Tâm thế nô lệ của trí thức Việt Nam (Việt Hoàng)
Sở
dĩ trí thức Việt Nam vẫn chưa ủng hộ cho các tổ chức đối lập là vì họ
không (hoặc chưa) hiểu, thế nào là một tổ chức chính trị, cứu cánh của
hoạt động và đấu tranh chính trị là gì ? Họ không biết vì họ không muốn
biết chứ không phải vì chúng quá khó hay vì chúng chưa được khám phá. Họ
không muốn biết vì tâm thế của họ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tâm thế nô
lệ từ văn hóa Khổng giáo. (Việt Hoàng)
Khi
Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc thì một
trong những việc đầu tiên ông ấy làm là mở rộng thêm hàng trăm Viện
Khổng Tử trên khắp thế giới. Ước lượng có khoảng 500 Viện Khổng Tử ở 142
quốc gia.
Khổng Tử tức là Khổng Khâu hay Khổng Khưu, sinh năm 551 trước Công nguyên. Ông được xem là người khai sáng Nho giáo. Ông được tôn vinh như là một triết gia vĩ đại nhất của Trung Quốc và ông chính là người đặt nền móng văn hóa và trật tự cho các chế độ phong kiến Trung Quốc trong hơn 2500 năm qua.
Khổng Tử tức là Khổng Khâu hay Khổng Khưu, sinh năm 551 trước Công nguyên. Ông được xem là người khai sáng Nho giáo. Ông được tôn vinh như là một triết gia vĩ đại nhất của Trung Quốc và ông chính là người đặt nền móng văn hóa và trật tự cho các chế độ phong kiến Trung Quốc trong hơn 2500 năm qua.
Vì
sao Tập Cận Bình tôn vinh và đề cao các giá trị của Khổng Tử ? Lý do
rất giản dị vì văn hóa của Khổng Tử chính là văn hóa nô lệ và cam chịu.
Hậu thế không thể trách Khổng Tử vì ông sống cách đây đã 2500 năm, ở
thời kỳ tăm tối đó mà suy nghĩ và nói, viết ra được những điều như ông
thì đã là rất vĩ đại và ông xứng đáng được tôn vinh. Tuy nhiên trong
thời đại ngày nay mà vẫn còn đề cao những văn hóa của Khổng Tử thì quả
thật là có vấn đề. Đừng quên rằng trong 100 năm qua, nhân loại đã đạt
được những thành tựu vĩ đại trong mọi lĩnh vực còn hơn cả 4000 năm lịch
sử trước đó cộng lại.
Văn
hóa Khổng giáo đã được các chế độ phong Trung Quốc trước đây và giờ là
Tập Cận Bình lợi dụng và dùng để trói chặt người dân Trung Quốc vào một
trật tự "ổn định" có lợi cho những kẻ cai trị. Văn hóa Khổng giáo hoàn
toàn mâu thuẫn và chống đối văn hóa dân chủ. Văn hóa Khổng giáo được du
nhập vào Việt Nam từ rất lâu và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa, chính trị
và xã hội của nước ta. Cũng vì thế mà Việt Nam cùng với Trung Quốc hiện
vẫn đang là những quốc gia cuối cùng trên trái đất chưa có dân chủ.
Để
tìm hiểu về tác hại và ảnh hưởng của văn hóa Khổng giáo trong tiến
trình dân chủ hóa đất nước thì độc giả nên tìm đọc cuốn "Tổ Quốc Ăn Năn"
của ông Nguyễn Gia Kiểng. Ông Nguyễn Gia Kiểng là một nhà tư tưởng
chính trị nên cách phân tích và mổ xẻ vấn đề của ông rất khoa học và
thuyết phục.
Hiện
nay, đa số trí thức Việt Nam, nhất là các trí thức trẻ đã nhận ra được
sự lạc hậu của văn hóa Khổng giáo và muốn đoạn tuyệt với chúng nhưng
không phải dễ và ai cũng có thể làm được. Văn hóa là thứ đã ăn sâu vào
tiềm thức trong mỗi con người chúng ta. Có thể chúng ta thấy nó là sai,
muốn đoạn tuyệt với nó nhưng khi hành động thì chúng ta vẫn bị thứ văn
hóa đó chi phối và dẫn dắt một cách vô thức.
