Samsung bị phản đối về việc tham gia vào nhà máy than mới ở Việt Nam
Trật tự của thế giới mới hậu chủ nghĩa thực tiễn, chủ nghĩa tự do phóng khoáng sẽ là một trật tự dân chủ trong đó thể hiện đậm nét hơn tính liên đới, ý thức của con người về chống biến đổi khí hậu...Các tập đoàn đa quốc gia sẽ phải tuân thủ điều này trước làn sóng đồng thuận từ xã hội dân sự về việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là thế hệ trẻ. Những chế độ độc tài vốn kìm kẹp và bóc lột triệt để tài nguyên của đất nước, bao gồm con người, đất và nước sẽ không còn được dung túng nữa.
Nhiều nhà hoạt động về khí hậu đã tập trung phản đối bên
ngoài cửa hàng của Samsung tại Vương quốc Anh trên phố Oxford vào sáng
21/8, kêu gọi công ty ngưng kế hoạch giúp xây dựng nhà máy nhiệt điện than mới ở Vũng Áng, Việt Nam.
Tờ Eddie chuyên về thông tin về kinh doanh đăng tin ngày 21/8 cho biết thêm cuộc biểu tình đã thu hút người tham gia từ các nhóm hoạt động xã hội. Tin cũng cho biết Samsung C&T, một chi nhánh của Tập đoàn Samsung, đang đàm phán với nhà cung cấp thiết bị Doosan Heavy Industries để giúp xây dựng nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 2 tại Việt Nam.
Dự án này đang trong quá trình xin cấp phép. Theo đó nhà máy sẽ có gồm hai tuabin 600MW. Nếu được cấp phép, tuabin đầu tiên sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024 và tuabin thứ hai vào năm 2025. Nhà máy có thể hoạt động ít nhất trong 30 năm.
Các nhóm vì môi trường xanh, nhóm hoạt động cộng đồng và giới luật sư đã nhiều lần cảnh báo rằng việc xây dựng nhà máy đi ngược với Thỏa ước Paris mà Việt Nam đã ký kết. Ngoài ra, tro than từ nhà máy sẽ tác động tiêu cực đến đất canh tác của địa phương trên toàn tỉnh Hà Tĩnh.
Những người phản đối cho rằng triển vọng kinh doanh đối với dự án này không mấy sáng sủa khi các quốc gia đưa ra các cam kết mạnh mẽ hơn đối với vấn đề biến đổi khí hậu, việc bảo hiểm và tái bảo hiểm cho những dự án than ngày một ít đi.
Làn sóng hành động trực tiếp mới nhất nhắm vào Samsung C&T bắt đầu ở Seoul vào đầu tuần này. Các cuộc biểu tình cũng đã diễn ra ở Manila và Tokyo, với một cuộc biểu tình tiếp theo được lên kế hoạch tại San Francisco và một biểu tình mạng do hai tổ chức Youth4ClimateAction và Greta Thunberg’s Fridays 4 Future khởi xướng.
Nguồn tin: RFA Tiếng Việt
Tờ Eddie chuyên về thông tin về kinh doanh đăng tin ngày 21/8 cho biết thêm cuộc biểu tình đã thu hút người tham gia từ các nhóm hoạt động xã hội. Tin cũng cho biết Samsung C&T, một chi nhánh của Tập đoàn Samsung, đang đàm phán với nhà cung cấp thiết bị Doosan Heavy Industries để giúp xây dựng nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 2 tại Việt Nam.
Dự án này đang trong quá trình xin cấp phép. Theo đó nhà máy sẽ có gồm hai tuabin 600MW. Nếu được cấp phép, tuabin đầu tiên sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024 và tuabin thứ hai vào năm 2025. Nhà máy có thể hoạt động ít nhất trong 30 năm.
Các nhóm vì môi trường xanh, nhóm hoạt động cộng đồng và giới luật sư đã nhiều lần cảnh báo rằng việc xây dựng nhà máy đi ngược với Thỏa ước Paris mà Việt Nam đã ký kết. Ngoài ra, tro than từ nhà máy sẽ tác động tiêu cực đến đất canh tác của địa phương trên toàn tỉnh Hà Tĩnh.
Những người phản đối cho rằng triển vọng kinh doanh đối với dự án này không mấy sáng sủa khi các quốc gia đưa ra các cam kết mạnh mẽ hơn đối với vấn đề biến đổi khí hậu, việc bảo hiểm và tái bảo hiểm cho những dự án than ngày một ít đi.
Làn sóng hành động trực tiếp mới nhất nhắm vào Samsung C&T bắt đầu ở Seoul vào đầu tuần này. Các cuộc biểu tình cũng đã diễn ra ở Manila và Tokyo, với một cuộc biểu tình tiếp theo được lên kế hoạch tại San Francisco và một biểu tình mạng do hai tổ chức Youth4ClimateAction và Greta Thunberg’s Fridays 4 Future khởi xướng.
Nguồn tin: RFA Tiếng Việt