Đời công nhân: 'Cấn'... thẻ ATM, 'vướng' vào... app - Kỳ 2
Về tình trạng cho vay nặng lãi tràn ngập đến công nhân trong các khu công nghiệp.
Một con đường chỉ dài vài trăm mét gần KCN VSIP2 mở rộng (Bình Dương) nhưng có đến hơn 10 tiệm cầm đồ, hoặc tiệm cầm đồ trá hình dưới vỏ bọc "sửa điện thoại, đồ điện tử".
Lẩn quẩn nợ nần
Như Tr. (33 tuổi, ngụ ở khu vực trên), chủ một cửa hàng điện tử, thừa nhận có cho công nhân vay bằng hình thức cầm cố thẻ ATM. Theo Tr., mỗi khi công nhân có nhu cầu vay thì chỉ cần đưa thẻ ATM, cung cấp mã pin, kèm chứng minh nhân dân (CMND) và bảng sao kê lương là "ok".
"Có thời điểm tôi phải bung vài trăm triệu mới đủ cho lượng công nhân đến vay, có cả nam lẫn nữ. Thường cho vay khoảng 70% số tiền lương mà công nhân nhận được. Lãi suất thì 10%, thấp thua mấy chỗ tín dụng đen nhiều" - Tr. khẳng định.
Cũng theo người này, có muôn vàn lý do khiến công nhân "dính" vào vay nợ. "Có người vay vì lương không đủ sống. Rồi có người vì muốn mua xe mới, đổi điện thoại đẹp. Có cả những trường hợp lỡ sa chân vào "kiếp đỏ đen, thắng thua bởi mấy con gà, con số" rồi lại vay. Nói chung đủ kiểu", Tr. nói tiếp.
Được biết, với cách cầm thẻ ATM thì mỗi khi đến ngày nhận chuyển lương, bên vay sẽ báo với người cho vay rồi cả hai cùng đến trụ ATM để... thanh toán hợp đồng vay. Nếu như cần tiền trang trải cuộc sống, không thể trả dứt điểm, công nhân sẽ rút tiền thanh toán một phần gốc và tiền lãi, sau đó tiếp tục để thẻ ATM cho người cho vay giữ. Tuy nhiên, lãi suất lần này có thể tăng thêm chừng 5-10% nữa vì không trả đúng hạn.
Theo Trần Thành L. (27 tuổi, nhà ở đường Trần Đại Nghĩa, Q.Bình Tân, TP.HCM), đang là công nhân của một công ty ở xã Tân Kiên (H.Bình Chánh), kể vì túng thiếu nên đã vay tiền qua app.
"Lần đầu tôi vay được 2 triệu, đủ đưa bé ở nhà đi khám bệnh. Sau đó lại thiếu lên hụt xuống nên tìm app khác vay để "bù qua đắp lại". Và kể từ ngày vướng vào app cho vay nặng lãi, trong khoảng nửa năm nay cuộc sống vốn khó khăn trở nên khốn khổ hơn nhiều, hở lại bị "réo" trả nợ suốt ngày", L. tâm sự.
L. cho biết hiện mức lương anh nhận khoảng 6,5 triệu đồng mỗi tháng. Nếu dồn tiền trả cho các app vay thì cả gia đình sẽ không có tiền ăn. "Lương nhận phải chia bên này ít, bên kia ít, mang về cho vợ một ít nên cứ lãi mẹ đẻ lãi con, bên này rồi bên kia thành ra chưa thoát được", L. ngậm ngùi.
"Giải ngân sau một nụ cười"
Chuyện của L. là chuyện không của riêng ai. Và qua chia sẻ, không ít công nhân tâm sự rằng họ đã và đang là "người trong cuộc" của vòng xoáy nợ nần. Nhất là khi cuộc sống công nhân vốn dĩ đã túng thiếu, còn những "bẫy" tín dụng đen lại nhan nhản khắp mọi nơi.
