Việt Nam, cái giá phải trả vì một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước (Song Chi)
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International): "Chính
phủ Việt Nam giam giữ ít nhất 128 tù nhân lương tâm trong các nhà tù
trên cả nước, tăng mạnh so với 97 người được xác định năm ngoái. Các
điều kiện giam giữ vẫn còn kinh khủng, với bằng chứng là các tù nhân bị
tra tấn và bị đối xử tàn tệ, thường xuyên bị giam giữ và bị biệt giam,
giữ trong điều kiện tồi tàn, và từ chối chăm sóc y tế, nước sạch và
không khí trong lành" (1). Con
số này chưa chắc đã đủ hết, bởi vì theo báo cáo của NOW ! Campaign, một
sáng kiến của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam: "Chính
phủ Việt Nam đang giữ ít nhất 251 nhà hoạt động trong các nhà tù hoặc
các hình thức giam giữ tương tự so với 165 trường hợp vào tháng 11 năm
2017, khi sáng kiến này được khởi động với mục tiêu đòi trả tự do cho
tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam.Với con số trên, Việt Nam vẫn là
quốc gia giam giữ nhiều tù nhân lương tâm thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau
Myanmar" (2).
Thế giới thờ ơ, Việt Nam mạnh tay đàn áp
Dưới
thời Donald Trump, nước Mỹ rõ ràng ít quan tâm đến những vấn đề nhân
quyền trên thế giới nói chung và tại các quốc gia độc tài, kém phát
triển nói riêng. Tổng thống Donald Trump thậm chí còn thường xuyên ca
ngợi các lãnh đạo nổi tiếng độc tài, tàn bạo như Tổng thống Nga Vladimir
Putin, lãnh đạo tối cao của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim
Jong-un, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, bao che
cho chính quyền vương quốc Saudi Arabia trong vụ Thái tử nước này bị
nghi có liên quan đến vụ giết hại dã man nhà báo bất đồng chính kiến
người Thổ Nhĩ Kỳ Jamal Khashoggi, hoặc tươi cười vẫy cờ của Đảng cộng
sản Việt Nam và khen ngợi Việt Nam dưới chế độ cộng sản v.v… Ngay cả khi
đang trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Trump cũng không hề
lên tiếng về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của nước này.
Các
nước Châu Âu thì đang phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề của nước họ :
cuộc khủng hoảng Brexit ở Anh, phong trào Áo vàng ở Pháp, ở Đức người
từng lên tiếng mạnh nhất về nhân quyền trong các nước Châu Âu là Thủ
tướng Angela Merkel thì đang chuẩn bị rời khỏi chính trường, trong khi
đó chủ nghĩa dân túy, cực hữu, mỵ dân đang trỗi dậy ở một số quốc gia…
Trong
bối cảnh ấy, các nước độc tài nói chung và Việt Nam nói riêng tha hồ
mạnh tay đàn áp người dân, đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến mà
không sợ bị trừng phạt như trước. Việt Nam dưới thời Nguyễn Phú Trọng
càng hà khắc hơn. Trong vòng vài năm trở lại đây biết bao nhiêu người
tiếp tục bị bắt vì những "tội danh" liên quan đến chính trị, không sao
nhớ nổi. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) :
"Chính
phủ Việt Nam giam giữ ít nhất 128 tù nhân lương tâm trong các nhà tù
trên cả nước, tăng mạnh so với 97 người được xác định năm ngoái. Các
điều kiện giam giữ vẫn còn kinh khủng, với bằng chứng là các tù nhân bị
tra tấn và bị đối xử tàn tệ, thường xuyên bị giam giữ và bị biệt giam,
giữ trong điều kiện tồi tàn, và từ chối chăm sóc y tế, nước sạch và
không khí trong lành" (1).
Con
số này chưa chắc đã đủ hết, bởi vì theo báo cáo của NOW ! Campaign, một
sáng kiến của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam :
"Chính
phủ Việt Nam đang giữ ít nhất 251 nhà hoạt động trong các nhà tù hoặc
các hình thức giam giữ tương tự so với 165 trường hợp vào tháng 11 năm
2017, khi sáng kiến này được khởi động với mục tiêu đòi trả tự do cho
tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam.Với con số trên, Việt Nam vẫn là
quốc gia giam giữ nhiều tù nhân lương tâm thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau
Myanmar" (2).
