Việt Nam sẽ ‘xoay trục’ về Mỹ ra sao sau vụ Hải Dương 8? (Phạm Chí Dũng)
Ai cũng biết đến câu nói về sự đu dây và chọn phe của ĐCSVN là "đi với Mỹ mất đảng, đi với Trung Quốc thì mất nước" và ĐCSVN thì thà mất nước còn hơn mất đảng. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn là duy trì được sự lãnh đạo độc quyền của đảng. Tuy nhiên tình thế đã đổi thay. Cách đây 4 năm ông Nguyễn Gia Kiểng đã viết bài "Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang" với nhận định rằng TQ không còn là cho dựa cho VN nữa vì họ đang gặp khủng hoảng và trong trường hợp đó thì VN chỉ còn mỗi cách 'xoay trục' sang Mỹ. ĐCSVN biết rõ là "đi với Mỹ' (tức là các nước dân chủ) thì phải trả giá như thế nào nhưng họ không còn cách nào khác. Họ hy vọng là với sự yếu kém của đối lập dân chủ VN thì họ có thể 'dân chủ hóa đất nước một mình' khi tình thế bắt buộc. Trump cũng là một 'đồng minh' trời cho ĐCSVN khi ông ta chỉ quan tâm đến tiền chứ không hề quan tâm đến dân chủ...Có nhiều dấu hiệu cho thấy ĐCSVN đã quyết định 'xoay trục' sang Mỹ.
Đến giờ phút này, ‘xoay trục’ sang Mỹ hầu như đã là một định đề
phải có và không còn lối thoát nào khác của chính thể độc đảng ở Việt
Nam. Nhưng sẽ là ‘xoay trục’ ra sao và đến mức độ nào?
Hậu quả từ mê nhảm ngủ ngày
Chiến dịch gây hấn của Trung Quốc mang tên ‘Hải Dương 8’ cùng những
trò phép tiếp sau tàu này nổ ra tại Bãi Tư Chính của Việt Nam vào năm
2019 hoàn toàn xứng đáng là đáp án thích đáng cho phương trình ‘Bốn Tốt’
và ‘Mười Sáu Chữ Vàng’ mà giới chóp bu Hà Nội vẫn mê nhảm trong cơn ngủ
ngày.
Cơn ngủ ngày đó đã lê lết thảm thiết từ tháng 5 năm 2014 - khi nổ ra
vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lao vào Biển Đông như một cái
tát nổ đom đóm vào mặt Bộ Chính trị Việt Nam… cho tới tận giờ này.
Cái cách mà Nguyễn Phú Trọng bày tỏ ‘trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt
Nam’ hệt như lối lấy lòng ‘đảng anh’ của ông ta chỉ tổ khiến Tập Cận
Bình lên mặt trịch thượng và ‘mềm nắn’ hơn nữa với ‘đứa con hoang đàng’
(từ ngữ mà Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã xỉ vả các
ủy viên bộ chính trị Việt Nam ngay tại Hà Nội vào năm 2014, vài tháng
sau khi xảy ra biến cố Hải Dương 981).
Tính thực chứng về hậu quả đã hiện ra rất rõ: bất chấp những chuyến
‘triều kiến’ liên tục của đích thân Nguyễn Phú Trọng và và các nhân vật
còn lại trong ‘tứ trụ’ vào thời Trần Đại Quang còn chưa chết và vào thời
hậu Quang, bất chấp việc giới qauan chức cao cấp Việt Nam đã cúc cung
muối mặt mời Tập Cận Bình phát biểu trong nghị trường của một quốc hội
‘nghị gật’ ở Hà Nội trong lúc công an Việt thẳng tay đánh đổ máu đồng
bào mình vì dám phản đối họ Tập, cũng bất chấp việc giới quan chức cao
cấp Việt Nam đã cúi mình ký kết với Trung Quốc hàng chục văn kiện hợp
tác và thỏa hiệp về nhiều chuyện - đặc biệt là cơ chế nhập khẩu hàng hóa
từ Trung Quốc và cho nhà thầu Trung Quốc những ưu đãi quá lớn - sau vụ
Hải Dương 981…, Bắc Kinh vẫn tuần tự và lạnh lùng đánh thẳng vào yết hầu
nuôi đảng của ‘đảng em’ Việt Nam là Bãi Tư Chính trong ba năm liên tiếp
- lần đầu vào tháng 7 năm 2017, lần thứ hai vào tháng 3 năm 2018 và
thêm một lần nữa - nguy biến hơn hẳn - vào năm 2019.
