SỢ (Nguyễn Thị Bích Ngà)

Mỗi một người bình thường có khoảng 10 đến 15 nỗi sợ. Có nỗi sợ hiển hiện ra ngoài, có nỗi sợ tiềm ẩn cho đến khi hoàn cảnh buộc người ta phải đối diện thì mới nhận ra. Có nỗi sợ to lớn và cũng có nỗi sợ nho nhỏ. Ai cũng sợ, chẳng ai thoát cả, bởi sợ là một phần của bản năng bảo vệ con người trước nguy hiểm nhằm nâng cao khả năng sinh tồn. Và lẽ dĩ nhiên, nỗi sợ của người này không giống nỗi sợ của người khác. Từ đây, ta hiểu, sợ là bản năng, không phải là điều xấu.

Image may contain: one or more people

Trong cuộc sống, khi phải đối mặt với nỗi sợ, người tìm cách vượt qua, đương đầu, khắc phục nỗi sợ để tồn tại và chiến thắng thì đó là người dũng cảm. Đôi khi, chỉ cần dũng cảm với chính mình cũng đã là dũng cảm. Điều này không cần chứng minh với người khác.

Nhưng số người như vậy không nhiều ở Việt Nam bởi từ nhỏ tới lớn người Việt ít được học và ít tự học kỹ năng sống.

Trong khi đó ta lại thấy quá nhiều người lừa dối ngay cả chính bản thân mình khi không dám thừa nhận ngay cả nỗi sợ của bản thân. Họ né tránh và giả vờ nỗi sợ không tồn tại. Đây là cơ chế phản vệ tự nhiên để con người có thể chống chọi lại với người ngoài. Và đó là điều dễ làm hơn là đương đầu. Lẽ tất yếu, con người không có kỹ năng sẽ chọn cách dễ nhất. Không có lỗi.

Nhưng khi ta để cho cơ chế phản vệ đánh lừa quá nhiều, sẽ dẫn đến việc không dám nhìn nhận sự thật, không dám đối mặt với bất kỳ điều gì, lúc nào cũng né tránh và khi ta để cho nỗi sợ lấn át cả lương tri thì sẽ thành hèn.

Nhiều người hèn thì đất nước bị độc tài lên ngôi nắm quyền bởi khả năng phản kháng của đa số đã bị triệt tiêu.

Lãnh đạo hèn thì họa mất nước, sự nhân bản trong xã hội bị xói mòn, các giá trị bị đảo lộn.

Nguồn bài: Nga Thi Bich Nguyen