Như phía trước các công ty tại Q.Bình Tân, hình ảnh vô số tờ rơi cho vay từ các nhà tín dụng cứ vương vãi, rải từ sát cổng ra đến QL1A. Chạy dọc các tuyến đường lớn ở Q.Bình Tân như Nguyễn Cửu Phú, An Dương Vương, Kinh Dương Vương..., hai bên đường cũng xuất hiện đầy những thông tin mời vay, cho vay tiền nhanh, giải ngân chỉ sau "một nụ cười"...
Anh Nguyễn Tấn Công (27 tuổi, công nhân Công ty PouYuen) thú thật: "Khi chưa có lương mà tới hạn đóng tiền trọ, hay con ở nhà không có sữa, nếu lỡ nhìn thấy những tờ rơi cho vay là cũng có ý định vay tiền để xoay xở. Tôi cũng đang 'dính' 5 triệu đồng, mới vay được 3 ngày".
Để làm tin với nhóm tín dụng đen, anh Công đã phải dẫn nhóm người cho vay về nhà, trình hộ khẩu bản chính, giấy đăng ký kết hôn, đưa cả CMND mới được vay. 5 triệu mà anh Công vay theo kiểu "bóc nóng" trong 24 ngày, mỗi ngày đóng 250.000 đồng trong suốt 24 ngày. Nhưng vì bị trừ 10% phí dịch vụ, phải đóng trước lãi của hai ngày, nên số tiền anh thực nhận cũng chỉ được 4 triệu đồng.
Để có tiền đóng trả nợ, sau khi tan ca, anh Công lại chạy xe ôm công nghệ để kiếm đủ 250.000 đồng. Chỉ cần chậm đóng thì ngoài bị phạt tiền, không những anh Công mà vợ hay người thân cũng bị gọi điện hù dọa, làm phiền suốt ngày. Nhiều đồng nghiệp trong công ty anh Công cũng lâm cảnh nợ nần với tín dụng đen. Có người vì lo sợ đã phải nghỉ việc, chuyển chỗ trọ, chấp nhận mất giấy tờ tùy thân.
Đầy ngao ngán, anh Công nói: "Trốn đâu cũng chẳng yên vì tụi họ còn bêu riếu, đăng hình ảnh lên nhiều hội, nhóm nợ xấu trên Facebook nữa. Giờ lỡ trót vay rồi nên cũng chẳng thể thay đổi được gì. Thôi thì trả xong không dám vay nữa".
Một bảo vệ của công ty TNHH T.H (đường Hồ Học Lãm, Q.Bình Tân) cho biết từng thấy cảnh "dân xã hội" đứng trước cổng công ty từ tờ mờ sáng để "đón lõng" con nợ đang là công nhân của công ty. Công nhân này sau đó đã phải nghỉ việc để "thoát thân".
Nguồn tin: Tuổi Trẻ
Một con đường chỉ dài vài trăm mét gần KCN VSIP2 mở rộng (Bình Dương) nhưng có đến hơn 10 tiệm cầm đồ, hoặc tiệm cầm đồ trá hình dưới vỏ bọc "sửa điện thoại, đồ điện tử".
Lẩn quẩn nợ nần
Như Tr. (33 tuổi, ngụ ở khu vực trên), chủ một cửa hàng điện tử, thừa nhận có cho công nhân vay bằng hình thức cầm cố thẻ ATM. Theo Tr., mỗi khi công nhân có nhu cầu vay thì chỉ cần đưa thẻ ATM, cung cấp mã pin, kèm chứng minh nhân dân (CMND) và bảng sao kê lương là "ok".
"Có thời điểm tôi phải bung vài trăm triệu mới đủ cho lượng công nhân đến vay, có cả nam lẫn nữ. Thường cho vay khoảng 70% số tiền lương mà công nhân nhận được. Lãi suất thì 10%, thấp thua mấy chỗ tín dụng đen nhiều" - Tr. khẳng định.
Cũng theo người này, có muôn vàn lý do khiến công nhân "dính" vào vay nợ. "Có người vay vì lương không đủ sống. Rồi có người vì muốn mua xe mới, đổi điện thoại đẹp. Có cả những trường hợp lỡ sa chân vào "kiếp đỏ đen, thắng thua bởi mấy con gà, con số" rồi lại vay. Nói chung đủ kiểu", Tr. nói tiếp.