Chính sách ‘ba không’ của chính thể độc tài ở Việt Nam đã vỡ vụn như
những con tàu ngư dân Việt bị lừa bọc bằng sắt gỉ của Trung Quốc để khi
tiến ra biển lớn đã vỡ tung. Nhưng với não trạng bị xem là ‘hèn với
giặc, ác với dân’ của giới cầm quyền ở Việt Nam, sự thể cay đắng nhất,
cay đắng tận cùng vẫn là việc ‘đảng em’ bị chính ‘đối tác chiến lược
toàn diện quan trọng nhất’ - như cách mà Hà Nội thường tụng ca Trung
Quốc đến ngút ngàn mây xanh’ - ép vào tử lộ.
‘Trung Quốc dồn Việt Nam vào chân tường rồi!” - lời tán thán thốt lên
bởi một viên tướng trên mâm chiếu có đến 500 tướng quân đội ở Việt Nam -
hẳn đã phản ánh cái thế ‘kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống’ mọp lạy bỉ bôi
đến thế nào.
Nếu mất Bãi Tư Chính?
Đã đến nước này, không phản ứng thì chỉ có chết. Chết theo đúng nghĩa bóng và cả nghĩa đen.
Bởi Bãi Tư Chính - nơi mà Trung Quốc không thèm giấu diếm ý đồ muốn
nuốt trọn - là khu vực màu mỡ nhất về dầu và khí đốt, tập trung nhiều
nhất các lô dầu khí là tiềm năng thiên nhiên duy nhất còn lại ở Việt
Nam, sau khi ‘rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu’ đã cạn kiệt và hoang hóa
sau hơn bốn chục năm ‘giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước’ và bởi
nguồn cơn ‘có cho người cộng sản cả một sa mạc thì họ vẫn phải nhập khẩu
cát’.
Sự thật rành rành là nếu mất Bãi Tư Chính, hoặc nếu không mất nhưng
phải cắm mặt ‘cùng hợp tác khai thác dầu khí’ với Trung Quốc để chấp
nhận chia tỷ lệ đến 60% hoặc hơn cho ‘đồng chí tốt’, trong khi Bắc Kinh
chỉ đơn giản là thò tay vào túi người khác móc tiền, chính thể Việt Nam
sẽ mất trắng hoặc mất phần lớn số ngoại tệ lên đến 4-5 tỷ USD mỗi năm -
bằng với ngân khoản chi phí cho quốc phòng và bổng lộc hàng năm cho 500
tướng quân đội cùng nhiều ngàn đại tá của chế độ này.
Trong khi đó, tình cảnh đã trở nên bĩ cực đến khôn tả: cho dù luôn
tuyên rao có chẵn một chục ‘đối tác chiến lược toàn diện’ với nhiều quốc
gia trên thế giới, đã không một bàn tay nào được chìa ra cho Việt Nam
kể từ khi nổ ra vụ Hải Dương 981 và tiếp đến vụ Bãi Tư Chính trong ba
năm liên tiếp 2017, 2018 và 2019. Trong số đó, có cả hai ‘đối tác chiến
lược’ có lợi ích ở Bãi Tư Chính là Tây Ban Nha - mỏ Cá Rồng Đỏ, và Nga -
mỏ Lan Đỏ, đều tuyệt đối im tiếng.
Trong tận cùng nỗi ‘cô đơn chiến lược’ như thế, rốt cuộc chính thể Việt Nam phải dựa vào ai?
Chỉ còn có Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc ở Biển Đông.
Làm sao để bỏ đá ghè chân mình?
Mỹ cũng có lợi ích về dầu khí ở vùng biển ngoài khơi Quảng Nam, Quảng
Ngãi của Việt Nam: mỏ khí đốt Cá Voi Xanh có trữ lượng đến 150 tỷ mét
khối và có thể mang lại đến 60 tỷ USD - một con số khổng lồ và cực kỳ
hấp dẫn để trám bù vào ngân sách hộc rỗng của đảng CSVN.
