Vũ ‘nhôm’ khẩn cầu được nói trước tòa về khoản tiền 200 tỷ (VietnamNet)
Trước khi bị bắt Vũ "nhôm" là người có thể "kêu mưa, gọi gió", quyền lực bao trùm lên Đà Nẵng. Vũ "nhôm" đã từng dọa đuổi việc chủ tịch TP Đà Nẵng. Thế nhưng khi đã vào tù thì Vũ 'nhôm' cũng như Đinh La Thăng đều không còn là con người khi muốn nói mà cũng không được nói. Tòa án cộng sản chỉ có mỗi việc kết án theo luật rừng chứ đâu có tuân theo luật pháp. Âu cũng là thân phận của 95 triệu người dân đang sống dưới chế độ cộng sản. Một bài học cay đắng cho giới tài phiệt và các doanh nhân VN đó là khi ăn cùng ăn nhưng khi bị đánh thì phải chịu một mình, cấm được kêu.
Vũ “nhôm” tiếp tục kêu oan và tha thiết khẩn cầu được trình bày về khoản 200 tỷ đồng mà bị cáo bị vay của Trần Phương Bình.
Sáng
ngày 28/5, phiên xét xử của TAND Cấp cao tại TP.HCM đối với Phan Văn
Anh Vũ (Vũ “nhôm”) cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 và
Trần Phương Bình (cựu Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội
đồng tín dụng DongABank) cùng 16 bị cáo tiếp tục với phần thẩm vấn của
đại diện VKS và luật sư đối với các bị cáo.
Bị cáo
Trần Phương Bình thừa nhận, quy định của Ngân hàng Nhà Nước không cho
phép trả lãi ngoài nên hành vi của bị cáo là hoàn toàn sai trái. Theo
bản án sơ thẩm, Trần Phương Bình thừa nhận tăng vốn điều lệ để lấy hơn
2.000 tỉ của DAB nhưng theo bị cáo, toàn bộ số tiền này nằm hết ở lượng
cổ phần mà bị cáo và người thân đứng tên tại DAB.
Về việc chia cổ tức, bị cáo Bình cho hay, tùy vào thời
điểm và tùy vào quy định của Ngân hàng Nhà nước, số tiền chia cổ tức cho
cổ đông cũng thay đổi, có năm lên tới 40%, năm thấp nhất là 8%. Toàn bộ
số tiền được chuyển cho cổ đông thông qua tài khoản ATM, cổ đông nào
không nhận qua thẻ thì nhận tiền mặt.
Bị cáo Bình đã
nhờ người thân mua cổ phần và khi cổ tức được chuyển vào tài khoản của
họ thì 1-2 ngày sau họ chuyển trả lại cho bị cáo.
Một
loạt hành vi sai phạm của Trần Phương Bình như: xuất quỹ chi sai nguyên
tắc để mua 74,2 triệu cổ phần DAB, xuất quỹ để mua 13,9 triệu USD chuyển
cho Vũ "nhôm", mua cổ phần DAB và rút 358,8 tỷ đồng của DAB để sử dụng
cá nhân, xuất quỹ sai nguyên tắc để chi lãi ngoài, tất toán khống, thu
khống các khoản vay, xuất khẩu vàng trái phép…đã khiến DAB bị âm quỹ
25.451 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến tận năm 2014, Ngân hàng
Nhà nước bắt đầu thanh tra toàn diện DAB thì vụ việc mới vỡ lở. Kết quả
điều tra cho thấy, hành vi trên đã khiến DAB thiệt hại 3.608 tỷ đồng.
Tại phiên sơ thẩm và tại phiên phúc thẩm này, Bình đều
nhận hết tội cho cấp dưới, bị cáo cho rằng do bản thân chỉ đạo nên cấp
dưới phải làm theo mình. Tuy nhiên, khi đại diện VKS đặt câu hỏi “Nếu bị
cáo đưa ra các chủ trương mà không có người thực hiện thì có thể tiến
hành được không”, Bình thừa nhận là không.
Trả lời VKS
về việc có biết được hưởng khoản tiền lãi từ số tiền 200 tỷ đồng vay
của ADB hay không, Vũ “nhôm” khẳng định là không biết bởi đó là công
việc của kế toán.
“Bị cáo chỉ biết là vay cá nhân của Trần Phương Bình 200 tỷ đồng”, Vũ nói.
Vũ
tiếp tục kêu oan, “Bị cáo oan, bởi nếu bị cáo không oan thì bị cáo sẽ
làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt như các bị cáo khác. Hôm qua bị cáo trình
bày nhưng bị HĐXX cắt ngang, hôm nay bị cáo tha thiết khẩn cầu xin được
trình bày về vấn đề này (trình bày về khoản vay 200 tỷ đồng).
Việc
gì xảy ra đều có lý do, bị cáo hoàn toàn không sai, việc bị cáo ký giấy
khống là do bị cáo đang đi vay tiền. Bị cáo hoàn tin tưởng vào anh Bình
nên bị cáo không kiểm tra vì anh Bình là Giám đốc của Ngân hàng Đông Á
chứ không phải là nhân viên bảo vệ, nếu là nhân viên bảo vệ thì bị cáo
đã kiểm tra. Bị cáo ký khống hai tờ giấy chuyển tiền vào tài khoản của
công ty chứ không phải chuyển vào tài khoản cá nhân của bị cáo”, Vũ
“nhôm” trình bày.
Đoàn Nga