Trả biển lại cho dân! (An Viên)
Không chỉ Biển và tất cả những tài nguyên thuộc về của chung như sông, núi, hồ, rừng, công viên...phải trả lại cho người dân. Những doanh nghiệp VN sáng suốt không nên cố tình chiếm đoạt tài sản chung của đất nước để biến thành tài sản riêng cho riêng mình vì thể chế chính trị này không thể tồn tại mãi mãi.
"Trả
biển lại cho dân" chính là trả lại quyền của nhân dân, và đây là yêu
cầu, mệnh lệnh mang tính chính trị đối với mỗi địa phương ven biển.
Mới
đây, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã có một quyết định hợp lòng dân, khi
quyết định di dời ba khách sạn lớn, trả lại toàn bộ dải bờ biển vịnh Quy
Nhơn cho cộng đồng.
Quyết
định này nhận được sự hưởng ứng từ nhiều phía, và quan điểm "khu vực
biển và bờ biển là của cộng đồng" của ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Định nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt.
"Ủng
hộ chủ trương tỉnh : quá tuyệt ; ghi nhận tầm nhìn và sự quyết tâm của
tỉnh" đã trở thành những ngôn từ biểu thị của người dân dành cho chính
bản thân ông Dũng cũng như dàn tập thể lãnh đạo tỉnh Bình Định. Và họ
xứng đáng được như vậy.
"Trả lại biển cho dân"
Muốn
hiểu quyết định của lãnh đạo tỉnh Bình Định quan trọng và hợp lòng dân
như thế này, thì có thể tìm đến quê hương Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
(Quảng Nam) và quê hương của ông cựu Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh (Đà
Nẵng). Dọc tuyến kéo dài từ thành phố Hội An ra đến hết khu vực đường
biển Võ Nguyên Giáp là những village, resort, sân golf, khu chung cư và
biệt thự cao cấp. Thỉnh thoảng, xuất hiện những con đường nhỏ dành cho
người dân ra biển, hoặc những khu vực biển phục vụ cho việc tắm, nhưng
hầu hết khu vực tắm này là quá nhỏ so với các công trình - hạ tầng phục
vụ du lịch nêu trên. Nói cách khác, biển của khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng
đã từ biển cộng đồng trước đó trở thành biển của các nhà đầu tư, dưới
lớp áo "đổi đất lấy cơ sở hạ tầng".
Biển tại Đà Nẵng - Quảng Nam tiếp tục trở thành một khu vực biển tư
Đà
Nẵng, đã từng có một thời điểm mà chính quyền phải xử lý các "di sản
đổi đất" của thế hệ lãnh đạo trước, bằng cách quyết liệt mở lối trả biển
cho dân, tuy nhiên, việc giải tỏa các dự án nghỉ dưỡng, khách sạn cao
cấp chậm chạp hơn rất nhiều việc cấp phép đầu tư - xây dựng các dự án
nghỉ dưỡng, khách sạn và sân golf.
Biển
tại Đà Nẵng - Quảng Nam tiếp tục trở thành một khu vực biển tư, và hai
địa phương này cũng xem như là một trong nhiều địa phương khác trên cả
nước (Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận,...) có tỷ lệ biển bị "xâm thực" lớn, và tiếp tục mở rộng.
Trong
quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2015 (Chỉ thị
20/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây
dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển), trong đó "việc cấm cấp phép
cho các dự án ven biển, thậm chí phải thu hồi nếu đã cấp vì bờ biển cần
thông thoáng" đã thành một chỉ dạo hình thức, bởi số lượng dự án ven
biển được cấp phép vẫn đang gia tăng lên từng ngày. Chỉ tính riêng khu
vực Điện Dương tỉnh Quảng Nam, thì các dự án bất động sản nghỉ dưỡng mọc
lên và được đánh giá là "sôi động", phát sinh những dự án chưa có trong
luật đầu tư bất động sản, như condotel. Một loạt dự án lớn như
VinaCapital, Vinpearl Nam Hội An,... đã khiến cho bờ biển tiếp tục quây
kín bởi các tòa nhà và công trình phục vụ du lịch.
Khi
người dân không còn không gian biển cộng đồng, thì đúng như quan điểm
của Kiến trúc sư Huỳnh Tòa, người trong một bài đăng trên báo Thanh Niên
đã nhấn mạnh, đó là "thất bại lớn của các địa phương có biển". Nói đúng
hơn, người dân đã và đang tiếp tục bị tước đoạt "quyền tiếp cận biển"
theo Điều 23 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
"Trả
lại biển cho dân", trả lại quyền tiếp cận vùng biển của người dân, trả
lại không gian cộng đồng cho người dân chính là nhu cầu bức thiết, đòi
hỏi sự siết chặt quản lý trong quy hoạch đất đai ven biển, cũng như
tránh như hệ lụy về sau này liên quan đến môi trường - đất đai ven biển.
Năm
2018, báo chí trong nước đưa tinh bờ biển Mỹ Khê (bờ biển được báo chí
Mỹ đánh giá là đẹp nhất thế giới) đã bị xâm thực nghiêm trọng, hàng km
bờ biển bị sóng đánh sạt lở.
Năm 2019, báo chí trong nước đưa tin, bờ biển Cửa Đại Hội An tiếp tục bị xâm thực nghiêm trọng.
Tình
trạng ô nhiễm biển do hoạt động dịch vụ du lịch - nghỉ dưỡng từ các
công trình tiếp tục làm nóng quyền lợi cộng đồng, và gây bức xúc cho
chính bản thân mỗi người dân ở các tỉnh thành có biển.
N.L,
người dân sống tại Sơn Trà (Đà Nẵng) cho biết : Họ (giới lãnh đạo) thực
sự không hiểu người dân đang cần gì, họ biến bờ biển để tạo cơ hội làm
giàu cho một nhóm nhà đầu tư, nhưng họ đang gây hại cho môi trường và
làm xói mòn danh hiệu thành phố biển.
Đà
Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa,... đã và đang trả giá cho các quyết định
đầu tư thiếu tầm nhìn. Và chính vì vậy, quyết định của lãnh đạo tỉnh
Bình Định là một quyết định quan trọng, có tầm nhìn. Bởi từ quyết định
này, có thể tạo cơ hội cho các địa phương khác nhìn lại mình, trước khi
các tỉnh thành này biến bãi biển trở thành bãi rác thải, một các bờ biển
đẹp bị xé nát bởi quy hoạch ngắn hạn, gây thiệt hại đến chính ngành du
lịch không khói trong thời gian dài.
"Trả
biển lại cho dân" chính là trả lại quyền của nhân dân, và đây là yêu
cầu, mệnh lệnh mang tính chính trị đối với mỗi địa phương ven biển.
An Viên
Nguồn : VNTB, 11/06/2019