Vũng Tàu được phép nhận chìm xuống biển 14,3 triệu m3 bùn (RFA)
Ô nhiễm môi trường là 1 trong 3 nguy cơ lớn đối với tương lai của VN mà THDCĐN đã cảnh báo từ 30 năm nay thông qua các dự án chính trị. Việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than, kể cả điện hạt nhân đã được chúng tôi liên tục cảnh báo từ lâu nhưng hình như không nhận được sự quan tâm cần thiết của dư luận VN. Ngày hôm nay chúng ta đang phải trả giá đắt cho môi trường sống của mình. Việc cấp phép nhận chìm bùn thải và xỉ than từ các nhà máy nhiệt điện chứng tỏ ĐCSVN không hề ưu tư đến môi trường sống của hơn 90 triệu người Việt.
Cảng biển hóa dầu Long Sơn.
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hóa dầu Long Sơn vừa được cấp giấy phép để nhận chìm 14,3 triệu m3 bùn ngoài khơi biển Vũng Tàu.
Truyền thông trong nước hôm 5/3 trích thông tin từ Sở Tài nguyên Môi
trường (TN-MT) Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết Thứ trưởng Bộ TN-MT Trần Quý
Kiên đã ký giấy phép vừa nêu.
Tin cho biết, đây là số bùn phát sinh trong quá trình nạo vét làm
cảng chuyên dùng cho dự án hóa dầu Long Sơn, có tổng mức đầu tư hơn 5 tỉ
USD. Số lượng bùn sẽ được nhận chìm tại vị trí khu A, cách mũi Vũng Tàu
khoảng 10 km, với diện tích được đổ bùn là hơn 200 km2. Thành phần nhận
chìm gồm cát mịn, bụi và sét. Thời gian nhận chìm sẽ kéo dài 2 năm, từ
1/4/2019 đến 31/3/2021.
Theo giấy phép được cấp, nếu việc nhận chìm bùn không đảm bảo an
toàn, hay một trong các thông số giám sát môi trường vượt giới hạn cho
phép thì phải dừng lại.
Dự án hóa dầu Long Sơn có quy mô gần 400 ha đất, gần 70 ha đất có mặt
nước và khoảng 194 ha mặt nước để làm cảng, do Tập đoàn SCG của Thái
Lan làm chủ đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 5 tỉ USD.
Trước đó, vào Bộ TN-MT cũng đã cấp giấy phép nhận chìm 15,39 triệu m³
bùn do nạo vét cảng thuộc Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép
Hòa Phát Dung Quất, thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Dư luận cũng đặt câu hỏi liệu
việc nhận chìm bùn này có ảnh hưởng tới môi trường khu vực biển nhận
chìm, cụ thể là vùng đảo Lý Sơn?
Vấn đề cho nhận chìm các vật chất nạo vét của các nhà máy; đặc biệt
là nhà máy nhiệt điện, xuống biển bị giới khoa học và ngư dân không đồng
tình. Lý do được nêu ra làm sẽ phá vỡ môi trường sinh sống của các loài
hải sản.