Có nên sợ Trung Quốc ? (Hoàng Quốc Dũng)
Tuy nhiên, Trung Quốc là một nước cộng sản độc tài, không có dân chủ. Cũng giống hệt như các nước cộng sản khác, sự ổn định của Trung Quốc không phải là một cân bằng bền. Những đột biết bất ngờ lúc nào cũng có thể xẩy ra, gây những bất ổn khổng lồ, có thể làm tiêu tan mộng bá quyền của kẻ độc tài.
Cách đây 2 năm tôi cũng có viết 1 bài về chuyện này
https://www.facebook.com/quocdung.hoang.319/posts/2656009801388155
Hôm nay đây tôi thấy xu hướng vẫn thế, tức là Trung Quốc vẫn đang là một mối đe dọa với thế giới nói chung.
Trước những phát triển ngoạn mục của Trung Quốc về kinh tế và khoa học kỹ thuật, gần như là chắc chắn : thế kỷ XXI là thế kỷ của Trung Quốc.
Khi tôi mới đến Pháp, 1990, đồ tiêu dùng của Trung Quốc bên Pháp rất ít. Bây giờ thì ngược lại, nó tràn lan khắp nơi và phải nói rõ là khó có thể tránh đồ của Trung Quốc. Cho đến nay, tôi chỉ có thể tránh được đồ của Trung Quốc khi mua những món hàng lớn như điện thoại, các máy lớn trong gia đình, quần áo vì khi mua những món hàng này tôi có ý thức để tránh đồ Trung Quốc. Còn lại đa số các món hàng khác, tôi đều bị dính đòn.
Tôi rất hay đi lại ở các nước Châu Âu và cũng thấy, đặc biệt ở Đông Âu, bạt ngàn đồ Trung Quốc. Chợ bán đồ (đa số của Trung Quốc), rộng mênh mông, bạt ngàn và rất nghịch lý thay là rất nhiều người Việt Nam buôn bán ở các chợ này.
Một thí dụ trong muôn vàn thí dụ về sự "pành trướng" Trung Quốc là công ty liên quốc gia Shein(fast fashion, quần áo mốt ngắn hạn) có khả năng lấn át cả Amazon ở bên Mỹ. Shein cũng mở đầy các cửa hàng ở Paris và trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, Shein đã vượt qua cả Kiabi, trở thành số 1 bên Pháp về quần áo may sẵn cho phụ nữ.
Nếu nói về bành trướng Bắc Kinh trong lĩnh vực khinh tế thì nói cả ngày không hết. Vậy ta thử chạy sang lĩnh vực khác xem có đáng sợ không ? Cái gì đáng sợ nhất nhỉ ? Quân sự chứ còn gì.
Theo Financial Time thì tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã thử thành công một loại tên lửa đặc biệt, siêu âm thanh, nó được đưa lên quỹ đạo gần của trái đất, rồi từ đó phi thẳng xuống mục tiêu dưới mặt đất mà chỉ có chệch mục tiêu vài chục km. Trung Quốc đang vượt Phương Tây trong lĩnh vực kỹ thuật làm chủ các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và bay nhanh gấp 5 lần tốc đọ âm thanh. Trung quốc cũng đã lên được sao Hỏa, đang một mình tự xây dựng trạm không gian vũ trụ…
Trung Quốc cũng không ngừng bành trướng mà tôi tạm gọi là bành trướng mềm qua việc gửi các sinh viên ra nước ngoài và các dạng hợp tác văn hóa kiểu như các Viện Khổng Tử. Ở Pháp hiện có 35.000 sinh viên Trung Quốc, tăng 40 % so với 10 năm trước đây và đó cũng là con số lớn nhất trong các cộng đồng sinh viên nước ngoài. Còn về Viện Khổng tử thì cũng là một con số đáng lo ngại : 18.
Kể cũng lạ lùng là những lời "giáo huấn"của Khổng Tử với thời hiện tại có khi chỉ còn là những điều nhảm nhí, vậy mà tại sao lại cứ phải đi xây mấy cái viện đó làm gì ? Có lẽ chính vì vậy mà hiện nay ở Hoa Kỳ người ta xếp mạng lưới Viện Khổng Tử vào một dạng sứ mệnh ngoại giao (mission diplomatique). Việc xếp loại này cho phép các nhà chức trách Hoa Kỳ kiểm soát tốt hơn hoặc chống lại những ảnh hưởng của nước ngoài.
