Bãi Tư Chính trong tranh chấp địa chính trị Biển Đông (Nhiều tác giả)

Người Việt quan tâm không nên để cái sợ mất nước vào tay Trung Quốc chiếm hết đầu óc của mình, mà nên tìm cách làm sao cho đại đa số người dân thấy rằng Đảng cộng sản Việt Nam không còn khả năng lãnh đạo, không còn chính nghĩa, và không còn được sự hậu thuẫn của người dân nữa. Nghĩa là họ hoàn toàn bất tài, bất đức và bất lực. Chỉ khi nào người dân Việt Nam có tiếng nói, trí thức tinh hoa Việt Nam có chỗ đứng và có phần quyết định vào vận mệnh đất nước, và quyền lực cũng như quyền lợi thuộc về toàn dân tộc Việt Nam, thì đất nước này mới thực sự có đủ sức mạnh để chống lại nạn ngoại xâm và để xây dựng lại nền tảng căn bản của quốc gia mà từ đó vươn lên. (Phạm Phú Khải)
Vụ bãi Tư Chính : Chưa kiện thì chưa tin
Phạm Phú Khải, VOA, 14/08/2019
Sự kiện Bãi Tư Chính trong những tuần qua cho thấy ba điều quan yếu.
Một, Bắc Kinh mạnh mẽ chứng tỏ uy thế và toàn bộ chủ quyền của họ trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Hà Nội, hay của Washington, hay ngay cả phán quyết trước đây của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration- PCA) có lợi cho Phi Luật Tân năm 2016.
Hai, Trung Quốc chủ động dùng cơ hội này để lên án Việt Nam vi phạm chủ quyền của họ, chứ không phải họ là kẻ xâm phạm. Tức không còn là tranh chấp mà đổi sang thành bảo vệ chủ quyền. Nếu họ tiếp tục sử dụng chiêu bài này và lập đi lập lại từ ngày này qua tháng nọ thì một ngày nào đó rất có thể họ thành công mưu kế tằm ăn dâu này.
Ba, Hà Nội tuy phản ứng mạnh mẽ, có lẽ là mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, qua phát ngôn nhân hay qua các diễn đàn quc tế, tòa đại sứ tại Canberra hay Washington v.v… nhưng vẫn chưa đủ dứt khoát. Hà Nội vẫn chưa dám đi đến quyết định kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Thường trực, hay đi xa hơn nữa, nâng cấp quan h vi Hoa Kỳ thành đồng minh chiến lược mà hiện tại chỉ dừng lại ở mức quan hệ đối tác toàn diện.
Hà Nội hiện đang đứng ở thế khó xử. Thế đu dây của họ, tuy phần nào hiệu quả từ trước đến nay, giờ đây rõ ràng cần xét lại, nhất là trong bối cảnh chính trị quyền lực leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ là bề mặt và chiến thuật, kiềm chế sự trổi dậy của Trung Quốc hiện nay và sắp tới để họ không trở thành bá quyền khu vực, thách thức trật tự thế giới, gây quan ngại về an ninh cho khu vực, mới là chiến lược lâu dài. Đảng Cộng hòa hay Dân chủ đều nhất quán tiến hành chiến lược hành động như thế. Hà Nội hiển nhiên thừa hiểu điều này. Bắc Kinh đưa tàu Hải Dương 8 và 80 chiếc tàu khác để tiến hành các hoạt động khảo sát trong khu vực, vừa dò xét thái độ của Hà Nội, vừa tạo áp lực để Hà Nội chọn phe, thay vì tiếp tục đu dây. Washington có lẽ cũng không muốn Hà Nội tiếp tục đu dây như xưa nay nữa.
Tóm lại, chính trị quyền lực trong vùng và thế giới bắt buộc Hà Nội phải có quyết định dứt khoát. Thời gian không đứng về phía họ.
Lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam biết rõ họ không thể trông đợi vào tổ chức ASEAN để lên tiếng hay bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của mình trên Biển Đông. Về mặt pháp lý thì chỉ có quyết định của PCA mới giúp Hà Nội. Còn về mặt thực tiễn thì chỉ có Washington, và sức mạnh của người dân, mới giúp được.
Địa chính trị tại Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương không chỉ ảnh hưởng riêng đến Hà Nội, Bắc Kinh và Washington mà còn bao nhiêu quốc gia trong vùng cũng như thế giới. Úc cũng đang đứng ở thế khó xử, chẳng đặng đừng này. Trung Quốc là nước giao thương lớn nhất của Úc, chiếm gần một phần ba xuất khẩu và nhập khẩu tại đây. Nghĩa là nền kinh tế của Úc phụ thuộc rất nặng nề vào mối giao thương này. Nhưng về mặt an ninh thì Úc luôn là đồng minh của Mỹ, nhất là từ sau Thế Chiến II, đặc biệt khi Anh không còn khả năng đỡ đầu cho Úc và chính sách ngoại giao của Úc không còn phụ thuộc vào Anh nữa. Nhưng cân bằng giữa hai quan hệ này không hề dễ đối với Canberra.
Phần lớn các chiến lược gia của Úc hiểu rằng an ninh và chủ quyền quốc gia luôn là chiến lược ưu tiên, đứng trên thương mại và kinh tế. Cuộc viếng thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng quốc phòng Mark Esper tại Úc vào đầu tuần này, trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông và thương chiến leo thang, đã gửi tín hiệu đến Bắc Kinh là phải cẩn thận trong hành động. Ông Esper cho biết ý định của Washington là thiết lập các hệ thống hỏa tiễn có tầm 500km đến 5.500 km trên đất liền ở khắp vùng, và thẳng thừng cảnh báo "hành vi hung hăng một cách lập đi lập lại đáng quan ngại", và "hành vi gây bất ổn định" của Bắc Kinh. Vào thứ Ba 6 tháng 8 vừa qua, Hoa Kỳ đã gửi chiến hạm USS Ronald Reagan qua vùng biển này để bảo đảm "hòa bình qua sức mạnh".
Trong bối cảnh chính trị quyền lực leo thang như thế, Hà Nội khó thể nào mà không chọn, nhất là khi Bắc Kinh đã tăng cường áp lực tại Bãi Tư Chính. Chọn Bắc Kinh thì có thể Hà Nội giữ được ghế và quyền, nhưng sẽ mất mát quyền lợi quốc gia và chưa chắc sẽ được lòng dân. Chọn Washington thì Hà Nội vẫn có thể tiếp tục giữ ghế giữ quyền, và bảo đảm quyền lợi quốc gia, bởi vì Washington sẽ không đòi hỏi cải thiện nhân quyền hay thay đổi thể chế vào lúc này, và cũng có thể được lòng dân ; nhưng nguy cơ leo thang tại Biển Đông cũng rất cao. Thật ra nguy cơ đó sẽ luôn còn đó bởi vì, như đã trình bày trên, Bắc Kinh muốn khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ của họ tại Biển Đông qua động thái của họ tại Bãi Tư Chính và bao nhiêu đảo lớn nhỏ khác trong vùng.
Đứng trước sự kiện này, người dân Việt Nam quan tâm đến vận nước nên làm gì ?
Theo tôi, nên áp dụng tối đa các chiến thuật đấu tranh bất tuân dân sự (civil disobedience). Nghĩa là không làm bất cứ điều gì mà Đảng cộng sản Việt Nam muốn người dân làm, và làm những gì đảng không muốn người dân làm.
Chiến lược là phải đặt trách nhiệm về phía đảng, phía lãnh đạo, đặt vấn đề với mọi lời nói hay không nói, mọi hành động hay không hành động, của họ.
Nếu đã biểu tình thì tập trung vào việc kêu gọi Hà Nội phải có thái độ mạnh mẽ và dứt khoát với Bắc Kinh, tập trung khẩu hiệu kêu gọi đưa Trung Quốc ra tòa PCA, chẳng hạn.
