Kazakhstan: Biểu tình chống Trung Quốc nổ ra tại 2 thành phố lớn (RFI)
"Giấc mơ Trung Hoa" của chủ tịch Tập Cận Bình đang gặp hạn nặng khi bị thêm một nước láng giềng chống đối dữ dội. Kazakstan là một quốc gia rộng lớn, nhiều tài nguyên, nằm chắn giữa Nga và Trung Quốc. Các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ đa phần đều rơi vào chế độ độc tài với mô hình "tổng thống chế". Sự nghèo khó của người dân cộng thêm sự phụ thuộc quá đáng vào Trung Quốc khiến nhiều người phẫn nộ. Sự phẫn nộ này đặt chính quyền vào thế khó xử khi phải 'thoát Trung" dần dần và đó là cái kết không thể khác của các quốc gia này.
Nhiều người dân tại hai thành phố lớn của Kazakhstan là thủ đô Nur Sultan và thành phố Almaty đã xuống đường biểu tình vào hôm qua, 21/09/2019 để tố cáo ảnh hưởng quá nặng của Trung Quốc tại nước Cộng Hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ này. Các cuộc biểu tình đã bị cảnh sát đàn áp, và theo hãng tin Anh Reuters, đã có đến 57 người bị bắt giữ.
Nhiều người dân tại hai thành phố lớn của Kazakhstan là thủ đô Nur Sultan và thành phố Almaty đã xuống đường biểu tình vào hôm qua, 21/09/2019 để tố cáo ảnh hưởng quá nặng của Trung Quốc tại nước Cộng Hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ này. Các cuộc biểu tình đã bị cảnh sát đàn áp, và theo hãng tin Anh Reuters, đã có đến 57 người bị bắt giữ.
Từ Tbilissi, Régis
Genté, thông tín viên RFI phụ trách khu vực Trung Á, giải thích rằng
những cuộc biểu tình nhằm tố cáo tầm quan trọng ngày càng tăng của nước
láng giềng Trung Quốc trên nền kinh tế Kazakhstan, trong bối cảnh người
dân đang bất mãn với chính phủ, và không hài lòng trước những thiếu sót
trong việc tái phân phối lợi tức từ dầu hỏa:
Trên những tấm biểu ngữ, người ta đọc được những hàng chữ như « Hãy chấm dứt sự bành trướng của Trung Quốc » hoặc « Hãy nói không với các công ty Trung Quốc ».
Tâm lý chống Trung Quốc đã bùng lên vào lúc hàng chục thực thể công nghiệp đã được Bắc Kinh mở ra tại Kazakhstan trong những năm gần đây, bên cạnh 55 dự án đang được phát triển, với các khoản đầu tư khoảng 25 tỷ euro, trong các lĩnh vực như dầu khí, nông nghiệp hoặc giao thông vận tải.
Một phần của xã hội Kazakhstan đang chỉ trích sức mạnh của Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia Trung Á này đã phát triển chậm hẳn lại do việc giá dầu thế giới sụt giảm từ sau năm 2014.
Bối cảnh kinh tế khó khăn đó đã nuôi dưỡng tâm lý quan ngại từng có trước đây về mối « hiểm họa da vàng » ở Kazakhstan, và nỗi lo âu trước nguy cơ lệ thuộc vào sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Dư luận Kazakhstan đang sợ bị biến thành nạn nhân của chính sách « ngoại giao bẫy nợ » của Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh thường tung bạc tỷ ra cho vay, rồi sau đó chiếm lấy các tài sản chiến lược khi các quốc gia con nợ không còn khả năng trả nợ.
Kazakhstan được cho là đang nợ Trung Quốc hơn 10 tỷ euro, tiền vay mượn trong khuôn khổ kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy.
Trên những tấm biểu ngữ, người ta đọc được những hàng chữ như « Hãy chấm dứt sự bành trướng của Trung Quốc » hoặc « Hãy nói không với các công ty Trung Quốc ».
Tâm lý chống Trung Quốc đã bùng lên vào lúc hàng chục thực thể công nghiệp đã được Bắc Kinh mở ra tại Kazakhstan trong những năm gần đây, bên cạnh 55 dự án đang được phát triển, với các khoản đầu tư khoảng 25 tỷ euro, trong các lĩnh vực như dầu khí, nông nghiệp hoặc giao thông vận tải.
Một phần của xã hội Kazakhstan đang chỉ trích sức mạnh của Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia Trung Á này đã phát triển chậm hẳn lại do việc giá dầu thế giới sụt giảm từ sau năm 2014.
Bối cảnh kinh tế khó khăn đó đã nuôi dưỡng tâm lý quan ngại từng có trước đây về mối « hiểm họa da vàng » ở Kazakhstan, và nỗi lo âu trước nguy cơ lệ thuộc vào sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Dư luận Kazakhstan đang sợ bị biến thành nạn nhân của chính sách « ngoại giao bẫy nợ » của Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh thường tung bạc tỷ ra cho vay, rồi sau đó chiếm lấy các tài sản chiến lược khi các quốc gia con nợ không còn khả năng trả nợ.
Kazakhstan được cho là đang nợ Trung Quốc hơn 10 tỷ euro, tiền vay mượn trong khuôn khổ kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy.