Thế giới trông chờ kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Thanh Hà, RFI, 03/11/2020

Hơn 230 triệu cử tri Mỹ được kêu gọi bầu lại tổng thống cho một nhiệm kỳ 4 năm. Trước thời hạn 03/11/2020, 95 triệu trong số này thi hành bổn phận công dân. Tỷ lệ cử tri tham gia lần này được dự trù cao kỷ lục. Đâu là những yếu tố quyết định phân chia thắng bại giữa hai ứng cử viên của Joe Biden và Donald Trump ?

baucu1

Các nhà nghiên cứu thuộc University of Rhode Island và nhân viên URI VOTES theo dõi và đếm số cử tri tại một phòng bỏ phiếu ở Los Angeles, Hoa Kỳ, ngày 02/11/2020.  AP - Damian Dovarganes

Bốn năm trước, cuộc đọ sức giữa ứng viên Donald Trump của bên đảng Cộng hòa và nữ ứng viên tổng thống Mỹ đầu tiên đại diện cho đảng Dân chủ, Hillary Clinton, chỉ có sức thu hút 138 triệu cử tri. Lần này cử tri ồ ạt bỏ phiếu sớm, góp tiếng nói để định đoạt lấy tương lai Hoa Kỳ trong bốn năm sắp tới. Nhiều yếu tố giải thích cho hiện tượng cử tri Mỹ đã mau mắn thi hành nhiệm vụ công dân.

Yếu tố virus corona

Trước hết, đại dịch Covid-19 khiến mọi người lo xa, tránh hiện tượng các phòng phiếu bị quá tải trong ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 11 đúng theo truyền thống chính trị Hoa Kỳ. Cũng vì virus corona tới nay vẫn cướp đi sinh mạng, tính trung bình, của 1000 người mỗi ngày, cử tri có khuynh hướng chọn bỏ phiếu qua bưu điện, hạn chế sự tiếp xúc với những người khác tại các phòng phiếu.

Do tác động khủng hoảng y tế, báo New York Times thẩm định 76 % cử tri Mỹ có thể chọn giải pháp này. 45 trong số 51 bang tại Mỹ xem đây là một hình thức bỏ phiếu phổ thông.

Bưu điện Mỹ, nạn nhân của sự chiếu cố quá tận tình

Năm 2016, trên tổng số 138 triệu cử tri đi bầu, đã có 33 triệu (24 %) bỏ phiếu qua bưu điện. Báo New York Times chờ đợi lần này có "ít nhất 80 triệu" cử tri chọn bầu qua thư, lượng phiếu bầu gửi qua bưu điện năm nay tăng gần gấp 3 lần so với bốn năm trước. Thế nhưng ngân sách của cơ quan này để bảo đảm cho dịch vụ nói trên lại không tăng theo. Bưu điện Mỹ báo trước nguy cơ thư đến chậm, tức là không thể kiểm phiếu như dự kiến vào cuối ngày 03/11/2020 khi các phòng phiếu bắt đầu đóng cửa.

Trả lời RFI, giáo sư Christine Zumello chuyên về tình hình chính trị Mỹ giảng dậy tại đại học Paris Sorbonne Nouvelle trình bày về những thách thức đặt ra đối với bưu điện Mỹ khi phải xử lý hàng chục triệu phiếu bầu qua thư. Kèm theo đó là những hoài nghi của cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa.