Còn nếu tiếp tục làm theo những lời kêu gọi của Đảng cộng sản Việt Nam thì chẳng khác gì giúp cho họ có thêm chính nghĩa và sức mạnh.
Bất tuân dân sự đối với chế độ này là chiến lược cần thiết cho cuộc đấu tranh hiện nay.
Bắc Kinh có thể tạo áp lực tại Bãi Tư Chính, nhưng họ sẽ không xâm chiếm Việt Nam trên đất liền, ít nhất là trong một hai thập niên tới. Chủ trương của Bắc Kinh là ủng hộ và ảnh hưởng lên các chế độ mà quan điểm chính trị có lợi cho họ, phục vụ cho các mục tiêu chiến lược lâu dài để trở thành bá chủ thiên hạ trong ba thập niên tới.
Do đó người Việt quan tâm không nên để cái sợ mất nước vào tay Trung Quốc chiếm hết đầu óc của mình, mà nên tìm cách làm sao cho đại đa số người dân thấy rằng Đảng cộng sản Việt Nam không còn khả năng lãnh đạo, không còn chính nghĩa, và không còn được sự hậu thuẫn của người dân nữa. Nghĩa là họ hoàn toàn bất tài, bất đức và bất lực.
Chỉ khi nào người dân Việt Nam có tiếng nói, trí thức tinh hoa Việt Nam có chỗ đứng và có phần quyết định vào vận mệnh đất nước, và quyền lực cũng như quyền lợi thuộc về toàn dân tộc Việt Nam, thì đất nước này mới thực sự có đủ sức mạnh để chống lại nạn ngoại xâm và để xây dựng lại nền tảng căn bản của quốc gia mà từ đó vươn lên.
Những người hiểu biết không nên để Đảng cộng sản Việt Nam lợi dụng cơ hội này để tiếp tục tuyên truyền hay kích động lòng yêu nước. Đảng cộng sản Việt Nam đã phản bội bao nhiêu lần những lời hứa hẹn, nào là độc lập, tự do, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, công bằng, bình đẳng v.v…
Đủ rồi, đừng nên để họ lừa phỉnh nữa !
Phạm Khú Khi
Úc Châu, 08/08/2019
*******************
Tàu Hải Dương 8 và bài học từ dàn khoan HY-981
Lê Thu Hương, VNTB, 14/08/2019
Bế tắc hiện tại chứng tỏ rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực và tiến trình COC không tạo ra sự khác biệt nào trong các kế hoạch làm chủ Biển Đông của Bắc Kinh cả. Đây có thể là một cuộc khủng hoảng với riêng Việt Nam, nhưng cũng có thể là cơ hội cho cộng đồng quốc tế - ngoài Mỹ ra - phản ứng thích đáng với các vi phạm UNCLOS và xâm nhập thềm lục địa của Trung Quốc.
bai4
Biểu tình chống Trung Quốc năm 2014
Thách thức
Việc Trung quốc xâm nhập vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hoàn toàn không lạ. Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra gần đây vào năm 2014, khi Trung Quốc cho kéo giàn khoan dầu HY-981 vào cùng EEZ của Việt Nam và đã gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, việc công khai cho tàu Hải Dương 8 khảo sát khu vực đáy biển phía đông bắc của Bãi Tư Chính ngoài khơi Việt Nam lại đặt ra những thách thức nghiêm trọng hơn ở nhiều mức độ.
Thách thức pháp lý : Trung Quốc kiên trì theo đuổi việc kiểm soát hành chính trong phạm vi đường lưỡi bò dù có mâu thuẫn với luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc cho tàu khảo sát ở vùng biển này lần đầu tiên sau khi tòa Trọng tài La Haye ra phán quyết năm 2016 thể hiện sự chống đối công khai của họ đối với tính hợp pháp của chủ quyền thềm lục địa theo UNCLOS và họ đang tạo ra tranh chấp ở vùng biển trước giờ chưa bao giờ có tranh chấp. 
