Việt Nam chỉ là nơi làm tiền (Võ Ngọc Ánh)
Nếu thể chế xã hội chủ nghĩa tốt, cộng sản thực tâm chống tham nhũng thì
gần nửa thế kỷ độc quyền cai trị, không cần đối phó với đảng đối lập thì vấn
nạn tham nhũng ở Việt Nam phải chỉ còn là cá biệt chứ không tràn lan, nghiêm
trọng, thách thức mọi định chế như hiện nay. (Võ Ngọc Ánh)
Quan chức nhà nước Việt Nam xem đất nước như cỗ máy kiếm tiền, chỗ để cướp
đoạt qua tham nhũng ngày càng phổ biến, số tiền ngày càng lớn, cách thức đa
dạng hơn.
Quốc nạn này đang tỷ lệ thuận với sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa trên
lãnh thổ Việt Nam.
Lý tưởng lầm lạc
Hắn gặp không ít người cố tình biện minh, thế hệ cộng sản đầu tiên là những
người yêu nước, vì lý tưởng. Cán bộ, lãnh đạo không nhận, lấy của dân dù chỉ
một đồng.
Điều này chưa hẳn đã đúng. Bởi sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản được thiết
lập bằng con đường chiến tranh. Sinh lực của xã hội, xác người chồng lên nhau
chỉ để phục vụ cho chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.
Trong hơn 40 năm đầu áp đặt lý tưởng, xây dựng xã hội chủ nghĩa mọi thứ đều
tem phiếu. Ngay cả khi có tiền cũng không mua được cái đang cần. Một xã hội
không có thị trường, tất cả hàng hóa do nhà nước phân phối, ban phát.
Sở hữu cá nhân nếu có, chỉ đơn giản là chiếc xe đạp, cặp xách, sang hơn
radio, cái đồng hồ xuất xứ từ các nước xã hội chủ nghĩa…Người dân không thể
chọn nơi học hành, chữa bệnh… Mọi thứ do nhà nước định đoạt. Cả xã hội chỉ quan
tâm đến có cái để ăn, đủ vải che thân, không bị đấu tố, chết ở đâu… trong ngộ
nhận chân lý cách mạng, lầm lạc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cái thời từ cán bộ
đến thứ dân đều đói, trừ cấp trung ương. Trong đất nước đói tham nhũng tuy có
nhưng không nhiều, thiệt hại chưa lớn.
Tham nhũng như khí thế cách
mạng
Tiếng súng tạm ngưng, cộng sản đã đưa cả nước vào đói, khổ với cách vận
hành nền kinh tế sai lầm. Trước cái chết đói của cả nước buộc đảng cộng sản
Việt Nam phải thay đổi. Chấp nhận hình thái kinh tế của hệ thống tư bản – mở
cửa về kinh tế từ đại hội lần thứ VI của đảng này vào cuối năm 1986.
Điều mà trước đó bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong vòng kiểm soát của cộng
sản áp dụng cách kinh doanh, sản xuất… theo lối tư bản đều bị buộc tội phản
động, chống cách mạng, thực dân – đế quốc… phải trả giá bằng tù đày, cái chết,
tài sản bị nhà nước cướp.
Sau mở cửa, đặc biệt khi bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước tham nhũng
bùng phát như khí thế cách mạng trước đó. Nó có mặt khắp nơi, trên tất cả các
lĩnh vực, đang dạng về cách thức. Tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, lộng hành
mọi noi, từ ông trưởng thôn, khu phố đến trung ương, kể cả trong xóa đói, cứu
trợ…
Quan chức đảng, chính quyền xem nhân dân, tài nguyên đất nước như cái kho
không chủ để vơ vét. Họ tạo phe phái, câu kết với thương nhân cơ hội đề ra
chính sách, nhân danh quy hoạch, dự án… để chiếm đoạt. Tạo ra một xã hội bất
công, đẩy nhiều người vào con đường bần cùng với cảnh mất đất, mất nhà, những
bản án đầy oan khiên… Hình thành nên tầng lớp dân oan có mặt tại tất cả các
tỉnh thành. Luật pháp chỉ là công cụ bảo kê cho hệ thống cai trị, người có
quyền, lắm của… Nó không vận hành đúng chức năng, đảm bảo sự công bằng, dân chủ
của xã hội.
Cỗ máy kiếm tiền của quan chức
Sự nhiệt thành cách mạng trong thế hệ đầu tiên của nhiều người là sự ngộ
nhận về lý tưởng. Người dân bị lừa dối về tinh thần yêu nước để phục vụ cho mưu
đồ cai trị của cộng sản. Đến cuối những năm 1980s đầu những năm 1990s, phong
trào cộng sản và hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới sụp đổ do sự phản dân
chủ, chống lại sự tiến bộ của nhân loại.
Tại Việt Nam đã có nhiều tiếng nói thức tỉnh lên tiếng cho sự cần thiết
thay đổi về chính trị, đưa đất nước vào con đường dân chủ, tiến bộ. Đáng buồn
thay, đảng cộng sản đã cô lập, giam lỏng, cầm tù họ… Trong khi đó lại đưa đất
nước vào con đường lệ thuộc vào Trung Quốc.
Sau sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, ý thức hệ, cách quản lý phản
tiến bộ, cản trở dân chủ, chống lại văn minh… những người cộng sản không hẳn
không thấy. Tuy nhiên vì ích kỷ, cộng sản cha, cộng sản con, cộng sản cháu nhân
danh truyền thống cách mạnh tìm mọi cách để duy trì quyền lực, trục lợi cho cá
nhân, phe nhóm.
Cứ nhìn cách quan chức làm giàu, sắm đồ, cho con học hành, khám chữa bệnh…
sẽ thấy niềm tin của họ đang đặt nơi đâu. Khi nhận ra lý tưởng cộng sản sai
lầm, con đường xã hội chủ nghĩa chỉ là lừa dối, quan chức chỉ xem dân là đối
tượng để họ cai trị, làm giàu trên sự đói nghèo của người dân, bán tháo tài
nguyên làm đầy túi riêng.
Nếu thể chế xã hội chủ nghĩa tốt, cộng sản thực tâm chống tham nhũng thì
gần nửa thế kỷ độc quyền cai trị, không cần đối phó với đảng đối lập thì vấn
nạn tham nhũng ở Việt Nam phải chỉ còn là cá biệt chứ không tràn lan, nghiêm
trọng, thách thức mọi định chế như hiện nay.
Võ Ngọc Ánh (7/1/2020)