Trong những thập kỷ trước đây, Phương Tây phát triển rực rỡ trong khi Trung Quốc đói nghèo, chết đói vài chục triệu (1958-1962) và đầy các vấn đề nội bộ (Thanh trừng lẫn nhau). Từ đó Phuong tây quen có lối suy nghĩ là Trung Quốc còn đang lo việc của nó.
Hiện tại đã khác đi quá nhiều. Mô hình dân chủ phương tây không phải không có vấn đề. Nếu như trước đây ở Trung Quốc, chỉ có một vài lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đánh giết nhau, thì bây giờ ở một số nước phuong tây lớn như Pháp hay Mỹ thì một ông tổng thống phải đương đầu với nhiều các phong trào phản kháng khác nhau, với con số hàng triệu người khác nhau. Thí dụ điển hình như phong trào áo vàng ở Pháp đã phá hại biết bao nhiêu của cải… Ở Mỹ, người biểu tình còn tấn công cả vào viện Capitole… Những người được tự do lại càng ngày càng đòi hỏi tự do hơn, nên phá phách nhiều hơn và tất nhiên ít nhiều có ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, thậm chí còn làm cho chính phủ không thể áp dụng được những chính sách hay cải tổ cần thiết cho nền kinh tế ở cấp độ vĩ mô. Và ngay cả những người lãnh đạo, nhiều khi để chiều lòng cử tri, họ cũng có thể áp dụng những chính sách không có lợi cho phát triển nói chung. Đây là tôi nói một cách ngắn gọn nhất về cái hại của tự do dân chủ. Trong khi đó, ở Trung Quốc, người lãnh đạo không phải do dân bầu ra, họ cũng không cần đếm xỉa đến nhu cầu của người dân. Nếu họ thực sự vì dân và tài giỏi, họ có thể rộng tay làm tất cả và có nhiều khả năng thành công. Người dân sau cả gần thế kỷ sống dưới chế độ độc tài cũng quá quen và ít phản kháng. Cả tỷ người Trung Quốc, có bao nhiêu nhà dân chủ ? Tất cả những cái đó, đã giúp cho Trung Quốc ổn định hơn(tuy tương đối), và phát triển hơn, ít nhất là trong vài thập kỷ vừa qua. Cứ với cái đà này Trung Quốc sẽ bá chủ thế giới và sẽ trở thành sen đầm quốc tế.
Trung Quốc chưa bá chủ thế giới, nhưng nếu đó sẽ xẩy ra thì ngay từ bây giờ chúng ta đã biết là nó thảm họa như thế nào.
Hiện tại Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chiếm nốt Đài Loan. Chỉ trong vòng 5 ngày đầu tháng 10/2021, Trung Quốc đã cho 150 chiến đấu cơ xâm phạm vùng trời Đài Loan với số lần khó có thể đếm được. Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan cho rằng chậm nhất là 2025, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan. Đã mất mặt trên chiến trường Afganistan, đương nhiên Mỹ sẽ không ngồi yên xem Trung Quốc đánh Đài Loan và đang tập trung nhiều quân ở khu vực này.
Trung quốc đang là mối đe dọa lớn nhất gây ra chiến tranh chứ không phải nước nào khác. Những đụng độ ở các khu vực khác ít có nguy cơ gây ra chiến tranh lớn.
Trung quốc rất đáng sợ cho cả hiện tại lẫn tương lai.
Tuy nhiên, Trung Quốc là một nước cộng sản độc tài, không có dân chủ. Cũng giống hệt như các nước cộng sản khác, sự ổn định của Trung Quốc không phải là một cân bằng bền. Những đột biết bất ngờ lúc nào cũng có thể xẩy ra, gây những bất ổn khổng lồ, có thể làm tiêu tan mộng bá quyền của kẻ độc tài.
Hơn nữa, trong số các chỉ số về các hoạt động kinh tế của Trung Quốc, có những chỉ số cực kỳ bất thường, cực kỳ nguy hiểm. Chúng cũng có thể gây các đột biến bất ngờ gây mất ổn định kinh tế, từ đó lại có thể gây ra các đột biến ở thượng tầng kiến trúc, gây xụp đổ hoàn toàn cả hệ thống.
