phần để "đấu nối" người Việt với cộng đồng quốc tế.
Ba, bốn năm trước, khi ông Hùng "đe dọa", Việt Nam "lỡ con tàu 4.0", một đàn anh trong Bộ, một chuyên gia hàng đầu về Viễn thông, nói với tôi, "Yên tâm đi, Việt Nam không lỡ con tàu ấy đâu vì nếu Việt Nam không đi thì nó vẫn nằm ở ga chứ thế giới có ai đi đâu". Vì sao các quốc gia hàng đầu về viễn thông người ta không cần chạy đua 5G hay 6G, ông Hùng quá biết.
Ông làm bộ trưởng mà không biết tư duy chính sách để phát triển ngành mình mà chỉ nghĩ được các lỗ thủng hút tiền của ngành rồi nổ.
Công nghệ là để phục vụ phát triển chứ không phải phục vụ chính trị ở mức độ nói cho sướng mồm. Cái thời, ông Phạm Tuân "quá giang" lên vũ trụ dân đã bảo, "Bo bo còn độn với mì, mi lên vũ trụ làm gì hở Tuân..". Dân bây giờ rõ là còn thông minh hơn thời 1980s ông ạ.
Thủ tướng đương nhiệm gần như không còn nói đến 4.0. Hy vọng là ông sẽ tham vấn những người thực sự hiểu biết để đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên kinh tế số một cách biết mình, biết người ; biết chọn những bước đi thực sự đột phá nhưng thích hợp.
"Xin đừng hót những lời chim chóc mãi/ Ðừng lớn lối khi dân lành ốm đói/ Vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn..".(Nguyễn Duy, Nhìn Từ Xa Tổ Quốc).
PS : Đừng ngạc nhiên khi status này và account của tôi có thể bị thổi bay. Thành tựu lớn nhất mà ông Tuấn và ông Hùng làm được là áp lực để Facebook gỡ những bài viết góp ý thành tâm cho đất nước.
Huy Đức
Nguồn : osinhuyduc, 18/01/2022
***********************
Việt Nam sẽ đi đầu về 6G, viễn thông bước vào đổi mới lần 2
Nhóm phóng viên ICT, VietnamNet, 17/01/2022
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, phải khởi động nghiên cứu 6G trong năm 2022 và đưa Việt Nam nằm trong top đầu thế giới về công nghệ 6G.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Ngày 14/1/2021, Vụ Công nghệ Thông tin và khối các đơn vị viễn thông của Bộ Thông tin và truyền thông đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, 5 đơn vị triển khai kế hoạch này thuộc lĩnh vực hạ tầng và tạo ra không gian số. Không gian số đứng trên hạ tầng và khối này còn bao phủ đến phần công nghiệp đang có quy mô 136 tỷ USD/năm và có 64.000 doanh nghiệp công nghệ số. Nhiều doanh nghiệp công nghệ số đang làm cho các công ty đa quốc gia mà hợp tác với các doanh nghiệp Việt sẽ rất hiệu quả.
Bộ trưởng nhấn mạnh, cần phải nâng cao nội hàm Make in Vietnam lên 30% và phải có sản phẩm công nghệ cao tiêu biểu của Việt Nam như 5G.
Cục Viễn thông phải chuyển hoạt động quản lý sang dẫn dắt điều hành, tạo động lực phát triển. Viễn thông đã đi ngang mấy năm nay và cần không gian mới để phát triển. Cloud Computing và Digital Platform sẽ là không gian mới sẽ tăng trưởng nhanh hơn viễn thông truyền thống. Hạ tầng quan trọng nhất của hạ tầng số là Cloud Computing. Thị trường Cloud Computing sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn và sẽ vượt doanh thu viễn thông.
Viễn thông sẽ chuyển sang hạ tầng số, nhưng phải dọn rác viễn thông năm 2022. Việc các nhà mạng xử lý SIM rác doanh thu không những không giảm mà còn tạo ra không gian mới. Nếu giải xong thì hạ tầng đó, thuê bao đó trở thành hạ tầng của nền kinh tế và thuê bao định danh.
Bộ trưởng cũng đưa ra lời tuyên bố Việt Nam sẽ chính thức triển khai 6G. Việt Nam là 1 trong 10 nước đầu tiên trên thế giới có Ban chỉ đạo 6G. Việt Nam phải đi cùng top đầu thế giới về công nghệ 6G. Tần số sẽ được Bộ Thông tin và truyền thông cấp phép có thể vào năm 2028 trước khi thương mại hóa 6G.
Viễn thông cần có sự đổi mới lần 2 sau 30 năm. Hạ tầng viễn thông trở thành hạ tầng số. Lần đổi mới này sẽ vẫn lấy tinh thần đổi mới của lần thứ nhất là công nghệ hiện đại, đi trong nhóm đầu của thế giới, hạ tầng đi trước. Hạ tầng viễn thông, hạ tầng số phải thuộc nhóm dẫn đầu thế giới, lọt vào top 30 năm 2025. Chất lượng mạng lưới phải tương đương với các nước phát triển.
"Lãnh đạo Bộ tin tưởng vào các đồng chí, tin rằng các doanh nghiệp, đơn vị khối viễn thông sẽ có những đổi mới quan trọng để bứt phá vươn lên. Lĩnh vực viễn thông có bứt phá vươn lên thì đất nước chúng ta mới có thể bứt phá vươn lên. Lĩnh vực của các đồng chí là hạ tầng cho sự bứt phá vươn lên. Đó là hạ tầng số để thúc đẩy chuyển đổi số. Sau một năm nữa viễn thông Việt Nam sẽ đổi khác", Bộ trưởng nói.
Trước chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Phạm Đức Long nhấn mạnh, đây không chỉ là mục tiêu của các cục, vụ của Bộ Thông tin và truyền thông mà là mục tiêu của ngành viễn thông.
"Các doanh nghiệp phải đồng hành thực hiện. Đây là trách nhiệm và là sứ mệnh của các doanh nghiệp. Không chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới mang trong mình sứ mệnh này, kể cả các doanh nghiệp tư nhân cũng vậy. Chúng ta phải mang trong mình sứ mệnh để thúc đẩy sự phát triển của ngành, của hạ tầng số trong tương lai" Thứ trưởng Phạm Đức Long nói.
Nhóm phóng viên ICT
Nguồn : VietnamNet, 17/01/2022