Được biết, với cách cầm thẻ ATM thì mỗi khi đến ngày nhận chuyển lương, bên vay sẽ báo với người cho vay rồi cả hai cùng đến trụ ATM để... thanh toán hợp đồng vay. Nếu như cần tiền trang trải cuộc sống, không thể trả dứt điểm, công nhân sẽ rút tiền thanh toán một phần gốc và tiền lãi, sau đó tiếp tục để thẻ ATM cho người cho vay giữ. Tuy nhiên, lãi suất lần này có thể tăng thêm chừng 5-10% nữa vì không trả đúng hạn.
Theo Trần Thành L. (27 tuổi, nhà ở đường Trần Đại Nghĩa, Q.Bình Tân, TP.HCM), đang là công nhân của một công ty ở xã Tân Kiên (H.Bình Chánh), kể vì túng thiếu nên đã vay tiền qua app.
"Lần đầu tôi vay được 2 triệu, đủ đưa bé ở nhà đi khám bệnh. Sau đó lại thiếu lên hụt xuống nên tìm app khác vay để "bù qua đắp lại". Và kể từ ngày vướng vào app cho vay nặng lãi, trong khoảng nửa năm nay cuộc sống vốn khó khăn trở nên khốn khổ hơn nhiều, hở lại bị "réo" trả nợ suốt ngày", L. tâm sự.
L. cho biết hiện mức lương anh nhận khoảng 6,5 triệu đồng mỗi tháng. Nếu dồn tiền trả cho các app vay thì cả gia đình sẽ không có tiền ăn. "Lương nhận phải chia bên này ít, bên kia ít, mang về cho vợ một ít nên cứ lãi mẹ đẻ lãi con, bên này rồi bên kia thành ra chưa thoát được", L. ngậm ngùi.
"Giải ngân sau một nụ cười"
Chuyện của L. là chuyện không của riêng ai. Và qua chia sẻ, không ít công nhân tâm sự rằng họ đã và đang là "người trong cuộc" của vòng xoáy nợ nần. Nhất là khi cuộc sống công nhân vốn dĩ đã túng thiếu, còn những "bẫy" tín dụng đen lại nhan nhản khắp mọi nơi.
Như phía trước các công ty tại Q.Bình Tân, hình ảnh vô số tờ rơi cho vay từ các nhà tín dụng cứ vương vãi, rải từ sát cổng ra đến QL1A. Chạy dọc các tuyến đường lớn ở Q.Bình Tân như Nguyễn Cửu Phú, An Dương Vương, Kinh Dương Vương..., hai bên đường cũng xuất hiện đầy những thông tin mời vay, cho vay tiền nhanh, giải ngân chỉ sau "một nụ cười"...
Anh Nguyễn Tấn Công (27 tuổi, công nhân Công ty PouYuen) thú thật: "Khi chưa có lương mà tới hạn đóng tiền trọ, hay con ở nhà không có sữa, nếu lỡ nhìn thấy những tờ rơi cho vay là cũng có ý định vay tiền để xoay xở. Tôi cũng đang 'dính' 5 triệu đồng, mới vay được 3 ngày".
Để làm tin với nhóm tín dụng đen, anh Công đã phải dẫn nhóm người cho vay về nhà, trình hộ khẩu bản chính, giấy đăng ký kết hôn, đưa cả CMND mới được vay. 5 triệu mà anh Công vay theo kiểu "bóc nóng" trong 24 ngày, mỗi ngày đóng 250.000 đồng trong suốt 24 ngày. Nhưng vì bị trừ 10% phí dịch vụ, phải đóng trước lãi của hai ngày, nên số tiền anh thực nhận cũng chỉ được 4 triệu đồng.