Thách thức ngoại giao : Bắc Kinh đang thử thách không chỉ Việt Nam mà cả Mỹ và cộng đồng quốc tế. Trung Quốc đang công khai xúc phạm việc theo đuổi giải quyết tranh chấp ôn hòa thông qua đàm phán theo các quy tắc ứng xử (COC) của các quốc gia ASEAN. Trung Quốc đã chứng tỏ rằng tiến trình đàm phán chỉ là dự thảo trên giấy và rằng bất kỳ COC nào cũng chẳng có mấy ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp hay hành vi của Trung Quốc. 
Thách thức kinh tế : Trung Quốc liên tục tạo sức ép lên các quốc gia khác là nhằm buộc các quốc gia có tranh chấp này phải tham gia kế hoạch thăm dò tài nguyên thiên nhiên với Trung Quốc ngay cả ở những vùng không có tranh chấp.
Tại thời điểm này Hà Nội bận rộn chuẩn bị nhận chức Chủ tịch ASEAN, tham gia Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, thêm vào đó là đại hội đảng 13 sắp tới. Và Bắc Kinh đang gây sức ép tâm lý cho Hà Nội ngay trước khi nhận chức chủ tịch ASEAN. 
Bài học từ HYSY-981
Chiến thuật mà Việt Nam áp dụng vào năm 2014 để đối phó với HY-981 (Hai Yang Shi YouYou - 981) sẽ không có hiệu quả tương tự cho tình hình hiện nay khi Bắc Kinh hiện gia tăng áp lực ở Biển Đông không chỉ với Việt Nam mà cả với Malaysia và Philippines. Trung Quốc theo đuổi các hoạt động này trong khi biết rõ cái giá uy tín phải trả. 
Nỗ lực ngoại giao : bất kỳ nỗ lực ngoại giao megaphone (nỗ lực ngoại giao thông qua họp báo, công hàm...) trong lần này sẽ phải được phối hợp nhiều hơn và phải có cả Hoa Kỳ khi họ tham gia ủng hộ trật tự quốc tế dựa vào luật pháp. Nhưng chỉ có ngoại giao như vậy thì không có khả năng đưa đến một giải pháp bền vững. Do đó, Việt Nam đã tránh theo đuổi các mối quan hệ quân sự chặt chẽ với các cường quốc hoặc các biện pháp pháp lý khác đối với Trung Quốc vì họ sẽ trở thành đối kháng với Bắc Kinh, nhưng đó vẫn là những sự lựa chọn nếu Hà Nội xác định họ cần bảo vệ chủ quyền của mình.
Kiểm soát tinh thần chống Trung Quốc : So với vụ dàn khoan HYSY-981, các hoạt động khảo sát và quấy rối hiện tại của Hải Dương 8 ít được truyền thông đưa tin cũng như ít cả về trao đổi ngoại giao. Nguyên do chủ yếu là Hà Nội muốn kiểm soát tinh thần chống Trung Quốc tại Việt Nam và muốn ngăn chặn khả năng nổ ra biểu tình hoặc tạo bất ổn. 
Năm 2014, Việt Nam đã chứng kiến một loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc dữ dội dẫn tới việc dân chúng hủy hoại tài sản ở các nhà máy thuộc sở hữu các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí của Việt Nam. Các cuộc bạo động đã gây ra thiệt hại cho uy tín môi trường đầu tư an toàn của Việt Nam. Chính phủ e ngại sẽ có điều tương tự xảy ra và họ cũng không muốn phải đối phó với xu hướng dân tộc chủ nghĩa biến thành bạo lực không thể kiểm soát được.
Sự phát triển tích cực : năm 2014, vụ HYSY-981 góp phần kích thích thêm tư duy chiến lược và các chính sách đối ngoại và quốc phòng của Việt Nam, cũng như tạo nên một cuộc tranh luận hiếm hoi trong nước về việc liệu Việt Nam có thể thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc. Vẫn còn quá sớm để nói kết quả sẽ ra sao trong thời gian này, nhưng hy vọng sẽ góp phần vào sự phát triển chính sách Biển Đông và quốc phòng của Việt Nam hơn nữa một khi Sách trắng Quốc phòng sẽ được công bố gần đây. 