Tập
Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là tổ chức chính trị nói nhiều nhất về tác hại
của văn hóa Khổng giáo, để làm gì ? Câu trả lời cũng đơn giản, nếu chúng
ta không khai thông được tư tưởng và đoạn tuyệt với thứ văn hóa nô lệ
đó thì đất nước sẽ không bao giờ có dân chủ. Sĩ phu ngày trước (tức là
trí thức bây giờ) trong văn hóa Khổng giáo được mặc định là làm "nô lệ"
cho một ông vua nào đó chứ không phải làm chủ đời mình càng không phải
là tầng lớp tiên phong đảm nhận trách nhiệm hướng dẫn và lãnh đạo quần
chúng.
Hiện
tại rất nhiều trí thức Việt Nam đã lên tiếng phản bác các sai trái của
chính quyền, mặc dù lời lẽ hay văn phong có lúc rất gay gắt nhưng thâm
tâm vẫn là sẵn sàng "qui phục" chính quyền khi chính quyền thỏa mãn một
phần nghìn những mong muốn của họ. Đảng cộng sản Việt Nam đã cầm quyền
tuyệt đối trong hơn 70 năm qua và thực tế chứng minh rõ ràng là họ thất
bại hoàn toàn trong mọi lĩnh vực. Dù thế trí thức Việt Nam vẫn đặt hy
vọng và mong chờ vào sự thay đổi của Đảng cộng sản. Họ biết là vô ích
nhưng họ vẫn làm vì họ bế tắc do bị ảnh hưởng bởi văn hóa nô lệ của
Khổng giáo.
Phần
lớn trí thức Việt Nam vẫn không tin vào chính mình, không tin vào thành
quả trí tuệ của nhân loại về dân chủ, không tin vào tương lai nên họ
vẫn loay hoay không biết làm gì để góp phần dân chủ hóa đất nước. Họ
không tin là phong trào dân chủ có thể đánh bại được Đảng cộng sản nên
thay vì tìm hiểu để ủng hộ cho một tổ chức chính trị dân chủ (hoặc tự
thành lập một tổ chức chính trị nếu thấy không có tổ chức nào ưng ý) thì
họ chỉ tìm cách năn nỉ và thuyết phục chính quyền.
Văn hóa nô lệ vẫn còn chi phối và dẫn dắt trí thức Việt Nam một cách vô thức nhưng rất mạnh mẽ.
Phần
lớn trí thức Việt Nam chọn cách hoạt động nhân sĩ, tức là độc lập, một
mình, không tham gia một tổ chức hay hội đoàn nào và thậm chí không ít
người còn tự hào về điều đó. Kết quả là họ vẫn bị chính quyền bỏ tù và
sau khi ra tù, thì họ, hoặc là bỏ cuộc hoặc là tiếp tục "góp ý" với
chính quyền, mong chính quyền lắng nghe và thay đổi. Họ không biết rằng
hoạt động và đấu tranh chính trị là giữa các tổ chức chính trị với nhau
chứ không phải là giữa các cá nhân. Cũng có thể họ biết như vậy nhưng họ
không tin là có thể kết hợp được với nhau trong một tổ chức và không
chắc là thành công.
Tóm lại văn hóa nô lệ vẫn còn chi phối và dẫn dắt họ một cách vô thức nhưng rất mạnh mẽ. Thực tế, đấu tranh chính trị mà không có tư tưởng và tổ chức thì sớm muộn gì cũng bỏ cuộc. Những người không bỏ cuộc thì sau một thời gian dài thấy không thay đổi được gì bèn quay lại... năn nỉ chính quyền. Một vòng tròn khép kín, một cuộc hành trình dài và kết thúc bằng việc quay về... vị trí xuất phát ban đầu. Rất nhiều nhân sĩ, trí thức Việt Nam, kể cả những người đã từng ở tù hoặc là những cây bút bất đồng chính kiến nổi tiếng đã rơi vào vòng tròn luẩn quẩn này.
Cuốn sách "Tổ Quốc Ăn Năn" mà tôi đề cập ở trên hiện nay có lẽ đạt được 5 triệu lượt người đọc và tải về, tài liệu chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai không bằng nhưng cũng được nhiều người tìm đọc. Tôi tin là đa số những người đã đọc hai cuốn sách này đều thấy hay, thấy đúng và nhất là thấy có tương lai và hy vọng về đất nước, nhưng rồi sau đó thì sao ? Thực tế là đa số đọc rồi để đấy thay vì lên tiếng ủng hộ hay tham gia cùng chúng tôi. Có thể họ cũng tin rằng chúng tôi nói đúng và có tương lai nhưng họ thay vì nhập cuộc cùng chúng tôi thì họ…ngồi chờ. Có những ý kiến rằng : khi nào các bạn (tức Tập Hợp) mạnh lên và qui tụ được vài ngàn người thì tôi sẽ tham gia…Tại sao phải chờ, chờ ai và chờ cái gì ?
