Ông Duterte: 'Tôi sẽ kêu lính tử thủ nếu Trung Quốc đụng tới Thị Tứ' (TTO)

Đặc điểm của các nhà lãnh đạo dân túy là mị dân, không có viễn kiến và luôn thay đổi quan điểm và lập trường theo kiểu gió chiều nào xoay chiều ấy. Ông Duterte là một ví dụ, lúc thì chửi Mỹ và cắt quan hệ với Mỹ để chạy theo TQ, lúc thì quay sang chửi TQ. Căn bệnh dân túy ảnh hưởng trầm trọng với các nước theo chế độ tổng thống như Nga, Thổ, Philippines...Người VN trong tương lai cần nói không với chế độ Tổng thống là vì thế.

'Tôi sẽ không nài nỉ, van xin mà chỉ nói với họ rằng tôi có lính ở đó. Nếu họ đụng tới Thị Tứ, đó sẽ là chuyện khác. Tôi sẽ nói với các binh sĩ rằng hãy chuẩn bị cho một nhiệm vụ cảm tử', Tổng thống Duterte cương quyết.

Mặc dù dùng những lời lẽ cứng rắn với Trung Quốc, ông Duterte lại nói rằng đây là một lời khuyên dành cho một người bạn, không phải một sự đe dọa. Nhà lãnh đạo Philippines đã nhiều lần nói rằng ông sẽ không khiêu chiến Trung Quốc bởi đó là sự tự sát.

Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng và kiểm soát phi pháp đã trở thành tâm điểm chú ý trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila trong hơn một tháng trở lại đây.

Sự xuất hiện của hàng trăm tàu cá và tàu công vụ Trung Quốc xung quanh Thị Tứ khiến Philippines lo lắng. Tuyên bố ngày 4-4 của ông Duterte đánh dấu một sự leo thang mới sau các công hàm phản đối của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Philippines.

Quân đội Philippines nghi ngờ các tàu cá Trung Quốc là những tàu thuộc lực lượng dân quân biển ngụy trang, một công cụ của Bắc Kinh để thực thi yêu sách chủ quyền vô lý trên Biển Đông. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Philippines gọi sự xuất hiện của tàu Trung Quốc ở gần Thị Tứ là bất hợp pháp.
"Những hành động như vậy, một khi không bị Chính phủ Trung Quốc phủ nhận, có nghĩa là nó đã được gật đầu chấp thuận bởi chính quyền Trung Quốc", Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh trong một tuyên bố, đánh dấu lần hiếm hoi Manila chỉ trích Bắc Kinh dưới thời ông Duterte.

Ngày 4-4, tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã không đề cập trực tiếp đến công hàm phản đối của Manila. Thay vào đó, ông này nói tới các cuộc đàm phán song phương về Biển Đông được tổ chức tại Philippines vào ngày 3-4, mô tả bầu không khí là "thẳng thắn, thân thiện và mang tính xây dựng".

Cả hai bên đều nhắc lại rằng các vấn đề Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình bởi các bên liên quan trực tiếp, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.

Philippines đã theo dõi các tàu Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, theo dữ liệu quân sự.

"Có thể đó là lực lượng dân quân biển" - đại úy Jason Ramon, phát ngôn viên của Bộ tư lệnh Quân khu miền tây Philippines, nghi ngờ.

"Có những lúc các tàu Trung Quốc chỉ ở đó mà không câu cá hay đánh bắt gì cả. Đôi lúc, họ chỉ đứng yên tại chỗ" - vị này khẳng định.

Bảo Duy