"Thương
mại – dịch vụ, khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhưng bị ảnh hưởng nhiều
nhất. Trong đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 28,4%; hoạt động hành
chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 24,16%; vận tải, chuyển phát giảm 13,88%;
nghệ thuật vui chơi và giải trí giảm 8,88%. Doanh thu từ dịch vụ
lưu trú và ăn uống 6 tháng qua chỉ đạt 6.858 tỷ đồng, giảm 26,2% so với
cùng kỳ. Tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 1,66 triệu
lượt, giảm hơn 49%. Dịch bệnh cũng khiến thị trường lao
động ảm đạm. Trong số gần 180.000 người lao động bị ảnh hưởng, có đến
12.600 người bị chấm dứt hợp đồng lao động, gần 60.000 người bị ngừng
việc, nghỉ không hưởng lương."
Lần đầu kể từ khi là thành phố trung ương, kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng âm với nguyên nhân chính là Covid-19.
Kinh tế TP Đà Nẵng 6 tháng đầu năm bị bao phủ bởi nhiều gam màu tối,
hàng loạt các chỉ số bị âm trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm
nghiêm trọng.
Ông Trần Văn Vũ - Cục trưởng Cục thống kê TP Đà
Nẵng, cho biết tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2020
giảm 3,61% so với cùng kỳ năm trước. " Đây là lần đầu tiên kinh tế Đà
Nẵng tăng trưởng âm, kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
năm 1997", ông Vũ nói.
Trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã
hội thành phố Đà Nẵng được công bố ngày 30/6, quy mô toàn nền kinh tế 6
tháng ước đạt 51.072 tỷ đồng, giảm 917,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm
2019; xếp thứ 16/63 tỉnh thành của cả nước, giảm 1 bậc so với giai đoạn
2016 – 2019 và chiếm 1,36% tổng GDP cả nước.
Bí thư Thành uỷ Đà
Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa cũng đánh giá thành phố đang "hết sức khó
khăn" khi tăng trưởng âm trong bối cảnh cả nước GDP 6 tháng tăng 1,81%.
Riêng du lịch, năm nay đặt mục tiêu đón 9 triệu lượt khách, trong đó có 3
triệu khách nước ngoài nhưng lượng khách hiện tại không đáng kể. Khu vực trải nghiệm cano và ngắm san hô dưới chân bán đảo Sơn Trà còn thưa vắng khách. Ảnh: Nguyễn Đông.Thương
mại – dịch vụ, khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhưng bị ảnh hưởng nhiều
nhất. Trong đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 28,4%; hoạt động hành
chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 24,16%; vận tải, chuyển phát giảm 13,88%;
nghệ thuật vui chơi và giải trí giảm 8,88%. Doanh thu từ dịch vụ
lưu trú và ăn uống 6 tháng qua chỉ đạt 6.858 tỷ đồng, giảm 26,2% so với
cùng kỳ. Tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 1,66 triệu
lượt, giảm hơn 49%.
Khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 261,1 tỷ
đồng. Bên cạnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó
khăn, khi đến 90% trong số khảo sát gần 7.200 doanh nghiệp cho biết bị
ảnh hưởng vì Covid-19.
Từ ngày 1/1 đến 15/6, toàn thành phố có gần
2.000 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc thành lập mới. Trong khi có gần
1.300 đơn vị ngừng hoạt động và gần 400 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ
tục giải thể (tăng hơn 23%).
Dịch bệnh cũng khiến thị trường lao
động ảm đạm. Trong số gần 180.000 người lao động bị ảnh hưởng, có đến
12.600 người bị chấm dứt hợp đồng lao động, gần 60.000 người bị ngừng
việc, nghỉ không hưởng lương. Một dự án lớn có vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực biển Xuân Thiều (quận Liên Chiểu) đang được xây dựng. Ảnh: Nguyễn Đông.Thu
hút đầu tư nước ngoài đạt 135 triệu USD, giảm 75%. Điểm sáng là vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm ước tính đạt hơn 210 triệu USD,
tăng hơn 79%, tập trung vào các dự án lớn được cấp phép từ năm 2019,
như dự án sản xuất linh kiện hàng không, khu du lịch Xuân Thiều...
"Trong
giai đoạn khó khăn hiện nay, đây được xem là thành quả to lớn của chính
quyền thành phố trong chính sách thực hiện thu hút đầu tư, kiên định
mục tiêu chú trọng chất lượng thay vì chạy theo số lượng", ông Vũ nói.
Theo
Bí thư Đà Nẵng, thành phố đang xúc tiến và thu hút đầu tư vào Khu Công
nghệ cao. "Tháng 9 sẽ tổ chức Diễn đàn đầu tư và sẽ có một số dự án lớn
được trao giấy chứng nhận đầu tư", ông Nghĩa nói.