Tóm lại văn hóa nô lệ vẫn còn chi phối và dẫn dắt họ một cách vô thức nhưng rất mạnh mẽ. Thực tế, đấu tranh chính trị mà không có tư tưởng và tổ chức thì sớm muộn gì cũng bỏ cuộc. Những người không bỏ cuộc thì sau một thời gian dài thấy không thay đổi được gì bèn quay lại... năn nỉ chính quyền. Một vòng tròn khép kín, một cuộc hành trình dài và kết thúc bằng việc quay về... vị trí xuất phát ban đầu. Rất nhiều nhân sĩ, trí thức Việt Nam, kể cả những người đã từng ở tù hoặc là những cây bút bất đồng chính kiến nổi tiếng đã rơi vào vòng tròn luẩn quẩn này.
Cuốn sách "Tổ Quốc Ăn Năn" mà tôi đề cập ở trên hiện nay có lẽ đạt được 5 triệu lượt người đọc và tải về, tài liệu chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai không bằng nhưng cũng được nhiều người tìm đọc. Tôi tin là đa số những người đã đọc hai cuốn sách này đều thấy hay, thấy đúng và nhất là thấy có tương lai và hy vọng về đất nước, nhưng rồi sau đó thì sao ? Thực tế là đa số đọc rồi để đấy thay vì lên tiếng ủng hộ hay tham gia cùng chúng tôi. Có thể họ cũng tin rằng chúng tôi nói đúng và có tương lai nhưng họ thay vì nhập cuộc cùng chúng tôi thì họ…ngồi chờ. Có những ý kiến rằng : khi nào các bạn (tức Tập Hợp) mạnh lên và qui tụ được vài ngàn người thì tôi sẽ tham gia…Tại sao phải chờ, chờ ai và chờ cái gì ?
Cuốn sách "Tổ Quốc Ăn Năn" mà tôi đề cập ở trên hiện nay có lẽ đạt được 5 triệu lượt người đọc và tải về
Nhiều
ý kiến cho rằng Tập Hợp kém, không làm được gì suốt hơn 30 năm qua… Kém
thì có lẽ không sai nhưng bảo "Tập Hợp không làm được gì…" là không
chính xác. Thực tế là đã có tổ chức nào làm được gì đâu ? Cũng nên nhớ
rằng các tổ chức đối lập (như Tập Hợp) không phải chịu bất cứ trách
nhiệm nào cho đến khi cầm quyền. Các tổ chức đối lập cũng không có
phương tiện và công cụ gì để giúp dân oan hay cải thiện đời sống người
dân về giáo dục, y tế… Các tổ chức đối lập chỉ đưa ra các chính sách và
đề nghị cho tương lai, nếu thấy đúng thì người dân ủng hộ để tổ chức đối
lập đó trở thành đảng cầm quyền và khi đó chúng tôi mới có cơ hội và
phương tiện để thực thi các đề nghị của mình trước đó.
Sở dĩ trí thức Việt Nam vẫn chưa ủng hộ cho các tổ chức đối lập là vì họ không (hoặc chưa) hiểu, thế nào là một tổ chức chính trị, cứu cánh của hoạt động và đấu tranh chính trị là gì ? Họ không biết vì họ không muốn biết chứ không phải vì chúng quá khó hay vì chúng chưa được khám phá. Họ không muốn biết vì tâm thế của họ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tâm thế nô lệ từ văn hóa Khổng giáo. Cuộc vận động dân chủ mà Tập Hợp khởi xướng và đề nghị không tiến nhanh như nhiều người mong muốn là vì đụng phải bức tường văn hóa đó. Chúng tôi biết rõ điều này nên trong Dự án Chính trị có viết rằng để xây dựng được một tổ chức chính trị đúng nghĩa phải mất vài thập niên… Cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước của Tập Hợp cũng là cuộc "cách mạng văn hóa" nên không thể nào nhanh được.