Sự kiện tàu Hải Dương 8 có thể sẽ dẫn đến sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa Việt Nam và các đối tác trong khu vực Ấn Độ - Dương-Thái Bình Dương hoặc cũng có thể góp phần tạo nên sự thay đổi nhằm khuyến khích các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông trong ASEAN hợp tác với nhau nhiều hơn nữa trong vấn đề này.
Tác động rộng hơn
Không giống như năm 2014, Bắc Kinh đang đồng thời gây áp lực lên không chỉ một mà nhiều quốc gia có tranh chấp ở Đông Nam Á và đây là thử nghiệm thực sự cho sự sẵn sàng của cả ASEAN và cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ các quốc gia quyền chủ quyền và kinh tế theo luật pháp. 
Nếu các nước trong khu vực không sẵn sàng nhìn xa hơn lợi ích quốc gia riêng và lên tiếng ủng hộ các quốc gia khác, thì việc vi phạm quy tắc hàng hải đang trở thành một điều bình thường mới và sẽ không còn tạo ra phản ứng mạnh mẽ. Tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm các quyền được UNCLOS bảo đảm, phải được tất cả các quốc gia, kể cả những quốc gia không có tranh chấp hỗ trợ và bảo vệ. Cho đến nay, chỉ có Hoa Kỳ có lập trường công khai và rõ ràng về các hoạt động của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính. 
Dù các cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao ASEAN diễn ra trong giai đoạn này tránh nêu đích danh các vấn đề này trong các tuyên bố chung, nhưng đã có tranh luận về vấn đề này trong các cuộc họp. 
Tại Đối thoại chiến lược ba bên gần đây giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc bên lề các cuộc họp ASEAN, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Ngoại giao Taro Kono và Marise Payne đã bày tỏ quan ngại về các báo cáo đáng tin cậy về các hoạt động gây rối liên quan đến các dự án dầu khí ở Biển Đông. 
Các cuộc tham vấn Bộ trưởng Úc-Hoa Kỳ (AUSMIN) tại Sydney cuối tuần trước đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ chính quyền của UNCLOS, hiệu lực của phán quyết của tòa trọng tài năm 2016 và tầm quan trọng của tự do hàng hải. Trong khi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với các hành động đơn phương vi phạm của bất kỳ quốc gia có tranh chấp nào cũng có thể thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng, một lần nữa tuyên bố chung lại cũng tránh nêu tên bất kỳ quốc gia hoặc sự cố nào là nguồn gốc gây căng thẳng.
Bế tắc hiện tại chứng tỏ rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực và tiến trình COC không tạo ra sự khác biệt nào trong các kế hoạch làm chủ Biển Đông của Bắc Kinh cả. Đây có thể là một cuộc khủng hoảng với riêng Việt Nam, nhưng cũng có thể là cơ hội cho cộng đồng quốc tế - ngoài Mỹ ra - phản ứng thích đáng với các vi phạm UNCLOS và xâm nhập thềm lục địa của Trung Quốc.
Lê Thu Hương
Khánh Anh dịch
Nguồn : VNTB, 14/08/2019
******************
Trung Quốc sẽ quần nát bãi Tư Chính và kéo giàn khoan vào
C.Lynh, Người Việt, 13/08/2019
Sau một tuần lễ tạm rút đi, tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) đã quay lại hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính.
bai2
Tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc. (Hình : Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc)
Trên trang Twitter của ông Ryan Martinson, giáo sư của trường Cao Đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ, có những hình ảnh vệ tinh cho thấy vị trí tàu Hải Dương 8 đang có mặt trong vùng chủ quyền kinh tế của Việt Nam. Đi cùng tàu HD08 có ít nhất hai tàu hải cảnh hộ tống 33111 và 31302.
