Covid-19: Bệnh nhân thứ 21 gây bức xúc vì đi nhiều và cuộc sống 'cao (BBC Tiếng Việt)

Một quan chức cộng sản nhiễm covid - 19, người dân mới biết tường tận cuộc sống của những kẻ tự xưng là " đầy tớ nhân dân ". Chúng ngày ngày ra rả học tập và làm theo Hồ Chí Minh, chắc thực chất cái gọi là phong cách cần, kiệm, liêm, chính của Hồ Chí Minh cũng chỉ như mấy kẻ luôn nhận là học trò của Hồ thôi. Đúng là thầy nào trò nấy.
cấp'

VN Airlines
NHAC NGUYEN
Máy bay của Vietnam Airlines

Dư luận Việt Nam nói nhiều về bệnh nhân thứ 21 bị dương tính virus corona sau khi đi cùng chuyến bay với bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và cô Nguyễn Hồng Nhung từ London về Hà Nội trên chuyến bay VN0054 tuần trước.

Dù tên của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư được nêu rõ, cùng tin ông Dũng "âm tính" sau xét nghiệm Covid-19, và cô Nguyễn Hồng Nhung được gọi là bệnh nhân 17, nhưng người thứ 21 lại không được nêu rõ tên.

Trang VietnamNet 08/03 chỉ ghi tắt gọi ông là "N.Q.Th, 61 tuổi".

Xét về mặt dịch tễ học, người này được coi là "tác nhân siêu lây lan" (super spreader) vì đã tiếp xúc ít nhất 96 người khác, theo thông báo của Bộ Y tế Việt Nam.


Tại một cuộc họp ở Hà Nội, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, ông Th. ngồi ghế 5A cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân N.H.N (ghế 5K).

Ông Th. bay từ Việt Nam đi Ấn Độ, sau đó sang Anh rồi về Việt Nam. Trên chuyến bay từ Ấn Độ sang Anh có ngồi cạnh 1 người quốc tịch Anh có biểu hiện sốt và ho liên tục."

Sau khi về Việt Nam, ông Th. đã có nhiều hoạt động ở nhiều nơi.

"Ông đã tiếp xúc với 96 người, ở nhiều nơi, có hội nghị ông dự đông nhất lên đến 40 người, tiếp xúc gần đây nhất là buổi đi ăn, đi chơi golf…"

Cùng ngày, trang Thanh Niên nói Việt Nam đã "cách ly y tế 50 người theo dõi nhiễm Covid-19 liên quan ca bệnh 61 tuổi".

Cũng có ý kiến cho rằng việc một cô gái con nhà giàu, một bộ trưởng và một quan chức cao cấp của đảng cầm quyền ở Việt Nam "có liên quan đến bệnh dịch" khiến nhãn quan của hệ thống chính trị về Covid-19 đột ngột thay đổi.

Cho đến gần đây, sự chú ý của nhà chức trách tập trung vào người bình dân, lao động, khách nước ngoài (Trung Quốc, Hàn Quốc) hơn là các thành viên của tầng lớp trên.
Người ta cũng tập trung quá nhiều vào nguy cơ dịch bệnh từ châu Á mà 'bỏ ngỏ' các nước Ý, Anh vốn đang có số lây nhiễm dâng cao.

Vụ cô Hồng Nhung, ông Nguyễn Chí Dũng và ông N.Q.Th. còn khiến nhiều cư dân quyền thế của thủ đô Việt Nam thấy "thời khắc Iran" đến gần, khi quan chức và cơ quan chính quyền bị tác động trực tiếp bởi nguy cơ virus corona.
Việc hai chị em cô Nguyễn Hồng Nhung bị mắc virus cũng khiến dư luận chú ý đến lối sống của giới con nhà giàu người Việt.

BBC News trên livepage tiếng Anh về virus trên toàn cầu có nhắc đến cô Nguyễn Hồng Nga ở London, gọi đây là "Vietnamese socialite" (tiểu thư ăn chơi Việt Nam), "đã mắc virus corona sau khi đi Milan và Paris dự hội chợ thời trang".

Liên quan tới giới showbiz, dư luận cũng chú ý đến một nữ ca sĩ "được mời diễn tại buổi tiệc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và có tiếp xúc với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng".

Tuy phụ nữ này được báo Việt Nam nói là "xét nghiệm âm tính", sinh hoạt cao sang, tiệc tùng của giới quan chức trong mùa dịch Covid-19 vẫn trở thành đề tài bình luận rộng rãi trên Facebook.

Boeing 787
Getty Images
Khoang hạng thương gia trên Boeing 787- hình chỉ có tính minh họa

Nhà lý luận bình dị 'chơi sang'

Riêng về "người số 21", các trang tài liệu lưu truyền trên mạng xã hội nước này nói ông Th. làm việc tại Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một trang web tiếng Việt khác, thì nói ông còn là "thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng chính phủ Việt Nam".

Cùng lúc, cộng đồng mạng đặt ra câu hỏi một cơ quan "cầm lá cờ" về lý luận của chủ nghĩa cộng sản, phong trào cách mạng của những người vô sản, lại có quan chức "ăn trưa ở khách sạn 5 sao", buổi tối "đi chơi golf".

Một Facebooker là Nguyễn Tiến Tường viết trên trang cá nhân:

"...Ngoài việc họp ở hội đồng lý luận, ông đi ăn trưa ở ks Daewoo, ăn tối ở nhà hàng, đi đánh golf cùng đồng sự. Cũng phải nhờ đến con virus, mới phơi lộ được sự thật đằng sau vẻ bình dị."

Một số ý kiến cũng hỏi vì sao dân mạng ban đầu tập trung phê phán bệnh nhân 17, một thường dân, nhưng đến vụ quan chức - bệnh nhân số 21 - cũng không khai báo, còn đi làm, đi họp, dự tiệc, thì người ta ít phê phán hơn.

Phải chăng có điều gì đó không công bằng?

Trong lúc có chỉ trích đối với bệnh nhân số 21, cộng đồng mạng đánh giá cao ứng phó của chính quyền Hà Nội, và Bộ Y tế, qua chỉ đạo ngày đêm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Facebooker Trần Mạnh Kiên viết hôm 07/03:

"Hãy xem cách Bộ Y tế công bố 3 ca số 18, 19, 20 hay 16 ca trước đó. Rất nhẹ nhàng, chuyên nghiệp, bảo mật thông tin cá nhân của người nhiễm.

Tất nhiên ca số 17 bản chất có khác nhưng mọi thứ đều đã được cơ quan chức năng biết trước và xử lý trước đó rồi, liệu có cần "họp khẩn" hoành tráng lúc 22g đêm với cách thức đưa thông tin cũng rất "bí hiểm" để tạo sự tò mò cao độ trên MXH như vậy không? Kết quả thực tế cho thấy là chỉ vì 1 ca nhiễm mà cả Hà Nội náo loạn hết cả lên.

Chính quyền Hà Nội xử lý rất tốt việc cách ly dịch nhưng cũng cần rút kinh nghiệm trong việc truyền thông tới công chúng để tránh gây hoảng loạn không cần thiết."

Sau khi ban BBC News Tiếng Việt đăng video Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ họp khẩn đêm 06/03 về ca 17 tại Hà Nội dính Covid-19, trên trang Facebook của ban đã nhận được có nhiều bình luận.

Facebooker Toan Nguyen viết:

"Nói thật thời covid-19 này thì ở VN còn yên tâm hơn ở Hàn hay ở Mỹ và châu Âu rất nhiều (thông tin về dịch rất minh bạch rõ ràng)".