Nhưng dù sao thì riêng tôi, tôi vẫn thấy là Trung Quốc thật là đáng sợ. Và cái đáng sợ hơn cả là người ta cho rằng Trung Quốc không đáng sợ.
Paris, ngày 16/11/2021
Hoàng Quốc Dũng
*******************
Trung Quốc : mối đe dọa toàn cầu
Hoàng Quốc Dũng, 14/11/2021
Từ ngày có dịch bệnh covid 19, rất hiều bạn cứ truyền nhau và tin vào thuyết âm mưu : "Trung Quốc tạo ta con virus này để làm hại thế giới". Tôi không có tin vào thuyết âm mưu vì chẳng có cơ sở nào để mà tin, toàn suy diễn và võ đoán. Tuy nhiên, ta cứ thử trông vào những gì thực sự diễn ra thì cũng đã thấy Trung Quốc nguy hiểm thế nào.
Vì là nước cộng sản, các quan chức Trung Quốc không thể không thực hiện các mục đích của đảng cộng sản. Tất cả mọi việc, kể cả khoa học cũng phải có tính đảng. Thí dụ điển hình vừa qua về số người chết do dịch bệnh cũng có tính đảng. Nguyên lý thống kê của các nước cộng sản có nói rất rõ là các số liệu thống kê phải có tính đảng. Làm khoa học mà còn có tính đảng, vậy làm những việc khác có tính toàn cầu mà nó có tính đảng thì nguy hiểm như thế nào, nhất là Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trên toàn cầu.
Liên Hợp Quốc (Liên Hợp Quốc), là một tổ chức quốc tế bao gồm 193 nước thành viên. Tuy là một tổ chức quốc tế nhưng trong thời ky chiến tranh lạnh, thế giới chia làm hai phe, thì Liên Hợp Quốc vẫn đã là một tổ chức rất bị chia rẽ. Hai phe liên tục tranh giành ảnh hưởng và thao túng Liên Hợp Quốc để tạo thuận lợi cho phe mình. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Trung Quốc chưa có ảnh hưởng lớn lắm và thường chỉ đứng sau Liên Xô vì lúc đó về khoa học kỹ thuật và kinh tế Trung Quốc chưa là cái gì. Bẵng một thời gian qua đi, đặc biệt mười năm trở lại đây, Trung Quốc ngày càng trở thành một cường quốc về kinh tế và ngày càng có ảnh hưởng đến thế giới và đương nhiên đến Liên Hợp Quốc. Nó cứ gặm nhấm dần dần mà mọi người không để ý.
Cháy nhà ra mặt chuột
Ngày 29/01/2020, trong khi cả thế giới đang sửng sốt trước quy mô thảm họa covid 19 của Vũ Hán thì Chủ tịch tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một tổ chức của Liên Hợp Quốc, ông Tedros Adhamom Ghebreyesus, người Etiopie, vẫn không ngớt lời ca ngợi Trung Quốc như "Chúng ta phải biết ơn và kính nể Trung Quốc", "Chúng ta không thể đòi hỏi gì hơn". Không phải ngẫu nhiên nhé. Năm 2017, ông ta ngồi được vào vị trí này là nhờ sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Bắc Kinh. Một cách chính thức thì con virus corona được Trung Quốc công bố xuất hiện ở Vũ Hán vào ngày 08/12/2019, nhưng thực sự thì Trung Quốc đã biết nó lây nhiễm từ 17/11/2019. Ông ta luôn luôn tỏ ra bênh vực Trung Quốc và cũng không bao giờ đặt lại vấn đề về các số liệu do Trung Quốc đưa ra, trong khi rất nhiều nước chỉ trích Bắc Kinh về nhiều phương diện trong đại dịch covid 19. Ngày 14/01/2020, mặc dù đã có rất nhiều trường hợp lây nhiễm tràn lan ở Vũ hán, WHO vẫn giữ lập trường là không có một bằng chứng nào về sự lây nhiễm từ người sang người. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc chống lây lan. Phải đến tận, 11/03/2020 thì "đồng chí" chủ tịch WHO mới ra thông cáo đại dịch toàn thế giới. Chắc chắn là Trung Quốc đã gây áp lực với WHO để WHO không ra những tuyên bố có hại cho Trung Quốc, trong khi mà rất nhiều chuyên gia của WHO đã báo động tình trạng thực tế tại Trung Quốc. Rât tiếc là một số nước, trong đó có Pháp đã cứ trông chờ vào tuyên bố của WHO để ra các biện pháp chống virus. Kết quả thì quý vị biết nó thảm hại thế nào rồi, chết như rạ khắp nơi.