Sở dĩ trí thức Việt Nam vẫn chưa ủng hộ cho các tổ chức đối lập là vì họ không (hoặc chưa) hiểu, thế nào là một tổ chức chính trị, cứu cánh của hoạt động và đấu tranh chính trị là gì ? Họ không biết vì họ không muốn biết chứ không phải vì chúng quá khó hay vì chúng chưa được khám phá. Họ không muốn biết vì tâm thế của họ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tâm thế nô lệ từ văn hóa Khổng giáo. Cuộc vận động dân chủ mà Tập Hợp khởi xướng và đề nghị không tiến nhanh như nhiều người mong muốn là vì đụng phải bức tường văn hóa đó. Chúng tôi biết rõ điều này nên trong Dự án Chính trị có viết rằng để xây dựng được một tổ chức chính trị đúng nghĩa phải mất vài thập niên… Cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước của Tập Hợp cũng là cuộc "cách mạng văn hóa" nên không thể nào nhanh được.
Cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước của Tập Hợp cũng là cuộc "cách mạng văn hóa" nên không thể nào nhanh được.
Trong
cuộc hành trình đó chúng tôi khá cô đơn, các nhân sĩ trí thức Việt Nam
thay vì ủng hộ chúng tôi thì họ còn làm nhiều hành động "phản chính trị"
như việc xin xỏ chính quyền, viết các loại thư ngỏ, kiến nghị hay chạy
theo các sự kiện do Ban tuyên giáo nặn ra. Ví dụ Bản Yêu sách 8 điểm mới
đây của các nhân sĩ. Có ba điểm đáng thảo luận.
Thứ nhất, tại sao phải "ăn theo" bản yêu sách 8 điểm của Nguyễn Ái Quấc cách đây 100 năm ? Đảng cộng sản suốt ngày ra rả "học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh" chưa đủ hay sao mà giờ cả các nhân sĩ đối lập cũng "học theo tấm gương" này ? Tại sao không phải là chính mình ? Sao không tự nghĩ ra, viết rồi ký tên một cách đàng hoàng ?
Thứ hai, sao lại có thể viết "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, việc Nhà nước Việt Nam thực hiện Yêu Sách Tám Điểm về các quyền căn bản nói trên của người dân là con đường duy nhất đưa nước Việt Nam thoát khỏi thực trạng lạc hậu về kinh tế, thối nát về chính trị xã hội, và nguy cơ đánh mất chủ quyền quốc gia vào tay ngoại bang…" ? Sau 73 năm Đảng cộng sản đập phá đất nước mà vẫn còn "hoàn toàn tin tưởng" vào họ là thế nào ? Tại sao lại là "con đường duy nhất" ? Nếu họ không thực hiện (mà 100% là họ không thực hiện) thì phải chấp nhận sự cai trị vĩnh viễn của họ sao ?
Thứ ba, yêu sách viết "Chúng tôi kêu gọi mọi người dân Việt Nam hãy thực hiện các quyền hiến định của mình mà không đợi ai cho phép". Vậy là các nhân sĩ thừa nhận bản Hiến pháp 2013 ? Đây là một hiến pháp áp đặt và phản dân chủ mà rất nhiều nhân sĩ trên cũng đã từng ký tên phản đối, sao giờ lại kêu gọi người dân nhìn nhận nó ? Tại sao không viết là "…thực hiện các quyền căn bản được viết trong bản Tuyên ngôn Phổ cập về Quyền Con người của Liên Hợp Quốc ?"…
Các nhân sĩ sẽ lập luận rằng "cần phải thực tế, phải chấp nhận chế độ hiện hành vì chính quyền có nhà tù và dùi cui, phải đòi (xin) từ từ chứ không thể ngay một lúc, hoàn cảnh chỉ cho phép làm đến thế…" Những điều này không sai. Điều đáng nói ở đây là tinh thần, thái độ và cách nói. Đúng là kẻ yếu thì không làm gì được kẻ mạnh nhưng không vì thế mà phải khen ngợi và ve vuốt chính quyền, ca tụng những điều không có, sai và nhảm nhí. Không nên nói những điều không đáng nói vì chúng sẽ làm hạ thấp nhân cách của người nói, người viết. Chúng tôi cũng thường xuyên đưa ra những khuyến cáo cho Đảng cộng sản, phân tích cho họ những điều nên làm và không nên làm vì tương lai của chính họ và đất nước nhưng không bao giờ chúng tôi hạ thấp mình bằng những câu như "chỉ có đảng mới có thể làm được điều đó", "chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào chính quyền"…
Thứ nhất, tại sao phải "ăn theo" bản yêu sách 8 điểm của Nguyễn Ái Quấc cách đây 100 năm ? Đảng cộng sản suốt ngày ra rả "học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh" chưa đủ hay sao mà giờ cả các nhân sĩ đối lập cũng "học theo tấm gương" này ? Tại sao không phải là chính mình ? Sao không tự nghĩ ra, viết rồi ký tên một cách đàng hoàng ?