Hai tàu hải giám này có trang bị súng pháo 76 mm, theo tin từ ông Ryan.
Ngoài ra, cũng theo thông tin từ Twitter của ông Ryan, Trung Quốc thay thế tàu hải giám 35111 bằng tàu 45111 đến khu vực gần Lô 06.1, bể Nam Côn Sơn, phía Tây Bắc bãi Tư Chính, nơi hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 Nhật và công ty Rosneft Việt Nam B.V. (công ty con của công ty Rosneft của Nga.) Rosneft vừa gia hạn hoạt động cho giàn khoan Hakuryu 5 đến hết ngày 15 tháng Chín, bất chấp yêu cầu của Bắc Kinh là phải dừng hoạt động.
Trung Quốc không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông 
Động thái mới nhất này của Trung Quốc thật ra đã được các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông dự đoán trước. Trả lời nhật báo Người Việt hồi đầu tháng Bảy, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, từng nói tàu Hải Dương 8 có thể sẽ rút lui, nhưng chỉ là tạm thời, vì nó cần tiếp ứng nhiên liệu, lương thực và cả nhân sự.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) có trụ sở tại Sài Gòn, hôm 9 tháng Tám trả lời BBC Việt Ngữ với quan điểm tương đồng. Ông nói rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ quay lại. Và nếu quay lại, Trung Quốc được dự đoán sẽ mang theo tàu như Hải Dương 981, nghĩa là sẽ trở lại với các giàn khoan di động. Bởi vì Trung Quốc chắc chắn sẽ không từ bỏ tham vọng độc chiếm khu vực Biển Đông.
Sáng thứ Ba, 13 tháng Tám, từ Hà Nội, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định với nhật báo Người Việt về động thái mới nhất của Trung Quốc. Ông nói : "Cái chính sách của Bắc Kinh là nó muốn khẳng định vùng đó là vùng tranh chấp, nó có quyền. Nhưng thật ra vùng đó không phải là vùng tranh chấp. Nó nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 200 hải lý. Vùng ở ngoài của nó cũng nằm lọt trong vùng thềm lục địa của Việt Nam tức là 350 hải lý tính từ đường cơ sở bờ biển".
Tiến sĩ Hợp khẳng định về mặt pháp lý quốc tế thì Trung Quốc không có gì ở đây cả. Nhưng Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền vì đã ngang nhiên vẽ ra đường lưỡi bò.
Nói về đường lưỡi bò, Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, người có hơn 10 năm nghiên cứu về Biển Đông, hiện sống tại Đà Nẵng, từng phân tích rất chi tiết. Ông đưa ra những dẫn chứng lịch sử trong buổi phỏng vấn với nhật báo Người Việt : "Họ dựa trên một bản đồ, được Bạch Mi Sơ là một quan chức của chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc, lúc chưa tách khỏi Trung Hoa đại lục, lập ra. Ông này lập ra một bản đồ dựa trên bản đồ của người Anh và dịch tên gọi của các đảo trong Biển Đông chủ yếu do người phương Tây đặt tên, và chuyển các tên đó thành tiếng Trung Quốc".
"Trên bản đồ này, ông ta xác định một vùng nằm giữa Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và vạch một đường hình lưỡi bò, gồm 11 đoạn, rồi cho rằng những gì hiện diện bên trong đường 11 đoạn này là thuộc về Trung Hoa Dân Quốc. Sau đó các học trò của ông này tiếp tục cũng cố bản đồ đó, trình lên chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1947", ông nói.
"Khi cuộc chiến tranh giữa Quốc Dân Đảng với phe cộng sản Trung Quốc kết thúc năm 1949, Đảng cộng sản Trung Quốc thắng lợi, nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, họ tiếp tục kế thừa những kiến thức này của Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên họ cũng không quan tâm lắm bởi vì lúc đó Trung Quốc là một nước có thủy quân rất yếu. Trong lịch sử họ đã có khoảng 400 năm từ thời cận đại đến thời hiện đại thực hiện chính sách ‘quay lưng lại với biển.’ Họ là tránh biển, chủ yếu tập trung vào lục địa", ông dẫn chứng.
