Vì sao nhà hoạt động môi trường ở VN bị gắn mác 'phản động'? (Ben Ngô-BBC)
"Đó là lối ra bị
chặn và cả nhóm bị cán bộ kiểm lâm dọa bắt giữ. Các cán bộ này luôn mực
nói rằng đây là rừng cấm quốc gia bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng điều chính
mắt tôi chứng kiến là xe cộ, phương tiện đang cày nát rừng bên trong để
mở đường, dựng cáp treo để xây khu du lịch của Sun Group." "Tôi còn thoáng thấy một trong số cán bộ kiểm lâm chặn chốt này còn khoác áo bảo vệ của Sun Group." (Nguyễn Anh Tuấn)
Một thanh niên trong nhóm người cáo
buộc họ bị hành hung khi khám phá rừng Tam Đảo nói với BBC rằng có thể
người bảo vệ môi trường gặp rắc rối vì họ "tạo ra sự bất ổn nhất định
nào đó mà nhà nước không muốn xảy ra".
Trước đó, báo Tổ Quốc hôm
9/4 cho hay công an tỉnh Vĩnh Phúc đang vào cuộc điều tra vụ việc nhóm 5
bạn trẻ gồm ba nam, hai nữ đi khám phá rừng Tam Đảo "đã bị chặn đường,
đánh đập và cướp tài sản khi mới bắt đầu vào rừng".
Tờ
báo cho biết: "Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Tam Đảo xác nhận sự việc
một nhóm người khi đi khám phá rừng Tam Đảo bị hành hung, xâm hại đến an
toàn tính mạng."
"Chúng tôi đã giao Công an huyện ngay lập tức
vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc nghiêm trọng này. Phải làm thật
nghiêm, xử lý theo đúng quy định," vị lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Tam
Đảo huyện Tam Đảo được báo Tổ Quốc dẫn lời.
Hôm 11/4, BBC gọi
điện đến công an huyện Tam Đảo để hỏi về sự việc, nhưng nơi này đòi
"phải có giấy giới thiệu" và "đến làm việc trực tiếp".
'Bài toán khó'
Trả
lời BBC hôm 11/4, anh Tạ Mạnh Hưng, một người trong nhóm này, nói: "Tôi
là người làm thể thao, thích thiên nhiên và ủng hộ những hoạt động bảo
vệ Tam Đảo."
"Hiện nhóm của tôi chưa nhận được phản hồi nào từ
phía chính quyền địa phương và cơ quan công an huyện Tam Đảo, sau khi đã
trình báo về vụ cả nhóm bị chặn và cướp đồ."
"Chúng tôi rất muốn có luật sư tư vấn và bảo vệ quyền lợi của mình trong vụ này, nhưng hiện chưa có."
"Cũng
cần nói rõ vụ việc xảy ra là của nhóm du lịch phượt chứ không liên quan
gì đến trang Save Tam Đảo (Một fanpage có gần 6.000 lượt like kêu gọi
cộng đồng chung tay bảo vệ Vườn Quốc gia Tam Đảo)."
Trả lời câu
hỏi của BBC: "Theo các bạn, tại sao những người hoạt động môi trường ở
Việt Nam thường bị làm khó và bị gắn mác "phản động, bị kích động, lôi
kéo", anh Hưng đáp:
"Tôi nghĩ đó cũng chính là mâu thuẫn giữa kinh
tế và môi trường. Đối với mỗi quốc gia, việc đặt lên cán cân giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường luôn là bài toán khó."
"Trong
khi đó ở Việt Nam, nhu cầu tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn, sức nặng
càng được đặt lên vai chính phủ nhiều hơn, cùng với đó là khoa học kỹ
thuật, phát minh và nghiên cứu... là các lĩnh vực chưa được phát triển ở
Việt Nam, mọi thứ lại đặt vào xây dựng và khai thác du lịch nóng vội."
"Đó
là nguyên nhân dẫn gây ra việc các dự án đầu tư, xây dựng du lịch
thường được ưu tiên phát triển. Cùng với đó, những nhà làm kinh tế,
những nhà đầu tư thường có mối quan hệ mật thiết với những người ra
chính sách hơn là những người hoạt động môi trường, nên những người làm
hoạt động này sẽ gặp bất lợi hơn trong hệ thống tuyên truyền."