Christine Zumello : Bưu điện Mỹ là một cơ quan trực thuộc chính phủ và như tất cả mọi cơ quan công cộng khác, ngành bưu điện Mỹ có vấn đề về ngân sách. Tổng thống Donald Trump lại không sốt sắng giải ngân thêm cho cơ quan này để đối mặt với làn sóng cử tri chọn đi bầu qua đường bưu điện. Có nhiều khả năng những lá phiếu bầu này sẽ bị kẹt đâu đó trong các thùng thư ! Đây là điều mà cả bên đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa cùng lo ngại nhưng mỗi bên vì những lý do khác nhau. Phe Cộng hòa cho rằng bỏ phiếu qua bưu điện sẽ dẫn đến gian lận và sẽ không kiểm soát xuể các lá phiếu của cư tri đi qua ngả này. Điều đó có nghĩa là sẽ có những tiếng nói không được công nhận trong cuộc bầu cử lần này và phe Cộng hòa nghĩ rằng kết quả chung cuộc sẽ bất lợi cho ông Trump. Ngược lại bên Dân chủ thì nghĩ là sở bưu điện đã không có đủ phương tiện để vận chuyển những lá phiếu của người dân đến đúng thời hạn kiểm phiếu. Mà thông thường thì cử tri của bên Dân chủ hăng hái bỏ hiểu qua bưu điện hơn so với cử tri của bên đảng Cộng hòa.

Hoa Kỳ đang đứng trước một cuộc bỏ phiếu qua đường bưu điện quy mô chưa từng thấy, và đây là bài toán trắc nghiệm chưa bao giờ xảy ra. Do vậy có rất nhiều lời đồn đoán, những kịch bản tưởng tượng cho rằng bầu qua bưu điện đồng nghĩa với việc gian lận. Kế tới, hiện tượng bỏ phiếu qua bưu điện đang gây ra nhiều hoang mang và lo sợ. Trên Twitter Donald Trump viết : "Tất nhiên là những lá phiếu này chống lại tôi, đó là một sự gian lận". Cũng phải nói là từ trước tới nay tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu chọn tổng thống ở Mỹ luôn rất thấp, do vậy cả Donald Trump lẫn bên đảng Dân chủ của Joe Biden cùng hoang mang không biết số cử tri này sẽ bỏ phiếu cho ai".

Y tế và bất công xã hội có lợi cho phe nào ?

Vào lúc hai phe Cộng hòa và Dân chủ tập trung vào lá phiếu gửi qua đường bưu điện, những bất bình đẳng trong xã hội Mỹ là một yếu tố mang tính quyết định không kém. Trả lời RFI tiếng Việt giáo sư Thérèse Rebière, Trường Kỹ Nghệ Quốc Gia Pháp, CNAM, nêu bật yếu tố bất công trong xã hội Mỹ và kết quả bầu cử tổng thống lần này : 

Thérèse Rebière : "Những bất bình đẳng trong xã hội Mỹ cũng là những bất bình đẳng về chủng tộc. Nếu nhìn vào mức lương thì thu nhập của cộng đồng da đen ở Hoa Kỳ thấp hơn rất nhiều so với người Mỹ da trắng. Ngoài ra cách biệt này có khuynh hướng tăng lên thêm, nhưng phải lưu ý rằng hiện tượng này không bắt nguồn từ dưới chính quyền Trump mà đã xuất phát từ 2010 tức là khi nước Mỹ bắt đầu thoát khỏi khủng hoảng tín dụng địa ốc subprime 2007/2008. Trong giai đoạn kinh tế Mỹ phục hồi từ 2010 các bất bình đẳng trong xã hội cũng tăng theo".

Vậy thì hai ứng viên của đảng Cộng hòa và Dân chủ, bên nào sẽ tranh thủ được lá phiếu của những thành phần bất mãn về chênh lệnh giàu nghèo và những bất bình đẳng trong xã hội đó ? Giáo sư Rebière cho rằng câu trả lời phức tạp hơn bức tranh mà truyền thông thường muốn đưa ra :

Thérèse Rebière : "Những bất bình đẳng đó có thể là những yếu tố quyết định khi cử tri đến phòng phiếu, nhưng lá phiếu của họ hoàn toàn có thể được dành cho bất kỳ bên nào. Tình hình tháng 11/2020 giờ đây không còn như hồi cuối năm ngoái. Một năm trước đây các chỉ số kinh tế hoàn toàn có lợi cho tổng thống mãn nhiệm Donald Trump. Chưa bao giờ số người nghèo trên toàn quốc lại rơi xuống mức thấp như hồi cuối 2019, dao động ở mức 10,5 %. Ngay cả cộng đồng thiểu số da màu cũng đã thịnh vượng hơn, kể cả cộng đồng người Mỹ da đen và thiểu số nói tiếng Tây Ban Nha. Công bằng mà nói khuynh hướng này đã bắt đầu xuất hiện từ dưới thời tổng thống Obama, nhưng đây là một lập luận tranh cử để kiếm phiếu của ông Donald Trump".

