Đặc khu ngầm (Phạm Minh Vũ)

Nói tóm lại, Trung Quốc lựa chọn những Đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, và Phú Quốc là những địa thế về biển đẹp, muốn xây dựng khu du lịch nhưng muốn đó là phải lãnh thổ của Trung Quốc. Như người Campuchia cho Trung Quốc thuê đặc khu Sihanoukville, người Canpuchia chỉ được bán hàng rong và làm dịch vụ đấm bóp không hề phát triển kinh tế cho dân địa phương. Đó là chưa nói về nguy cơ mất chủ quyền như Sri Lanka [3] thì Việt Nam cũng nằm trong vòng xoay này, không thể nào khác được. Không hề có lợi ích kinh tế, cũng như không hề đảm bảo an ninh... không hiểu Bộ chính trị tại sao muốn đến thế ? (Phạm Minh Vũ)
 
1g30 sáng 27/5/2019, tàu bay mang hiệu số B373 - 800 xuất phát từ Bảo An, Thâm Quyến, Trung Quốc đã hạ cánh tại sân bay Vân Đồn, chính thức khai mở Sân bay quốc tế Vân Đồn.
Nếu ai về Vân Đồn thì sẽ biết, Luật Đặc khu chỉ là trên bàn giấy để hợp thức hóa, thực chất Vân Đồn vẫn xây dựng và ồ ạt đến chóng mặt. Nếu chúng ta mở bản đồ vệ tinh trên google map, sẽ thấy Vân Đồn đang chuẩn bị cho những đại dự án, đa số là nhà đầu tư nào mà không cần nêu tên ra, hỏi ai cũng biết.
Ồ ạt xây dựng cơ sở hạ tầng 
Ngày 27/10/2017, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIII họp kỳ thứ 6 với nhiều nội dung về phát triển kinh tế xã hội, trong đó có việc thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn.
Quảng Ninh cho phát triển ở Vân Đồn vào các ngành nghề ưu tiên như công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, dịch vụ du lịch, dịch vụ hậu cần. Đó là khi dự luật đặc khu chưa thông qua. Sau đó Dự luật đặc khu bị bác, thì chủ trương phát triển đó vẫn không thay đổi. Vì Luật đặc khu quốc hội Việt Nam cho ra bàn thảo tháng 5-2018. 
Tuyến cao tốc nối Hà Nội - Hải Phòng qua thành phố Hạ Long và đến Vân Đồn. Đến hết năm 2020, sẽ hoàn thành kết nối cao tốc từ Vân Đồn đến thành phố Móng Cái và đưa vào sử dụng đồng bộ các loại hình giao thông đường cao tốc, đường biển và đường hàng không kết nối Vân Đồn với các trung tâm kinh tế lớn trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn quy mô cấp 4E, đường cất hạ cánh dài 3,6km, công suất 2,5 triệu lượt khách/năm, tổng vốn đầu tư gần 7.500 tỉ đồng dự kiến từ 25 đến 31/12 sẽ khánh thành, đưa vào vận hành khai thác thương mại.
Sẽ có cảng nước sâu đón tàu biển cỡ lớn
Liên danh nhà đầu tư Trung quốc báo cáo về 3 dự án lớn tại khu kinh tế Vân Đồn cho UBND tỉnh Quảng Ninh. Đó là dự án Khu đô thị ven biển Bắc Cái Bầu ; tuyến đường sắt cao tốc Vân Đồn - Móng Cái và dự án Cảng nước sâu Hòn Nét - Con Ong. Ước tính tổng mức đầu tư 3 dự án này không dưới 10 tỉ USD [1].
Đó là cơ sở hạ tầng cho những đại dự án lâu dài mà tất cả vốn vay, chưa ai biết nhà đầu tư nào ? Nhất những năm qua đã bỏ ra hơn 3 tỷ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng. Dù luật đặc khu thông qua hay không chỉ là hình thức, ngày đêm ở Vân Đồn vẫn đang xây dựng phục vụ cho Đặc khu thật sự nó không nằm trên bàn thương thảo, một cuộc đi đêm... như cách bà Kim Ngân nói là Dọn Ổ Cho Phượng Hoàng. Thực chất luật đặc khu không thông qua, nhưng ổ đã dọn sẵn.
Dân không muốn Đảng đã quyết !
Dù muốn hay không, chắc chắn đã có sự thỏa thuận ngầm, ngầm đến nỗi như hội nghị Thành Đô mà không một ai biết chính xác hội nghị ấy bàn cái gì ? Và muốn hay không Đặc khu đã được Bộ chính trị bấm nút thông qua với Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, và tất nhiên số năm thuê đất không dưới 70 năm, như cách cho Formosa thuê. Chúng ta chưa thể biết thỏa thuận ngầm cho thuê đất là bao nhiêu năm, bao nhiêu hecta.
dackhu2
Chuyến bay Thâm Quyến hạ cánh Vân Đồn sáng nay.
Quan trọng chúng ta thấy Đặc khu đang hình thành ấy do chủ trương Bộ chính trị đề ra ấy có khả thi hay không ? Có tạo điều kiện phát triển kinh tế hay không ? Có giải quyết công ăn việc làm cho người địa phương hay không ? Thì chúng ta so sánh đặc khu đã hình thành ở Campuchia ra sao.
Hy vọng có thêm công ăn việc làm từ đầu tư Trung Quốc của cư dân Sihanoukville sớm lụi tàn. Thành phố biển đang "thay da, đổi thịt" chóng mặt của Campuchia dần biến thành một tiểu Trung Quốc
Với sự đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc, các đặc khu kinh tế (SEZ) mọc lên dày đặc tại Campuchia. Tỉnh Sihanoukville với thủ phủ cùng tên hiện là khu vực có nhiều SEZ nhất tại quốc gia Đông Nam Á này.