"Theo
như tôi hiểu, những người làm về môi trường, bảo vệ môi trường và phản
đối lại những dự án có tác động nguy hại đến môi trường. Sự phản đối này
một phần nào đó làm ảnh hưởng đến người đưa ra chính sách và lợi ích
kinh tế. Một điểm nữa là tạo ra một sự 'bất ổn' nhất định nào đó mà
chính Nhà nước không muốn xảy ra."
'Sự im lặng của báo chí nước nhà'
Hôm
11/4, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn nói với BBC: "Tháng trước
tôi có đi trek xuyên rừng Tam Đảo đúng cung đường mà bạn Hưng trong câu
chuyện kể lại (đi lên từ phía Tây Thiên), và tôi thấy có một việc rất lạ
trên đường đi xuống ở phía thị trấn Tam Đảo."
"Đó là lối ra bị
chặn và cả nhóm bị cán bộ kiểm lâm dọa bắt giữ. Các cán bộ này luôn mực
nói rằng đây là rừng cấm quốc gia bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng điều chính
mắt tôi chứng kiến là xe cộ, phương tiện đang cày nát rừng bên trong để
mở đường, dựng cáp treo để xây khu du lịch của Sun Group."
"Tôi còn thoáng thấy một trong số cán bộ kiểm lâm chặn chốt này còn khoác áo bảo vệ của Sun Group."
"Bởi
vậy, tôi không quá bất ngờ khi nghe câu chuyện từ nhóm của Hưng, vì tôi
đặt trong bối cảnh là tập đoàn Sun Group đang âm thầm phá rừng quốc gia
Tam Đảo để xây khu du lịch - và đáng báo động hơn, là trong sự im lặng
của báo chí nước nhà."
"Công chúng hiện chỉ đang biết đến việc này
thông qua thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội, mà đặc biệt là qua
trang Facebook Save Tam Đảo. Tôi còn nhớ như in là các cán bộ kiểm lâm
khi giữ tôi lại nhấn mạnh nhiều lần rằng chúng tôi phải cam kết không
được đưa tin hay hình ảnh gì lên mạng xã hội về những gì đã thấy trên
đường đi xuyên rừng Tam Đảo."
'Sự dung dưỡng'
Trong
một diễn biến khác, bà Cao Vĩnh Thịnh bị câu lưu hơn 10 giờ hôm 27/3 ở
Hà Nội. Bà Vĩnh Thịnh được biết là thành viên nổi bật của nhóm Green
Trees và phong trào bảo vệ cây xanh ở Hà Nội hồi năm 2015.
Sau đó,
trả lời BBC hôm 2/4, bà Vĩnh Thịnh cho BBC hay rằng trong cuộc thẩm
vấn, bà bị hỏi rất nhiều câu về hoạt động của cá nhân, về bộ phim tài
liệu Đừng Sợ, về hoạt động liên quan đến chiến dịch Save Tam Đảo cáo
buộc tập đoàn Sun Group xâm hại môi trường.
"Tôi không phải cân nhắc nhiều khi quyết định trở thành người bảo vệ môi trường."
"Đó là thứ chảy trong nhiệt huyết, tư tưởng của mình. Quyền đòi hỏi môi trường sạch là thứ rất hiển nhiên."
"Tôi
cũng như nhiều người dân khác sống ở Hà Nội bức xúc vì tình trạng bụi
mịn và các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến
mình và thế hệ con cái mình."
"Tôi thấy mình phải có trách nhiệm
lên tiếng thay cho con gái mình. Nó mới 5 tuổi, chưa lên tiếng được. Đến
khi nó đủ khả năng để lên tiếng bảo vệ môi trường thì tôi sẽ ủng hộ
nó."Theo như tôi hiểu, đằng sau các tập đoàn, công ty gây ra các vụ xâm
hại môi trường đều có sự dung dưỡng của các thế lực hoặc của viên chức
địa phương."
"Dù có bị trấn áp thế nào thì tôi và các thành viên
khác của nhóm Green Trees vẫn kiên định đòi Bộ Tài nguyên-Môi trường
công khai bản báo cáo tác động môi trường trước khi cho các dự án như ở
Tam Đảo được triển khai...," bà Vĩnh Thịnh nói với BBC.