Ông nhấn mạnh : "Cho đến năm 1953, thủ tướng Trung Quốc mới bắt đầu quan tâm đến đường 11 đoạn. Có lẽ vì tình hữu nghị với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cùng hệ thống tư tưởng cộng sản nên ông ta đã bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, biến bản đồ 11 đoạn thành bản đồ 9 đoạn".
bai3
Hai tàu hải giám của Trung Quốc vẫn ở Bãi Tư Chính. (Hình : Ryan Martinson)
Yêu sách của Bắc Kinh 
Như thế, việc Bắc Kinh cho tàu Hải Dương 8 quay trở lại bãi Tư Chính, bất chấp lên án của quốc tế, phản đối của Việt Nam đang nói lên điều gì ?
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp phân tích : "Hai năm nay Trung Quốc có đề nghị với ASEAN đàm phán để đưa ra Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc pháp lý. COC họ đưa ra gần đây nhất gồm có ba đòi hỏi cực kỳ vô lý".
Theo ông, đòi hỏi thứ nhất là không được đưa công ước về luật biển 1962 của Liên Hiệp Quốc vào trong COC đó.
Đòi hỏi thứ hai là tất cả các nước ASEAN không được để cho một nước khác, tức là nước bên ngoài khối vào tập trận hay làm gì khác. Tất cả những việc như tập trận hay hoạt động chung về quân sự ở trong Biển Đông thì phải được sự đồng ý của tất cả các bên.
Đòi hỏi thứ ba là không có một nước nào để cho một nước ngoài khu vực đó được phép khai thác hay hoạt động khai thác trong vùng nếu không được sự cho phép của các nước còn lại.
"Ba đòi hỏi này hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, tức là nó bất chấp tất cả những quyền của các nước ASEAN, đặc biệt là bốn nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông", ông nhấn mạnh.
Có một sự kiện cần phải nhắc lại, vào tháng Bảy vừa qua, Bắc Kinh đã yêu cầu Việt Nam phải rút giàn khoan Hakuryu 5 Nhật Bản đang thăm dò dầu khí ở gần lô 06.1, bể Nam Côn Sơn.
Tiến sĩ Hợp cho biết khi đó, Bắc Kinh đã từng đe dọa là nếu giàn khoan Hakuryu 5 không ngưng hoạt động thì "sẽ có chuyện" nhưng không nói là chuyện gì. Và lúc đó, tàu thăm dò của Trung Quốc đã vào bãi Tư Chính cùng với một nhóm tàu hải cảnh.
"Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền trên thực địa mà Trung Quốc sẽ không bao giờ có. thứ hai, nó vào để thăm dò sau đó nó tiến hành khai thác. Tàu này không phải chỉ ra lấy dầu đâu, mà nó thay nhân sự, bổ sung thêm máy móc, lấy lương thực, nước ngọt và quay vào. Không chắc nó ở đây lâu, sẽ có một tàu to hơn sẽ đến. Tàu đấy sẽ cùng với Hải Dương 8 quần nát khu vực Bãi Tư Chính. Và cuối cùng là nó sẽ kéo giàn khoan vào để khai thác", ông khẳng định.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết, theo dự đoán của ông, nếu tiếp tục những diễn biến này, thì phần nhiều sẽ xảy ra trận hải chiến, mà Trung Quốc sẽ là bên nổ súng trước.
Một nhận định rất ngắn gọn nhưng không kém phần sắc bén của ông Ryan Martinson khi đưa lên Twitter ngày 12 tháng Tám cho biết, gần đây có rất nhiều quan tâm đến các hoạt động khảo sát biển của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Điều quan trọng chúng ta cần phải nhớ là tham vọng hàng hải của Bắc Kinh là "toàn cầu". Điều này đang xảy ra ngay tại Biển Đông. 
C.Lynh
Nguồn : Người Việt, 13/08/2019