Người dân dù lên tiếng dù bất kỳ lý do gì và ôn hòa tới đâu cũng bị đàn áp. "Hai phụ nữ Đồng Nai bị kết án tù 11 năm vì phản đối dự luật đặc khu kinh tế và an ninh mạng"
(SBTN). Thậm chí chỉ vì tham gia chặn xe chở cát bị cho là gây ô nhiễm
khói bụi đồng thời là mối nguy hiểm giao thông cho dân chúng địa phương,
mà bảy phụ nữ ở Tây Ninh vào tuần qua bị tòa án sơ thẩm tuyên từ 24 đến
30 tháng tù treo với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ (3).
Những
người bị bắt, thường bị cáo buộc các tội "gây rối trật tự công cộng",
"lạm dụng quyền tự do dân chủ", "tuyên truyền chống nhà nước", "hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền" v.v.
Báo
cáo của NOW ! Campaign cho biết "Chính phủ Việt Nam đang giữ ít nhất
251 nhà hoạt động trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự
Cũng theo báo cáo của NOW ! Campaign, nạn bắt cóc đã trở thành một biện pháp khá thường xuyên của nhà cầm quyền "để
bắt giữ nhiều nhà hoạt động trước khi công bố cáo buộc chính thức, và
trong một số trường hợp, lực lượng công an giữ tù nhân trong nhiều tháng
mà không thông báo cho gia đình họ về việc bắt giữ và cáo buộc mà họ
phải đối mặt.
…Đầu tháng 9 năm 2018, công an ở thành phố Hồ Chí Minh đã bắt cóc bảy thành viên của nhóm Hiến pháp và hiện vẫn còn giam giữ họ.
...Cuối
tháng 2 năm 2019, mật vụ đã bắt giữ nhân viên y tế Huỳnh Thị Tố Nga khi
cô đang làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở thành phố Hồ Chí
Minh. Cho tới giờ, công an thành phố vẫn chưa công bố việc giam giữ và
buộc tội cô, và do vậy gia đình cô không biết cô đang ở đâu" (4).
Hay
nhà báo, blogger, cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất đã bị bắt cóc
tại Bangkok Thái Lan vào ngày 26/01/2019 sau khi ông đến Văn phòng Cao
ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) tại Bangkok để đăng ký tỵ nạn
chính trị. Mãi đến cuối tháng 3, gia đình ông mới được cho biết là ông đang bị giam giữ tại Trại giam T16 của Bộ Công an…
Số
người bị kết án với những bản án ngày càng nặng nề, dã man. Chẳng hạn,
nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, người từng lên tiếng về vụ Formosa xả chất
thải độc hại gây thảm họa môi trường ở bờ biển miền Trung Việt Nam
tháng 4/2016 bị y án 14 năm tù trong phiên phúc thẩm ngày 24/04 tại Nghệ
An. Khi ra tòa trong phiên sơ thẩm mọi người thấy những vết thâm tím
dưới vùng mắt do bị giam cùng buồng với tử tù, bị tử tù đánh.
Ngày
24/05/2019 vừa qua đánh dấu 10 năm kỹ sư, doanh nhân, nhà bất đồng
chính kiến Trần Huỳnh Duy Thức bị giam trong ngục tù cộng sản. Và vẫn
còn 6 năm nữa... Bản án 16 năm dành cho một trí thức yêu nước, và "kỷ
lục" khốn nạn đó sau này đã được nâng lên thành 20 năm, với bản án dành
cho nhà hoạt động Lê Đình Lượng, Nghệ An, là những bằng chứng trong vô
số bằng chứng không thể kể hết về tội ác, nỗi sợ hãi và sự đê hèn của
nhà cầm quyền đối với mọi lời chỉ trích, mọi thái độ, hành động phản
kháng cho dù ôn hòa nhất của người dân.
Tù đày dưới chế độ cộng sản : địa ngục trần gian
Đi tù ở Việt Nam đã khốn nạn, tù chính trị càng bị đày ải hơn gấp bội. Mới đây, đài RFA vừa đưa tin :
"Tù
nhân lương tâm Hoàng Bình, Nguyễn Bắc Truyển cùng với một số người tù
chính trị khác đang tiến hành tuyệt thực trong trại giam An Điềm, tỉnh
Quảng Nam để phản đối công an quản giáo đánh đập và biệt giam Nguyễn Văn
Hóa, một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do đang thụ án 7 năm tù giam vì
ghi hình các cuộc phản đối Formosa" (5).
Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng lên tiếng. Theo RFA : "Tổ
chức Ân xá Quốc tế hôm nay 24/5 gọi vụ việc tù nhân lương tâm và là
phóng viên của Đài Á Châu Tự Do Nguyễn Văn Hóa bị công an quản giáo trại
giam An Điềm đánh đập gây thương tích hôm 12/5 và sau đó bị biệt giam
là "vô cùng nghiêm trọng"
Ông
Nguyễn Trường Sơn, người tổ chức chiến dịch cho Ân xá Quốc tế ở Việt
Nam và Campuchia trả lời qua email khẳng định, sự việc này không những
vi phạm luật pháp Việt Nam mà còn vi phạm cả luật pháp quốc tế (6).
Tháng
8.2018 gia đình nữ tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, người đang phải chịu
đựng bản án 9 năm tù, lên tiếng tố cáo chị bị đánh đập, ngược trong
trại giam Gia Trung - Gia Lai.
Và còn nhiều, nhiều trường hợp khác : "Tù nhân lương tâm Phan Văn Thu ốm nặng trong tù, không được chữa trị y tế" :
"Ông
Thu là người sáng lập nhóm tôn giáo tên là Ân đàn Đại đạo và cùng các
tín đồ và thân hữu xây dựng lên khu du lịch sinh thái Bia Sơn ở xã Hòa
Xuân Nam, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên. Nhận thấy đây là một nơi có thể
mang lợi nhuận cao nên nhà cầm quyền tỉnh Phú Yên vu cho ban lãnh đạo
của nhóm "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" theo Điều 79 của Bộ luật
Hình sự 1999.
Phía
công an cộng sản bịa ra cái tên Hội đồng Công án Luật Bia Sơn để gán
ghép cho nhóm đạo này, biến họ từ một nhóm thuần tôn giáo thành một tổ
chức có hoạt động chính trị. Sau đó, công an Phú Yên lần lượt bắt ông
Thu cùng 21 người khác trong năm 2012.
Năm
2013, nhà cầm quyền Phú Yên đem họ ra xử sau khi đã cướp hết tài sản và
đất đai của khu du lịch Bia Sơn. Ông Thu bị kết án chung thân còn 21
người kia bị mức án từ 10 đến 17 năm tù" (7).
"Minh
Mẫn con tôi bị đánh đập đến thương tích trong tù, lại còn bị biệt giam
trong xà lim hôi thối 10 ngày". Bà Nguyễn Đặng Ngọc Minh bùi ngùi chia
sẻ về tình trạng của tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn khi trao đổi
với chúng tôi" (8).
Những
người đã từng trải qua ngục tù cộng sản đã lên tiếng tố cáo về tình
trạng đánh đập, ngược đãi tù chính trị tại Việt Nam. Từ Portland, Mỹ,
cựu tù nhân lương tâm Paulus Lê Sơn viết trong bài : "Nguyễn Văn Hóa, những tù nhân khác và tôi" (SBTN).
"Trong
4 năm bị tù ngục cộng sản, tôi đã bị đánh đập và tra tấn 4 lần trong 4
nhà tù khác nhau bởi công an và những người tù khác làm ăng ten cho công
an.
...Thực
tế việc đánh đập, ngược đãi tù chính trị cả về thể chất lẫn tinh thần
là "truyền thống" của công an cộng sản Việt Nam. Tù nhân lương tâm luôn
là đối tượng đàn áp trong tất cả các nhà tù khắp Việt Nam. Khi không
khuất phục được những người tù kiên cường với các bản án nặng nề, những
tay quản giáo sẽ sử dụng rất nhiều biện pháp ngược đãi, bạo lực để làm
nhụt ý chí, giảm thiểu trí tuệ và sức lực đấu tranh của họ.
Chủ
trương bạo hành – tra tấn hãm hại giới bảo vệ nhân quyền không chỉ diễn
ra một cách có hệ thống trong nhà tù mà ngay ở ngoài xã hội".