Thế nhưng bức tranh tươi sáng đó đã bị một con siêu vi phá hỏng : tỷ lệ thất nghiệp cuối năm ngoái đang ở mức thấp nhất kể từ 50 năm qua đã tăng vọt lên 14,7 % vào tháng 4/2020. Hàng chục triệu người bị mất việc trong một sớm một chiều.

Thérèse Rebière : "Vâng, đúng như vậy virus corona đã hoàn toàn làm thay đổi cục diện  của nước Mỹ. Trung tâm kiểm dịch từ tháng 7 đã báo động rằng nguy cơ một người Mỹ gốc Phi bị nhiễm và phải nhập viện cao hơn so với trong cộng đồng da trắng. Bất bình đẳng ở đây không chỉ về mặt kinh tế, xã hội mà kể cả về mặt y tế nữa. Dân mà càng nghèo thì tác động của Covid-19 đối với sức khỏe của họ càng tai hại, các triệu trứng nghiêm trọng càng thấy rõ".

Vào lúc công luận Mỹ phẫn nộ vì kinh tế ảm đạm, vì đại dịch Covid-19, liệu cử tri có dễ dàng dồn phiếu cho ứng cử viên của đảng đối lập, bất luận người đó là ai hay không ? 

Thérèse Rebière : "Một phần của thế giới đang mong mỏi điều đó. Sẽ là điều ngạc nhiên nếu như những tâm trạng chán ngán Trump không dồn phiếu cho đối thủ của ông ta bất kể người ấy là ai. Nhưng đừng quên rằng có một thành phần cử tri nòng cốt hết sức trung thành với Trump. Trong số này bao gồm cả những người nghèo, người giàu, người da trắng cũng như da màu. Số này tin chắc như đinh đóng cột rằng ông Trump mới là người của tình huống. Chỉ có ông ấy mới vực dậy được kinh tế Hoa Kỳ và ông ấy là tác giả của những thành quả kinh tế tốt đẹp mà nước Mỹ đã có được cho đến cuối năm 2019, trước khi dịch Covid-19 cuốn trôi đi tất cả. Họ cũng tin rằng, trong tình cảnh khó khăn hiện nay, cũng chỉ có Trump mới đủ sức đảo ngược thế cờ. Đây chính là lý do giải thích hai đảng Cộng hòa và Dân chủ có hai cái nhìn trái ngược hẳn về virus corona.

Bên Dân chủ cho rằng phải cứu lấy mạng người trước đã và y tế có ổn định thì kinh tế mới được phục hồi. Trái lại phe của ông Trump thì cho rằng, kinh tế sẽ được khởi động trở lại, Mỹ sẽ thịnh vượng lại như hồi cuối 2019, tỷ lệ thất nghiệp sẽ lại rơi xuống mức thấp nhất từ trước tới nay. Vì vậy mà phe này dứt khoát bác bỏ mọi khả năng tái phong tỏa, giữ mức hoạt động kinh tế bằng mọi giá bất chấp virus corona chủng mới đang hoành hành".  