Rắc rối lớn
Trong tổng số 7 SEZ ở đây, đặc khu Sihanoukville (diện tích hơn 11 km2) là lớn nhất và do Trung Quốc vận hành. 90% số công ty đang hoạt động trong đặc khu có tổng số vốn hơn 3 tỉ USD này là của Trung Quốc. Các công ty nói trên nhận được hàng loạt chính sách miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu và ưu đãi thuế doanh nghiệp.
Đặc khu được coi là biểu tượng mới của tình hữu nghị Trung Quốc – Campuchia đang lên kế hoạch nâng tổng số công ty hoạt động ở đây lên con số 300 vào năm 2020. Giới chức trách địa phương kỳ vọng chiến lược này sẽ tạo ra thêm 100.000 việc làm cho cư dân địa phương, trong khi chính phủ trông chờ có thêm nguồn thu thuế.
Tuy nhiên, kỳ vọng này dường như quá xa vời khi nhiều quốc gia khác nhận đầu tư của Trung Quốc không còn xa lạ gì với hiện tượng các chủ doanh nghiệp của quốc gia đông dân nhất thế giới đưa chính lao động của họ tới thay vì sử dụng nguồn nhân lực địa phương. Ngoài đặc khu kinh tế, Trung Quốc còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác ở Sihanoukville như các cảng biển, cao tốc, sòng bạc… [2].
Nói tóm lại, Trung Quốc lựa chọn những Đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, và Phú Quốc là những địa thế về biển đẹp, muốn xây dựng khu du lịch nhưng muốn đó là phải lãnh thổ của Trung Quốc. Như người Campuchia cho Trung Quốc thuê đặc khu Sihanoukville, người Canpuchia chỉ được bán hàng rong và làm dịch vụ đấm bóp không hề phát triển kinh tế cho dân địa phương. Đó là chưa nói về nguy cơ mất chủ quyền như Sri Lanka [3] thì Việt Nam cũng nằm trong vòng xoay này, không thể nào khác được. Không hề có lợi ích kinh tế, cũng như không hề đảm bảo an ninh... không hiểu Bộ chính trị tại sao muốn đến thế ?
Phạm Minh Vũ
Nguồn : VNTB, 28/05/2019
****************
Phi trường Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên từ Trung Quốc (Người Việt, 27/05/2019)
Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn, phi trường tư nhân đầu tiên của Việt Nam, vừa đón chuyến bay quốc tế đầu tiên đến Bảo An, Thẩm Quyến, Trung Quốc.
dackhu3
Chuyến bay mang số hiệu DZ62249 xuất phát từ Bảo An, Thẩm Quyến (Trung Quốc) đưa 140 hành khách hạ cánh tại Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn
Theo VTC News, chuyến bay này đáp xuống lúc 1 giờ 30 phút sáng 27 tháng Năm, mang số hiệu DZ62249 và được đón bằng nghi thức phun vòi rồng, bắn pháo sáng.
Phi trường Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh, do tập đoàn SunGroup làm chủ.
VTC News dẫn lời đại diện tập đoàn SunGroup cho biết "Đây là chuyến bay quốc tế đầu tiên đáp xuống Vân Đồn, giúp sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam chính thức khai mở thị trường quốc tế giàu tiềm năng".
Tin cho hay, "hãng hàng không khai thác chặng Vân Đồn – Thẩm Quyến là Donghai Airlines, dưới dạng các chuyến bay ‘charter’ – là cách gọi đối với loại máy bay do các công ty lữ hành thuê riêng cho những tour du lịch".
"Ông Phạm Ngọc Sáu – Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn khẳng định, sân bay cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho hoạt động khai thác của Donghai Airlines tại Vân Đồn, đồng thời thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến Vân Đồn và Hạ Long tới Thẩm Quyến và thị trường Trung Quốc", theo VTC News.
"Việc chính thức khai trương đường bay mới Vân Đồn – Thẩm Quyến là tiền đề để sân bay Vân Đồn tiếp tục theo đuổi chiến lược hướng tới thị trường quốc tế, mà trước mắt là các thị trường đông dân tại Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản", ông Sáu nói thêm.
Điều đáng lưu ý đó là tại sao lại là Vân Đồn – Thẩm Quyến ?
Tin tức trước đây từng cho biết Vân Đồn là một trong 3 thành phố được đưa vào dự luật Đặc khu. Hai thành phố còn lại là Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Một nhà báo trong nước từng đưa ra nhận định ý tưởng đặc khu đã có từ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhà báo này cũng cho biết thêm chủ trương đặc khu Vân Đồn là do "nhìn về sự thành công của Thẩm Quyến vào những năm của thập niên 90".
Thêm nữa, sáu năm trước, ngày 14/3/2013, trên trang báo nội bộ của Khoa Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc – CCSEZR (China Center for Special Economic Zone Research) thuộc trường Đại học Thâm Quyến (Shenzhen University) đăng tải một bài báo bằng Anh ngữ với tiêu đề : Việt Nam học hỏi về Đặc khu kinh tế của người Trung Quốc (Vietnam study Chinese special economic zone).
Nội dung của bài báo cho biết đoàn đại biểu gồm 5 chuyên gia của CCSEZR được mời đến tỉnh Quảng Ninh vào ngày 19/1/2013 để trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm về chiến lược kiến trúc hình thành phát triển cho đặc khu kinh tế (SEZ) Vân Đồn.
Dẫn đầu đoàn đại biểu này là Giáo sư, Tiến sĩ, bà Đào Nhất Đào (Tao Yitao), Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc, cũng chính là kiến trúc sư trưởng của chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc. (C.L)