Chỉ cần vứt “cái gọi là Quốc hội” vào sọt rác thì dân sẽ rất hoan nghênh (Đỗ Ngà)

Quốc hội Việt Nam là một tổ chức vô nghĩa nhưng ngốn tiền ngân sách không nhỏ. Trong đó toàn là người đại diện cho đảng và gật theo chỉ đạo của đảng. Tổ chức nhà nước này, nói cho cùng cũng là sân chơi riêng của Đảng cộng sản thì những nghị quyết đã được trung ương đảng quyết, cần chi phải qua quốc hội làm gì? Giống như những trò hề bầu cử trong quốc hội tháng trước, Nguyễn Xuân Phúc chủ tịch nước, Phạm Minh Chính thủ tướng, Vương Đình Huệ chủ tịch quốc hội được đảng quyết trước đó 3 tháng. Vậy nên, càng phải dẹp bỏ quốc hội để khỏi phải tốn thời gian của dân và khỏi tốn tiền thuế của dân vô ích.



Trong kinh tế, nếu độc quyền thì thị trường phải chấp nhận sự áp đặt của doanh nghiệp, còn nếu cạnh tranh thì doanh nghiệp phải chấp nhận sự áp đặt của thị trường, nếu doanh nghiệp nào không chấp nhận được thì bị loại khỏi thị trường.

Trong chính trị cũng vậy, độc đảng thì đảng áp đặt ý chí của nó lên toàn dân, còn đa đảng thì toàn dân áp đặt ý chí lên đảng phái, nếu đảng phái nào không chấp nhận sự áp đặt ý chí từ phía nhân dân, đảng đó sẽ bị loại khỏi nhà nước, thế thôi. Chỉ cần thay đổi từ “đơn” sang “đa” thì thế làm chủ sẽ đổi ngôi, đó là quy luật tất yếu không thể khác được.

Nói về quốc hội thì Quốc hội Mỹ hay Quốc hội cộng sản Việt Nam đều chủ yếu là thành phần thuộc đảng phái chính trị, có điều là tại Mỹ có hai đảng phái có tiềm lực tương đương, còn ở Việt Nam thì có một đảng duy nhất. Vấn đề là làm sao để người của đảng phái chính trị phải thực sự đại diện cho dân chứ không đại diện cho đảng, đấy mới là quan trọng.

bn-1

Quốc hội Việt Nam chỉ là một cơ quan thuộc Đảng cộng sản. Hay gọi một cách chính xác thì Quốc hội chỉ là bù nhìn.

Thực tế, Dân biểu của Mỹ cũng là người của một đảng phái chính trị nhưng họ lại là người đại diện cho dân, còn đại biểu quốc hội Việt Nam cũng người của một đảng phái chính trị nhưng không đại diện cho dân, mà là đại diện cho đảng. Vì sao có sự khác nhau như vậy? Vì đơn giản đó là độc đảng và đa đảng. Như đã nói, độc đảng thì đảng áp đặt ý chí lên người dân, còn đa đảng thì dân áp đặt ý chí lên đảng phái. Khi dân áp đặt được ý chí của mình lên người đại diện thì người đó là đại diện cho dân đúng nghĩa, thế thôi.

Tại Mỹ hay tại các nước dân chủ khác cũng vậy, mỗi dân biểu đại diện cho một địa hạt nào đấy. Trong bầu cử, tại một địa hạt như vậy luôn có 2 đối thủ khác đảng cạnh tranh nhau một ghế trong Quốc hội. Vì thế mỗi dân biểu phải vận động, diễn thuyết v.v… nói chung làm đủ mọi cách để dân tin và bầu cho mình.

Điều đáng nói và nhiệm kỳ dân biểu rất ngắn, chỉ 2 năm thôi. Và sau 2 năm nếu vị dân biểu đó không đáp ứng nguyện vọng của người dân thì điều đó đồng nghĩa với việc chiến thắng sẽ rơi vào tay đối thủ. Với cơ chế như vậy, có dân biểu nào dám phớt lờ nguyện vọng người dân không? Sẽ ít ai dám phản bội dân. Đó là nguyên tắc bảo đảm dân biểu phải vì dân.

Tại Việt Nam thì ứng cử viên chỉ là đảng viên Đảng cộng sản (thành phần ngoài đảng dưới 5% như là lực lượng làm kiểng không có giá trị phủ quyết, nên không cần quan tâm loại này), chính vì vậy họ chỉ cần in một tờ A4 tóm tắt tiểu sử của ứng viên đó đưa dân đọc là xong.

Ngoài những thông tin đó, dân chẳng biết ông/bà đấy có năng lực gì, có thiện chí gì với những người dân mà họ được phân công đại diện. Đấy là một hình thức áp đặt của đảng lên ý chí người dân. Vậy thì người “đại biểu” đó trúng cử, họ đại diện cho ai, thì mọi người thừa biết.

Chính đảng áp đặt ý chí lên dân thì “đại biểu” đó ngu gì mà làm theo ý dân? Dân đâu có truất phế vai trò đại biểu của họ được, trong khi đó thì đảng hoàn toàn loại bỏ vai trò đại biểu của người đó nếu đảng thấy không hài lòng.

Trường hợp ông Lưu Bình Nhưỡng bị loại khỏi danh sách ứng cử đại biểu quốc hội khóa XV là một minh chứng (ông Nhưỡng 58 tuổi bị loại vì lí do “quá tuổi ứng cử”, nhưng ông Trọng 77 tuổi lại không quá tuổi).

Quốc hội Việt Nam là một tổ chức vô nghĩa nhưng ngốn tiền ngân sách không nhỏ. Trong đó toàn là người đại diện cho đảng và gật theo chỉ đạo của đảng. Tổ chức nhà nước này, nói cho cùng cũng là sân chơi riêng của Đảng cộng sản thì những nghị quyết đã được trung ương đảng quyết, cần chi phải qua quốc hội làm gì? Giống như những trò hề bầu cử trong quốc hội tháng trước, Nguyễn Xuân Phúc chủ tịch nước, Phạm Minh Chính thủ tướng, Vương Đình Huệ chủ tịch quốc hội được đảng quyết trước đó 3 tháng. Vậy nên, càng phải dẹp bỏ quốc hội để khỏi phải tốn thời gian của dân và khỏi tốn tiền thuế của dân vô ích.

Để tinh giảm bộ máy nhà nước, chỉ cần Đảng cộng sản vứt cái mà đảng gọi là “quốc hội” ấy vào sọt rác là tinh gọn rất nhiều mà nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến chính sách của đảng, bởi từ 76 năm qua dân chưa hề có vai trò gì trong nhà nước. Mọi chính sách của chính phủ cứ lấy những quyết định của đảng ở các hội nghị trung ương mà triển khai. Còn ngân sách chi tiêu cho “cái gọi là Quốc hội” ấy, đem xây thêm bệnh viện cho dân thì đó là điều thiết thật nhất.

Chỉ cần làm thế thôi thì dân cũng đã hoan nghênh rồi. Độc đảng thì làm gì có đại diện cho dân? Màn kịch cũ rích ai cũng hiểu cả, đảng diễn hoài làm gì?!

Đỗ Ngà

(15/5/2021)

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=296119342191231&id=100116885124812