Sự hăng hái và đam mê của cử tri thách thức truyền thông Mỹ

Đặc điểm thứ ba của mùa bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần này là sự hăng hái khác thường của cổ động viên ủng hộ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Điều này chính là thách thức lớn đối với truyền thông Hoa Kỳ. Nhà báo Võ Thành Nhân, giám đốc điều hành chi nhánh của hệ thống truyền hình SBTN tại thủ đô Washington cho biết về kinh nghiệm và những điều mà các phóng viên tại chỗ ghi nhận trong những lần tác nghiệp :  

Phỏng vấn nhà báo Võ Thành Nhân- SBTN Washington DC

Võ Thành Nhân : "Số người trẻ đi bầu sẽ là một kỷ lục. Covid-19 khiến mọi người thấy trách nhiệm của mình với cuộc bầu cử này quan trọng hơn (...) Trong những lần làm phóng sự, chúng tôi vận động trong cộng đồng Việt Nam tránh để xảy ra những xung đột hay va chạm vì mỗi bên bênh vực nhiều quá cho ứng cử viên của mình. (...) Sau bầu cử, chắc chắn chúng ta phải chấp nhận kết quả, cho dù là ai đắc cử đi chăng nữa. Ai là tổng thống cũng được nhưng đừng để người Việt trong cộng đồng không nhìn mặt nhau nữa".

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 03/11/2020

************************

Minh Anh, RFI, 03/11/2020

Donald Trump, 74 tuổi hay Joe Biden, 78 tuổi, ai sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ sau ngày bỏ phiếu lịch sử 03/11/2020 này ? Lịch sử là vì trong cuộc bầu tổng thống 2020 này, người dân Mỹ phải bầu chọn giữa hai ứng viên cao tuổi nhất, và đặc biệt là, cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh xã hội Mỹ bị phân hóa sâu sắc.

baucu2

Biển chỉ dẫn nơi bỏ phiếu tại New York. Ảnh 03/11/2020.  Reuters- CAITLIN OCHS

Đây cũng là một kỳ bỏ phiếu đầy rủi ro nhất. Bởi vì chưa có một kỳ bầu cử tổng thống nào, mối lo bạo động bùng phát hậu bầu cử lại nặng nề như lúc này. Lần đầu tiên, trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ, người ta nhìn thấy nhiều tiểu thương phải cho ốp ván gỗ che chắn trước cửa hiệu đề phòng bạo lực ngay khi có kết quả kiểm phiếu.

Một dấu hiệu khác cho thấy rõ xã hội Mỹ giờ như một sợi dây đàn bị căng hết mức : Tổ chức phi chính phủ International Crisis Group, trong tuần trước ra một báo cáo nhấn mạnh đến "rủi ro có thể có về việc tổng thống mãn nhiệm không chấp nhận kết quả bầu cử, dẫn đến hệ quả bạo lực vũ trang".

Để thấy rõ tầm mức quan trọng của lời cảnh báo, Liberation dẫn lời ông Stephen Pomper, một trong số lãnh đạo của tổ chức này lưu ý độc giả rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử 25 năm tồn tại của International Crisis Group, một tổ chức phi chính phủ chuyên dự báo và hỗ trợ các giải pháp về các cuộc xung đột, "ra báo cáo về chuyện nội tình nước Mỹ".

Bởi vì bầu cử năm nay diễn ra trong một bối cảnh đặc biệt : Nước Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng xã hội trên nhiều phương diện. Khủng hoảng dịch tễ Covid-19 bùng phát mà Hoa Kỳ đứng đầu bảng xếp hạng về số nạn nhân (230.000 người chết), khiến nền kinh tế lao đao, thất nghiệp gia tăng.

Nhất là xã hội Mỹ bị phân hóa sâu sắc hơn bao giờ hết, mà vụ Georges Floyd, một người da đen bị cảnh sát chẹt cổ đến chết ngạt là một ví dụ điển hình. Người ta nhận thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của những nhóm cực hữu chủ trương người "Da Trắng thượng đẳng", phần đông ủng hộ Trump, đối lập với bên kia là những nhóm cực tả, xu hướng vô chính phủ. 