Một cách chính thức thì con virus corona được Trung Quốc công bố xuất hiện ở Vũ Hán vào ngày 08/12/2019, nhưng thực sự thì Trung Quốc đã biết nó lây nhiễm từ 17/11/2019.
Nói dối và đàn áp là căn bệnh của tất cả các nước cộng sản mà đi đầu là Trung Quốc. Bắc Kinh ban đầu đã đàn áp các bác sĩ Trung Quốc muốn nói sự thật về corona. Chuyện này các bạn biết rồi tôi khỏi phải nói để tập trung nói về ảnh hưởng của Bắc Kinh với Liên Hợp Quốc. Qua vụ corona, chúng ta thấy rõ là WHO là một tổ chức phò, phò Bắc Kinh. Now you know who is who and what is who.
Nếu chúng ta tìm hiểu thêm một chút thì chúng ra còn thấy ảnh hưởng của Bắc Kinh với Liên Hợp Quốc còn lớn hơn nhiều chúng ta tưởng :
1. FAO, tổ chức nông lương quốc tế có tổng giám đốc là Cơ Đông Du, người Trung Quốc.
2. ITU, Liên minh quốc tế truyền thông có tổng giám đốc le HU LINH DAO, người Trung Quốc.
3. UNIDO, tổ chức Phát triển công nghiệp, có tổng giám đốc LÝ TỐNG, người Trung Quốc.
4. ICAO, tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, có tổng thư ký là bà GIANG LƯU, người Trung Quốc.
A Ha, bè lũ bốn tên này "đứng đầu" là GIANG đang âm mưu gì thì ai mà biết được. Và như tôi đã nói ngay từ đầu là các quan chức của Trung Quốc không thể không thực hiện các mục tiêu của đảng.
Xin lỗi các bạn là tập hợp từ "bè lũ bốn tên" không phải do tôi nghĩ ra. Tập hợp từ này được đài phát thanh Bắc Kinh ra rả suốt ngày trong những năm 80 để nói đến bè lũ bốn tên do GIANG THANH cầm đầu, lũng loạn chính trường Trung Quốc. Nghe mà đã vãi linh hồn. Bây giờ lại nghe GIANG lại càng vãi linh hồn cho cả thế giới. Và hiện nay, Trung Quốc đang phấn đấu để lãnh đạo nốt cả Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Đại họa, đại họa.
Hiện tại họ chưa nắm được cơ quan này nhưng họ cấu kết với các nước độc tài khác để gây khó dễ cho các hoạt động của cac tổ chức này bằng nhiều cách khác nhau, chủ yếu là để cho Hội đồng Nhân quyền chẳn còn tác dụng và họ sử dụng Hội đồng đẻ bầy tỏ quan điểm của họ.
Cả Liên Hợp Quốc có 15 cơ quan thì họ chiếm 4 rồi, chưa kể WHO cũng như là của họ. Trung Quốc sẵn sàng bỏ tiền ra để mua chuộc các nước Châu Phi để lấy phiếu của họ, thí dụ xóa nợ cho Cameroon 78 triệu USD để mua phiếu cho cho cái ghế tổng giám đốc FAO. Đấy là chưa kể đến các màn hối lộ đưa tiền dưới gầm bàn mà Trung Quốc giữ chức vô địch thế giới. Có lẽ tôi không nói thêm chi tiết nữa vì nó sẽ rất dài. Chỉ nói chơi mấy thí dụ này thôi để quý vị thấy là Trung Quốc đang lũng loạn Liên Hợp Quốc rồi, trong khi Hoa Kỳ lại đang chán nản và ngày càng tỏ ra muốn rút lui.