Để có tiền đóng trả nợ, sau khi tan ca, anh Công lại chạy xe ôm công nghệ để kiếm đủ 250.000 đồng. Chỉ cần chậm đóng thì ngoài bị phạt tiền, không những anh Công mà vợ hay người thân cũng bị gọi điện hù dọa, làm phiền suốt ngày. Nhiều đồng nghiệp trong công ty anh Công cũng lâm cảnh nợ nần với tín dụng đen. Có người vì lo sợ đã phải nghỉ việc, chuyển chỗ trọ, chấp nhận mất giấy tờ tùy thân.
Đầy ngao ngán, anh Công nói: "Trốn đâu cũng chẳng yên vì tụi họ còn bêu riếu, đăng hình ảnh lên nhiều hội, nhóm nợ xấu trên Facebook nữa. Giờ lỡ trót vay rồi nên cũng chẳng thể thay đổi được gì. Thôi thì trả xong không dám vay nữa".
Một bảo vệ của công ty TNHH T.H (đường Hồ Học Lãm, Q.Bình Tân) cho biết từng thấy cảnh "dân xã hội" đứng trước cổng công ty từ tờ mờ sáng để "đón lõng" con nợ đang là công nhân của công ty. Công nhân này sau đó đã phải nghỉ việc để "thoát thân".
Không nên dính vào "tín dụng đen"
Theo anh Đỗ Văn Phùng - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh Bình Dương, suốt thời gian qua, trung tâm đã kêu gọi và có nhiều chương trình hỗ trợ về đời sống vật chất lẫn tinh thần cho công nhân, thanh niên mất việc. Bên cạnh đó, trung tâm kết nối với các doanh nghiệp để hỗ trợ tạo việc làm cho công nhân.
"Trong các hoạt động, chúng tôi đều có những chia sẻ về kỹ năng, tư vấn các chính sách hỗ trợ cho công nhân, tư vấn về ngân hàng, bảo hiểm... Chúng tôi khuyến cáo công nhân tuyệt đối không vay tín dụng đen bên ngoài vì có thể gặp nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc", anh Phùng nói thêm.
Theo anh Đỗ Văn Phùng - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh Bình Dương, suốt thời gian qua, trung tâm đã kêu gọi và có nhiều chương trình hỗ trợ về đời sống vật chất lẫn tinh thần cho công nhân, thanh niên mất việc. Bên cạnh đó, trung tâm kết nối với các doanh nghiệp để hỗ trợ tạo việc làm cho công nhân.
"Trong các hoạt động, chúng tôi đều có những chia sẻ về kỹ năng, tư vấn các chính sách hỗ trợ cho công nhân, tư vấn về ngân hàng, bảo hiểm... Chúng tôi khuyến cáo công nhân tuyệt đối không vay tín dụng đen bên ngoài vì có thể gặp nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc", anh Phùng nói thêm.
Đừng hòng quỵt nợ
Theo Tr., khi vay tiền bằng cách "cấn" thẻ ATM và CMND, thì công nhân dù có ngặt nghèo đi chăng nữa cũng không thể quỵt nợ. Bởi lẽ người cho vay biết cả nơi ở trọ, địa chỉ thường trú, công ty đang làm, CMND nên… "chạy đường trời".
"Không giấy tờ tùy thân, người vay cũng không thể nghỉ công ty này mà chuyển đi xin ở công ty khác. Còn có suy nghĩ trốn nợ thì có thể bị… chém, chết à. Đã bỏ tiền ra thì phải nắm đầu cán chứ", Tr. nói.
Kỳ tới: Không vì khó khăn mà khuất phụcTheo Tr., khi vay tiền bằng cách "cấn" thẻ ATM và CMND, thì công nhân dù có ngặt nghèo đi chăng nữa cũng không thể quỵt nợ. Bởi lẽ người cho vay biết cả nơi ở trọ, địa chỉ thường trú, công ty đang làm, CMND nên… "chạy đường trời".
"Không giấy tờ tùy thân, người vay cũng không thể nghỉ công ty này mà chuyển đi xin ở công ty khác. Còn có suy nghĩ trốn nợ thì có thể bị… chém, chết à. Đã bỏ tiền ra thì phải nắm đầu cán chứ", Tr. nói.
Nguồn tin: Tuổi Trẻ