Bầu cử Mỹ 2020 còn mang đậm dấu ấn của một chiến dịch vận động tranh cử ngoại hạng, với những lời lẽ đả kích đối phương ở một mức độ "hung hãn" chưa từng thấy. Thái độ hung hăng đó không chỉ từ hai ứng viên mà cả từ những ủng hộ viên, đến mức ICG phải lên tiếng khuyến nghị rằng "chính quyền phải ngăn chặn mọi hành động hăm dọa cử tri, và tiếp tục kiểm phiếu ngay cả trong trường hợp có mất trật tự".

Theo giới quan sát, căng thẳng trong bầu cử, những khó khăn tiếp cận phòng bỏ phiếu luôn tồn tại trước đây, nhưng chính cá tính của vị tổng thống sắp mãn nhiệm là một biến số mới trong cuộc bầu cử lần này.

E sợ xảy ra xung đột, thậm chí người ta còn mơ hồ nói đến nội chiến khi ông Donald Trump luôn có những phát biểu nuôi dưỡng hay kích động tâm lý nghi kị tiềm tàng trong lòng các cử tri của ông về khả năng có gian lận bầu cử.

Chủ nhân Nhà Trắng đòi hỏi kết quả cuối cùng phải được công bố ngay trong đêm mồng 03/11 mà không đợi kết quả kiểm những lá phiếu gởi qua bưu điện, do tình hình dịch Covid-19. Căng thẳng đó còn gia tăng một nấc khi tổng thống Trump tuyên bố thẳng thừng không thể thua trong cuộc bầu cử này trừ phi có gian lận.

Chưa có lúc nào tâm trạng lo lắng có gian lận lại cao như lúc này. "Một bầu không khí nghi kỵ, ngờ vực đối với cuộc bỏ phiếu chưa từng thấy", mà ông Christian Vinel, chuyên gia về lịch sử Mỹ, trường Đại học Paris, trên đài RFI đánh giá rằng "đó là một dấu hiệu của một nền dân chủ đang lâm bệnh".

Quan điểm này được ông Robert Malley, giám đốc tổ chức International Crisis Group, một lần nữa xác nhận khi trả lời phỏng vấn đài RFI tại Washington, cho rằng "nguy cơ tràn bờ là hiện hữu nhất là bởi vì bản thân tổng thống Mỹ đang phiêu lưu thêu dệt căng thẳng hơn là làm dịu chúng".

Minh Anh

**********************

Minh Anh, RFI, 03/11/2020

Thứ Ba 03/11/2020, cử tri toàn nước Mỹ được kêu gọi bỏ phiếu bầu chọn tổng thống mới. Một kỳ bầu cử lịch sử theo như lời hô hào của hai ứng viên trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Nếu như tỷ lệ người dân tham gia bỏ phiếu lần này rất có thể phá mọi kỷ lục, nhưng nỗi lo bạo lực bùng nổ trong trường hợp kết quả sít sao hay bị phản đối không phải là nhỏ.

baucu3

Công nhân dựng hàng rào chắn bảo vệ tại khu Văn Phòng gần Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 02/11/2020.  Reuters- ERIN SCOTT

Tại thủ đô liên bang, nhiều cửa hiệu, hàng quán cho dựng các hàng rào, ốp ván gỗ che chắn, đề phòng xảy ra bạo động.

Từ Washington, thông tín viên RFI, Anne Corpet gởi bài phóng sự :

"Cách Nhà Trắng vài bước, nhiều công nhân đang dựng những ván gỗ trước cửa kính của một hiệu bán quần áo. Tất cả những cửa hàng khác trong khu phố đã được gia cố bảo vệ. Trước những quầy áo sơ mi, Sarah và Alin, hai nữ nhân viên tỏ chút lo lắng.

Cô Sarah nói : "Chúng tôi muốn chuẩn bị sẵn sàng, vì không biết điều gì có thể xảy ra".

Ailin nói thêm : "Tôi nghĩ đó là do cái cách người ta nghĩ về tổng thống của chúng tôi. Nếu ông ấy tái đắc cử, thì sẽ có bạo động".