Nhưng Mỹ lại chưa hề là ‘đối tác chiến lược’ của Việt Nam. Thậm chí
Mỹ còn bị Nguyễn Phú Trọng và những người đồng đảng của ông ta xem là
‘đối tác toàn diện loại thường’.
Bài toán đặt ra với Trọng hiện thời là một sự gấp rút thời gian khi
phải lôi kéo được người Mỹ tham gia bảo vệ không chỉ vùng biển mà cả
vùng trời của Việt Nam ở Biển Đông, mà nếu động thái đó được triển khai
có hiệu quả thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ yên tâm khai thác dầu khí
cùng với các đối tác liên doanh mà không còn quá sợ hãi bị Trung Quốc
nắt nạt, còn Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng có thể tỏ ra can đảm hơn đôi
chút chứ không đến nỗi bị dân chửi ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’
và ‘chưa đánh chác gì đã đái cả ra quần’.
Nhưng muốn đạt được ý đồ trên, chính thể độc đảng ở Việt Nam lại phải
tính đến việc từ bỏ một phần hoặc toàn bộ chính sách ‘ba không’ giáo
điều và vô bổ của nó, nhất là hai nguyên tắc không liên kết với nước này
để chống lại nước khác và không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở
Việt Nam mà đã tự lấy đá ghè chân mình.
Bởi thực chất mối quan hệ ‘đối tác chiến lược’ mà giới chóp bu Việt
Nam đang muốn tìm kiếm ở người Mỹ là sẽ phải giải tỏa những nguyên tắc
cản đường: không những Việt Nam và Mỹ phải tiến đến một quan hệ hợp tác
quân sự chặt chẽ theo mô hình tương trợ quốc phòng mà Mỹ đã ký và thực
thi với Philippines, mà Việt Nam phải thừa hiểu là chỉ khi cho Mỹ đặt
căn cứ quân sự ở quân cảng Cam Ranh thì tàu Mỹ và máy bay Mỹ mới có thể
khống chế được các tàu và máy bay Trung Quốc từ phía Bắc lấn xuống Biển
Đông.
Chứ không thể chỉ bằng cách ‘đọc vẹt’ của người phát ngôn bộ Ngoại
giao Việt Nam về ‘tôn trọng tự do hàng hải’ và cả ‘tự do hàng không’ là
đã đủ cho mối quan hệ tương trợ quốc phòng Việt - Mỹ. Cũng không chỉ
bằng cử chỉ âm thầm ‘trốn’ không chịu đi Bắc Kinh của Nguyễn Phú Trọng.
Nếu chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2019 như một dự kiến mới nhất, đó sẽ là cuộc làm việc còn quan trọng hơn cả sĩ diện của cá nhân ông Trọng. Đó là vận mạng của các mỏ dầu khí ở Biển Đông, của ngân sách đảng, thậm chí còn là số phận của đảng CSVN và của toàn bộ lực lượng ‘còn đảng còn tiền’ và ‘còn đảng còn mình’.
Nếu chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2019 như một dự kiến mới nhất, đó sẽ là cuộc làm việc còn quan trọng hơn cả sĩ diện của cá nhân ông Trọng. Đó là vận mạng của các mỏ dầu khí ở Biển Đông, của ngân sách đảng, thậm chí còn là số phận của đảng CSVN và của toàn bộ lực lượng ‘còn đảng còn tiền’ và ‘còn đảng còn mình’.
Đến giờ phút này, Việt Nam ‘xoay trục’ sang Mỹ hầu như đã là một định
đề phải có và không còn lối thoát nào khác. Cần có một điểm gặp nhau
của chính sách xoay trục của Hoa Kỳ về châu Á - Thái Bình Dương từ năm
2013 với chủ trương xoay trục từ phương Bắc sang phương Tây của Việt Nam
ngay vào lúc này, sau khi giới chóp bu Hà Nội đã bỏ lỡ không ít cơ hội
để làm điều đó suốt từ năm 2014 đến tận gần đây.
Điểm gặp nhau đó sẽ thành hình vào lúc nào và như thế nào? Mọi chuyện
tùy thuộc vào cái thế bị dồn đến chân tường của Việt Nam, và phụ thuộc
phần lớn vào quan điểm và ‘bản lĩnh Nguyễn Phú Trọng’ khi ông ta đàm
phán ở Washington không chỉ với Donald Trump mà cần với cả Ủy ban Đối
ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ.
VOA