Tôi chỉ nói một thí dụ nhỏ thế này để quý vị thấy được sự bành trướng ngoạn mục, khác thường của Trung Quốc hôm nay. Trước đây, Trung Quốc còn không gây cả được ảnh hưởng ở Campuchia mà còn bị thằng đàn em Việt Nam nẫng tay trên. Bây giờ Trung Quốc ôm trọn cả Việt Nam lẫn Campuchia và Lào, gần như toàn bộ Châu Phi, một phần lớn Đông Nam Á, một phần Châu Âu. Cũng là một đại dịch rồi(Pandemie), lan chậm hơn Covid 19 thôi.
Bất chấp sự nguy hiểm tiềm tàng, chỉ mong kiếm lợi, bất chấp cả các vấn đề nhân quyền tại các nước cộng sản, phương Tây đã cung cấp các hợp đông béo bở cho Trung Quốc mấy chục năm qua, đã di dời các nhà máy sang Trung Quốc. Năm 1990, tôi sang Pháp. Hầu như không có hàng hóa Trung Quốc. Bây giờ thì tràn lan khắp nơi. Rồi thương mại điện tử (Amazon, Ebay…) lại tạo một cú đẩy ngoạn mục cho Trung Quốc bán hàng khắp nơi trên thế giới mà không có tốn kém gì. Hầu như toàn bộ hàng tiêu dùng ở các nước Châu Âu đặc biệt Đông Âu là hàng Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo phương Tây chỉ mong kiếm được phiếu bầu của người dân nên chỉ lo đi phát triển kinh tế để giảm thất nghiệp ở nước họ mà không nhìn thấy cái hại lâu dài.
Bây giờ Trung Quốc đã là một cường quốc kinh tế và cả kỹ thuật, hãm Trung Quốc lại không phải là một việc dễ nữa. Trung Quốc bây giờ có tiền và họ có thể dùng tiền để "mua" hầu như tất cả những gì họ muốn. Hệ thống chính trị của họ cho phép sử dụng tiền thế nào cũng được (đảng lãnh đạo tuyệt đối). chính quyền phương Tây nào có thể trình Quốc hội cấp một khoản tiền để đi hối lộ chỗ nọ chỗ kia được không ?
Cuộc khủng hoảng Covid 19 lần này cho thấy rõ sự lệ thuộc của các nước kể cả các nước giàu có phương Tây vào Trung Quốc. Cụ thể là tranh giành nhau mua hàng trang bị y tế của Trung Quốc. Mỹ cướp tay trên hàng của Pháp trên đường băng sân bay Trung Quốc bằng cách trả giá gấp đôi, gấp 3. Israel vận dụng toàn bộ bộ máy tình báo Mosad để đi săn hàng… Nhiều chuyện lôi thôi lắm kể ra thì rất dài.
Chủ nghĩa cộng sản là một đại họa cho nhân loại. Sau gần một thế kỷ, ngay cả những nước sản sinh ra chủ nghĩa cộng sản (Đức), đi đầu trong việc thực hiện chủ nghĩa cộng sản (Nga) cũng đã bỏ chủ nghĩa này. Không nhẽ gì thế giới bây giờ lại cho hình mẫu của nó trở lại và bắt chúng ta phải theo.
Khoảng 10 năm gần đây, thế giới cũng bị một thảm họa do Hồi giáo cực đoan gây ra. Tôi không muốn dài dòng để kể về nỗi cơ cực của con người phải sống trong nhà nước Hồi giáo cực đoan. Biết được những điều khủng khiếp hàng ngày xẩy ra ở Nhà nước Hồi giáo cực đoan, tôi thầm nghĩ thật là may mắn cho chúng ta là Nhà nước Hồi giáo cực đoan không có các vũ khí hủy diệt hàng loạt hay các vũ khí tối tân như phương tây. Nếu không, có lẽ hôm nay đây, tất cả chúng ta đã trở thành Hồi giáo, dù muốn hay không.
Bây giờ, trước sự phát triển như vũ bão của Trung Quốc, trước những ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn thế giới ngày càng tăng, tôi lại chợt nghĩ không biết đến một ngày nào đó có khi tất cả chúng ta phải trở thành cộng sản, dù muốn hay không.
Paris, ngày 14/04/2020