Cô Ginger, làm việc trong một tiệm bán sô-cô-la đối diện, cũng lo ngại bao động: "Trong tòa nhà của chúng tôi, họ hỏi chúng tôi là ai sẽ làm việc thứ Ba này và họ còn hỏi tên những người cần phải liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Đất nước trong lúc này bị chia rẽ đến mức bất kể kết quả bầu cử như thế nào thì bạo động đều có thể xảy ra".

Tại tiệm của Joy, doanh số bán hàng đã bị giảm nhiều, và giờ đây lối đi vào cửa hiệu lại bị những tấm ván che lấp, không dễ gì tìm ra và bầu không khí này còn làm cho cô thêm nản lòng.

Joy thổ lộ : "Tôi nghĩ là chúng tôi đang sống trong một nền dân chủ và sẽ không thể phải đối mặt với những chuyện như vậy, nhất là tại thủ đô của liên bang. Thế nhưng, tình hình hiện nay thật khiếp hãi"

Rất nhiều người dân Mỹ lần đầu tiên đi mua vũ khí nhân kỳ bầu cử. Đó là điều chưa từng thấy !".

Minh Anh

**********************

Thụy My, RFI, 03/11/2020

Texas rất được các ứng cử viên săn đón, và thống đốc bang này lo ngại tình hình sẽ căng thẳng trên các đường phố. Ông quyết định triển khai vệ binh quốc gia tại các thành phố chủ chốt để đề phòng hỗn loạn. Đích thân thống đốc Greg Abbott loan báo sẽ gởi 1.000 vệ binh quốc gia đến năm thành phố Houston, Dallas, Fort Worth, San Antonio và Austin.

baucu4

Khu tượng đài Alamo Cenotaph được bảo vệ trong thời gian phục chế, tại San Antonio, Texas, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 22/09/2020.  AP - Eric Gay

Từ Houston, thông tín viên  Thomas Harms tường thuật :

Thống đốc Abbott nói : "Chúng tôi muốn chắc chắn rằng trong trường hợp có những phong trào phản kháng sau bầu cử, sẽ có nhân sự thích ứng tại chỗ, sẵn sàng hành động nếu biểu tình phản đối biến thành nổi dậy".

Các quân nhân này được triển khai hôm nay tại những địa điểm lịch sử như khu tượng đài​​​​​​Alamo San Antonio hay Capitol Austin, hoc các dinh th công như tòa án.Không có v binh quc gia nào được b trí bên trong hay phía trước các phòng phiếu.

Tuy nhiên Art Acevedo, cảnh sát trưởng Houston không thấy lợi ích gì trong việc triển khai này. Ông cho biết : "Chúng tôi chẳng thấy có lợi gì khi đưa lực lượng vệ binh đến đây. Nếu thống đốc đã ra lệnh, đó là quyền của ông ấy. Nhưng chúng tôi không thể giao nhiệm vụ gì cho vệ binh quốc gia, và nghĩ rằng cũng không cần đến lực lượng này ở Houston hay thành phố nào khác của Texas".

Được biết các thị trưởng Houston, Dallas, Austin đều không được liên lạc trước. 

Cơ quan cảnh sát của năm thành phố lớn đều chuẩn bị đối phó với các cuộc biểu tình sau bầu cử. Về phía FBI dự báo phe cực hữu có thể có những hành động bạo lực ở phía bắc Texas".

Thụy My

********************

VOA, 03/11/2020

Người gc Vit h Nguyn đng đu v s lượng c tri M b phiếu sm trong cuc bu c tng thng Hoa K ti ht ln nht ca tiu bang Texas.

baucu5

Ng ườ i ng h T ng th ng Donald Trump và c u Phó T ng th ng Joe Biden v y c và bi n bên ngoài m t đi m b u c s m t ng th ng M . S l ượ ng c tri h Nguy n d n đ u trong s nh ng ng ườ i dân M b phi ế u s m cho kỳ b u c này h t Harris l n nh t c a Texas.

