Tổng thống Philippines cho phép người dân bắn quan chức tham nhũng (Thành Đạt)

Đây là một hành động điên khùng của Duterte, một hành động kéo lùi xã hội về thời kỳ man rợ trong đó con người phải giải quyết những vấn đề của xã hội bằng bạo lực thay vì bằng luật pháp. Hành động này là một vi phạm rất nghiêm trọng về nhân quyền khi nó cho phép sử dụng bạo lực với ngay cả những người vô tội, việc kết luận một người có tội chỉ có thể được quyết định thông qua những toà án độc lập và công bằng, tổng thống hay ai khác đều không thể có quyền kết tội người khác. Hành động cũng không phải là giải pháp để chống tham nhũng mà nó chỉ làm cho bạo lực lên ngôi trong xã hội mà thôi. Tham nhũng là một vi phạm đạo đức bằng cách sử dụng công quyền cho lợi ích cá nhân, làm sao có thể nói đến vấn đề đạo đức ở đây để chống tham nhũng trong một xã hội mà người ta có thể tuỳ tiện "bắn" người khác mà không bị xét xử ? Hành động này cũng cho thấy Duterte không biết gì về chứ năng của chính quyền mà ông đang là người đứng đầu, trong một đất nước chính quyền là thực thể duy nhất có quyền áp đặt một cưỡng chế thân xác trên con người. Duterte là ví dụ điển hình nhất cho tác hại của những nhà lãnh đạo dân tuý, những người đưa ra những giải pháp mị dân nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra rất nguy hiểm và có thể nói là ngu xuẩn trong trường hợp này. 

Tổng thống Philippines cho phép người dân bắn quan chức tham nhũng - 1

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho phép công dân nước này bắn bất kỳ quan chức nào nhận hối lộ và cam kết sẽ không truy tố.

Theo Manilla Bulletin, Tổng thống Duterte ngày 12/9 tuyên bố ông cho phép người dân Philippines bắn bất kỳ quan chức nào mà họ chứng kiến nhận hối lộ. Tuy nhiên, họ không được phép bắn chết.

“Nếu bạn đi đóng thuế, lệ phí hay nhận chứng chỉ, mà các quan chức đòi hối lộ, hãy bắn họ. Nếu bạn có vũ khí, bạn có thể bắn họ, nhưng không được giết họ, vì nếu bị xét xử, bạn có thể không được tha tội”, Tổng thống Duterte nói.

Theo Tổng thống Duterte, những người làm theo chỉ đạo của ông sẽ không bị bỏ tù, mà chỉ chịu hình phạt ngoài cơ thể. Nhà lãnh đạo Philippines nói rằng tham nhũng đã trở thành vấn nạn tràn lan tại đất nước của ông.

Kể từ khi lên nhậm chức năm 2016, ông Duterte đã đưa ra nhiều phát ngôn và chỉ đạo cứng rắn, trong đó có chiến dịch bài trừ tham nhũng và chống ma túy tại Philippines. Liên Hợp Quốc, các tổ chức nhân quyền và nhiều quốc gia đã lên tiếng phản đối cuộc chiến chống ma túy đẫm máu này.

Tính đến tháng 1/2019, khoảng 5.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến chống ma túy tại Philippines. Trong khi đó, các nhóm nhân quyền ước tính con số thực tế có thể cao hơn gấp đôi.

Nguồn tin: Báo Dân Trí