Cái giá phải trả vì một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam
Ở
Việt Nam, một khi là người bất đồng chính kiến, hoặc nhà hoạt động đấu
tranh vì môi trường, vì nhân quyền, vì tự do dân chủ cho người Việt Nam,
bạn sẽ bị nhà cầm quyền dùng đủ mọi thủ đoạn thâm độc để biến cuộc sống
của bạn trở thành địa ngục và bạn phải trả một giá vô cùng đắt. Nhẹ
nhất là hăm dọa, xách nhiễu, gây áp lực đến địa phương, chỗ làm việc,
nơi cư trú khiến bạn mất việc làm, gặp khó khăn trong khi đi thuê nhà,
trong kinh doanh làm ăn… Tiến tới là bị những kẻ giả danh côn đồ chặn
đường đánh đập, hành hung, gây thương tích. Sau đó là tù đày và tiếp tục
bị đánh đập, ngược đãi trong tù, gia đình thì bị gây khó dễ đủ chuyện
trong việc thăm nuôi.
Sau
khi ra tù, những người cựu tù nhân lương tâm, cựu tù chính trị không
thể tiếp tục công việc, sự nghiệp của họ như trước, rất nhiều người
trong số họ gia đình tan vỡ vì nửa kia không chịu được những áp lực do
nhà cầm quyền gây ra và không chia sẻ nổi số phận với chồng hay vợ mình.
Có
thể nói nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thua bất cứ một nhà nước
độc tài dã man nhất nào trong khoản hành hạ, tiêu diệt ý chí, sức khỏe,
cuộc sống của những người bất đồng chính kiến. Có những thủ đoạn thâm
độc như bắt nhốt người bất đồng chính kiến vào trại tâm thần như trường
hợp blogger, nhà báo Lê Anh Hùng cựu cộng tác viên của VOA đang phải
chịu đựng, và đây không phải là lần đầu anh bị như vậy trong suốt 10 năm
đấu tranh tố cáo nhà nước Việt Nam cũng như chỉ đích danh một số quan
chức cộng sản. Gia đình nhà báo Lê Anh Hùng bị tan vỡ cũng vì việc anh
lên tiếng đấu tranh.
Khi
bị bắt, nếu gia đình, người thân của người bất đồng chính kiến lên
tiếng mạnh thì thế giới có thể chú ý đến và trong một số trường hợp, các
tổ chức quốc tế và chính phủ các nước dân chủ phương Tây đã gây sức ép
để nhà cầm quyền Việt Nam phải thả người, mới đây nhất là các trường hợp
luật sư Nguyễn Văn Đài và người cộng sự, cô Lê Thu Hà, được phóng thích
sang Đức tháng 6/2018, blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được
phóng thích đi Mỹ tháng 10/2018… Ngược lại, nếu gia đình không lên tiếng
thì số phận tù nhân chẳng ai hay. Dưới sự điên cuồng trả thù những ai
dám lên tiếng của nhà cầm quyền nhằm bảo vệ sự sống còn của chế độ,
phong trào dân chủ ở Việt Nam đã không thể phát triển mạnh mẽ suốt bao
nhiêu năm qua. Những người dám lên tiếng vẫn chỉ là thiểu số, và do đó
dễ dàng bị nhà cầm quyền "triệt hạ" cách này cách khác, trong khi đám
đông vẫn tiếp tục thờ ơ hoặc gồng mình chịu đựng một chế độ phi nhân.
Song
mặt khác, với những căn bệnh trầm kha và sự mục ruỗng, thối nát của bản
thân mô hình hệ thống chính trị cho tới sự bất tài của những kẻ cầm
quyền, sự sụp đổ của đảng cộng sản là điều không tránh khỏi, như mọi chế
độ độc tài khác. Dù có cố hết sức, đảng cộng sản cũng chỉ có thể kéo
dài chứ không thể chống lại quy luật của tự nhiên, của lịch sử.
Song Chi
Nguồn : RFA, 25/05/2019
(1) "Viet Nam : Surge in number of prisoners of conscience, new research shows", www.amnesty.org
(2) "Việt Nam hiện giam giữ 251 tù nhân lương tâm", NOW ! Campaign, www.vietnampocs.com
(3) "Bảy người phản đối ô nhiễm bị kết án tù", RFA
(4) "Việt Nam hiện giam giữ 251 tù nhân lương tâm", NOW! Campaign,www.vietnampocs.com
(5) "Tù chính trị tuyệt thực tập thể trong trại giam phản đối biệt giam Nguyễn Văn Hóa", RFA
(6) "Ân xá Quốc tế : vụ tra tấn Nguyễn Văn Hóa là "vô cùng nghiêm trọng", RFA
(8) "Ai đã đánh đập tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn trong tù ?", SBTN