Theo thống kê ca Houston Chronicle, c tri có tên h "Nguyn" đng đu v s lượng người b phiếu sm ht Harris Houston, ht ln thc 3 trên toàn nước M vi s dân hơn 4 triu người, vượt qua nhng c tri khác có h "Smith" hay "Williams". Tính đến ngày 27/10, có 8.848 c tri h "Nguyn" đã đi bu sm ti phòng phiếu ca ht Harris, đng đu trong s nhng c tri được thng kê theo h ca Houston Chronicle. Đng th 2 là s lượng c tri h "Smith", 8.051, và th 3 là s lượng c tri h Williams, 7.624.

Ngày bu c tng thng M s din ra vào 3/11 nhưng s lượng c tri M đi bu sm trong năm nay tăng đt biến, d kiến s đt 100 triu vào ngày bu c chính thc, mt phn do đi dch Covid-19 và mt phn do vic nhiu c tri M hơn mun tham gia đu phiếu trong cuc đua ca hai ng c viên là Tng thng đương nhim Donald Trump, ca đng Cng hoà, và cu Phó Tng thng Joe Biden, ca đng Dân ch.

Thu Nguyen, mt cư dân ca Houston hin là giám đc t chc OCA ca người M gc Ánói với Houston Press rng nhiu người M gc Vit b thu hút đến các đim b phiếu đ bu cho ông Trump vì nhn thc rng ông Trump là mt doanh nhân thành đt s mang li vic làm cho nước M cũng như tăng t l vic làm hơn. Còn theo Victor Nguyen, mt trong s nhng c tri h "Nguyn" đã b phiếu sm cho k bu c tng thng M năm nay, đng lc ca cng đng M gc Vit, nhóm sc dân có s lượng người theo đng Cng hòa nhiu nht trong cng đng người gc Á Thái Bình Dương M, đi b phiếu cho k tng thng này xut phát t lòng trung thành ca h.

"C tri M gc Vit, đc bit nhng thế h nhiu tui hơn, b phiếu da trên lch s", Victor Nguyen nói vi Houston Press. "H nhìn vào vic ai phi chu trách nhim cho mt s hành đng c th như vic M tht bi Vit Nam và ai là người có trách nhim chào đón nhng người t nn Vit ti M".

Nhiu người Vit tin rng Đng Cng hòa đã chào đón người t nn Vit đến M sau khi Chiến tranh Vit Nam kết thúc và rng ng c viên đang tranh chc tng thng vi ông Trump, Joe Biden, là người phn đi vic tiếp nhn người t nn Vit đến M. Đ làm sáng t lp trường ca mình trước tranh cãi trong cng đng gc Vit, ông Biden hôm 21/10 đã gi mt thông đip đến 2 triu người M gc Vit, trong đó nói rng ông "đã ng h 130.000 người t nn Vit Nam ti M".

Theo Houston Press, có ít nht 49.500 người M gc Á đã b phiếu sm ht Harris tính đến 2/11, mt lượng tăng gn gp đôi so vi con s c tri M gc Á đi bu sm trong nămn 2016. Và theo nhận định ca Fortune, các khu vc ngoi ô ca Texas, ging như nhiu khu vc khác trên toàn nước M, không còn có đa s sc dân da trng na.

Mkhảo sát của Pew đưa ra hi tháng 5 va qua cho thy người gc Á, trong đó có Vit Nam, là nhóm thiu s phát trin nhanh nht trong s lượng c tri hp pháp M. S lượng người M gc Á được hp pháp đi bu tăng hơn 2 ln, vi mc tăng 139%, trong 10 năm qua, và kho sát ca Pew d báo hơn 11 triu người M gc Á s đi bu trong năm nay. S lượng c tri M b phiếu sm đã đt hơn 95 triu tính đến ngày 2/11 và là con s k lc trong mt thp k qua, khi đã vượt mc c tri đi bu sm ca năm 2016 và chiếm hơn 2/3 tng s người đi bu trong cuc bu c tng thng cách đây 4 năm.