Thứ hai, sao lại có thể viết "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, việc Nhà nước Việt Nam thực hiện Yêu Sách Tám Điểm về các quyền căn bản nói trên của người dân là con đường duy nhất đưa nước Việt Nam thoát khỏi thực trạng lạc hậu về kinh tế, thối nát về chính trị xã hội, và nguy cơ đánh mất chủ quyền quốc gia vào tay ngoại bang…" ? Sau 73 năm Đảng cộng sản đập phá đất nước mà vẫn còn "hoàn toàn tin tưởng" vào họ là thế nào ? Tại sao lại là "con đường duy nhất" ? Nếu họ không thực hiện (mà 100% là họ không thực hiện) thì phải chấp nhận sự cai trị vĩnh viễn của họ sao ?
Thứ ba, yêu sách viết "Chúng tôi kêu gọi mọi người dân Việt Nam hãy thực hiện các quyền hiến định của mình mà không đợi ai cho phép". Vậy là các nhân sĩ thừa nhận bản Hiến pháp 2013 ? Đây là một hiến pháp áp đặt và phản dân chủ mà rất nhiều nhân sĩ trên cũng đã từng ký tên phản đối, sao giờ lại kêu gọi người dân nhìn nhận nó ? Tại sao không viết là "…thực hiện các quyền căn bản được viết trong bản Tuyên ngôn Phổ cập về Quyền Con người của Liên Hợp Quốc ?"…
Các nhân sĩ sẽ lập luận rằng "cần phải thực tế, phải chấp nhận chế độ hiện hành vì chính quyền có nhà tù và dùi cui, phải đòi (xin) từ từ chứ không thể ngay một lúc, hoàn cảnh chỉ cho phép làm đến thế…" Những điều này không sai. Điều đáng nói ở đây là tinh thần, thái độ và cách nói. Đúng là kẻ yếu thì không làm gì được kẻ mạnh nhưng không vì thế mà phải khen ngợi và ve vuốt chính quyền, ca tụng những điều không có, sai và nhảm nhí. Không nên nói những điều không đáng nói vì chúng sẽ làm hạ thấp nhân cách của người nói, người viết. Chúng tôi cũng thường xuyên đưa ra những khuyến cáo cho Đảng cộng sản, phân tích cho họ những điều nên làm và không nên làm vì tương lai của chính họ và đất nước nhưng không bao giờ chúng tôi hạ thấp mình bằng những câu như "chỉ có đảng mới có thể làm được điều đó", "chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào chính quyền"…
Một
ví dụ nữa xung quanh vụ lùm xùm liên quan đến việc dùng xe công đón vợ
bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Đối với quan chức Đảng cộng sản
thì đây là chuyện "rất bình thường", ông Trần Tuấn Anh bị "tấn công" là
do tranh chấp nội bộ và phe nhóm, các thông tin được báo chí chính thống
tung ra kèm theo các văn bản mà chỉ nội bộ mới có. Chúng ta chỉ cần
nhân cơ hội này để phơi bày rõ hơn sự lạm quyền của giới quan chức cộng
sản là đủ. Không nên viết những câu như "phải mạnh tay để lấy lại uy tín
của đảng", "nhân cơ hội này, chính quyền cần dẹp bỏ việc dùng xe công
tùy tiện"… Nghe rất vô duyên và nịnh bợ.
Vụ dân oan Thủ Thiêm chưa giải quyết xong thì lại đến vụ Vườn rau Lộc Hưng. Bản chất của Đảng cộng sản có gì thay đổi đâu ? Người dân có lương tâm ai cũng đau lòng và phẫn nộ nhưng chúng ta có thể làm được gì ? Vấn đề "sở hữu đất đai" thuộc về chính sách nhà nước, là một vấn đề hoàn toàn thuộc về chính trị. Phải có những giải pháp chính trị từ thượng tầng, từ thể chế chính trị. Cái gốc của mọi bất công và oan trái mà người dân đang phải gánh chịu đều xuất phát từ thể chế chính trị độc quyền và độc tài của Đảng cộng sản. Không thay đổi được cái gốc đó thì không thể thay đổi được điều gì. Chỉ có các tổ chức chính trị có tầm vóc mới gây áp lực buộc Đảng cộng sản Việt Nam thay đổi. Vì thế việc làm cấp thiết nhất bây giờ là tìm hiểu và ủng hộ cho các tổ chức chính trị chứ không phải việc lên án, chỉ trích hay "khuyên nhủ và van xin" chính quyền.
Khi chúng tôi thảo luận các vấn đề này với anh em thân hữu thì có người khuyên là không nên "gây mất đoàn kết", các nhân sĩ cũng là người tốt và có tấm lòng…Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta tránh né thảo luận các vấn đề nền tảng thì làm sao đoàn kết và hiểu nhau ? Đất nước đang lâm nguy mà chúng ta cứ "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" liệu có tốt và có nên không ? Chúng tôi sẽ và luôn thảo luận trên tinh thần xây dựng và tương kính chứ không có mục đích gì khác. Chúng ta là "đồng minh" trên con đường dân chủ hóa đất nước nên cần thẳng thắn thảo luận với nhau về mọi vấn đề khúc mắc. Giải tỏa được chúng thì phong trào dân chủ mới tiến nhanh được.
Trí thức Việt Nam phải nỗ lực rất lớn mới có thể rũ bỏ tâm thế nô lệ của văn hóa Khổng giáo. Cần tìm hiểu và học hỏi nghiêm túc về chính trị để tham gia, ủng hộ và xây dựng nên các tổ chức chính trị hùng mạnh và có tầm vóc. Đây mới là con đường đúng đắn và duy nhất để mang lại dân chủ cho Việt Nam.
Vụ dân oan Thủ Thiêm chưa giải quyết xong thì lại đến vụ Vườn rau Lộc Hưng. Bản chất của Đảng cộng sản có gì thay đổi đâu ? Người dân có lương tâm ai cũng đau lòng và phẫn nộ nhưng chúng ta có thể làm được gì ? Vấn đề "sở hữu đất đai" thuộc về chính sách nhà nước, là một vấn đề hoàn toàn thuộc về chính trị. Phải có những giải pháp chính trị từ thượng tầng, từ thể chế chính trị. Cái gốc của mọi bất công và oan trái mà người dân đang phải gánh chịu đều xuất phát từ thể chế chính trị độc quyền và độc tài của Đảng cộng sản. Không thay đổi được cái gốc đó thì không thể thay đổi được điều gì. Chỉ có các tổ chức chính trị có tầm vóc mới gây áp lực buộc Đảng cộng sản Việt Nam thay đổi. Vì thế việc làm cấp thiết nhất bây giờ là tìm hiểu và ủng hộ cho các tổ chức chính trị chứ không phải việc lên án, chỉ trích hay "khuyên nhủ và van xin" chính quyền.
Khi chúng tôi thảo luận các vấn đề này với anh em thân hữu thì có người khuyên là không nên "gây mất đoàn kết", các nhân sĩ cũng là người tốt và có tấm lòng…Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta tránh né thảo luận các vấn đề nền tảng thì làm sao đoàn kết và hiểu nhau ? Đất nước đang lâm nguy mà chúng ta cứ "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" liệu có tốt và có nên không ? Chúng tôi sẽ và luôn thảo luận trên tinh thần xây dựng và tương kính chứ không có mục đích gì khác. Chúng ta là "đồng minh" trên con đường dân chủ hóa đất nước nên cần thẳng thắn thảo luận với nhau về mọi vấn đề khúc mắc. Giải tỏa được chúng thì phong trào dân chủ mới tiến nhanh được.
Trí thức Việt Nam phải nỗ lực rất lớn mới có thể rũ bỏ tâm thế nô lệ của văn hóa Khổng giáo. Cần tìm hiểu và học hỏi nghiêm túc về chính trị để tham gia, ủng hộ và xây dựng nên các tổ chức chính trị hùng mạnh và có tầm vóc. Đây mới là con đường đúng đắn và duy nhất để mang lại dân chủ cho Việt Nam.
Việt Hoàng
(10/1/2019)