Mẹ Nấm được trả tự do, lên đường đi Mỹ (BBC)
Mừng cho Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được tự do. Cám ơn nước Mỹ đã luôn dang rộng vòng tay để đón nhận những tù nhân lương tâm, là những người đang tranh đấu cho một nước VN dân chủ và tự do. Chúng ta cũng không quên hàng trăm tù nhân lương tâm khác đang còn ngồi tù với những bản án dã man và kinh khủng lên đến hàng chục năm.
Nhiều người trong giới hoạt động ở
Việt Nam nói bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, đã được trả tự do hôm
17/10, lên đường đi tỵ nạn Mỹ cùng mẹ và hai con.
Tin này sau đó cũng được Reuters và AFP đăng tải.
AFP dẫn lời một viên chức Việt Nam giấu tên xác nhận bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được cho đi Mỹ.
Trang
Mạng lưới Blogger Việt Nam đưa tin vào trưa thứ Tư 17/10, bà Như Quỳnh
cùng gia đình "đã đáp chuyến máy bay EVA 398 rời Hà Nội, quá cảnh tại
Đài Bắc và sẽ đến Houston trên chuyến bay EVA 52 vào lúc 11h khuya cùng
ngày".
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm bị tuyên án
10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước".
Bà
Quỳnh được cho là đã lên máy bay đi Mỹ cùng mẹ - bà Nguyễn Tuyết Lan và
hai con, trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đang ở thăm
Việt Nam.
Trước tin này, tổ chức nhân quyền Ân Xá Quốc Tế ra thông cáo rằng đây là "tin tốt".
"Mặc
dù Mẹ Nấm không còn bị giam cầm, điều kiện cho việc thả là đi sống lưu
vong, và còn hơn 100 người vẫn bị tù giam vì họ phát ngôn trong hòa bình
ở nơi công cộng, blog hay Facebook."
Ân Xá Quốc Tế nói: "Luật An
ninh Mạng có hiệu lực từ tháng Giêng 2019 sẽ chỉ cho giới chức thêm công
cụ để làm im lặng bất đồng và bắt giam."
Tổ chức nhân quyền Human
Rights Watch (HRW) cũng ra thông cáo: "Mặc dù chúng tôi vui mừng vì Mẹ
Nấm và gia đình được tự do, việc thả cho thấy rõ chiến lược đàn áp chính
trị mới của Việt Nam: bắt giữ giới hoạt động theo cáo buộc vi phạm nhân
quyền, xử tù họ ở phiên tòa kangaroo, ra bản án tù dài hạn."
"Rồi
khi hy vọng tan dần sau những năm khổ cực sau chấn song, thì lại ra giá
tự do đổi lấy lưu vong và nhận thành tích cho việc thả."
Trước
khi bị bắt vào tháng 10/2016, bà Quỳnh được biết đến qua các hoạt động
biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt
Nam.
Hồi tháng 6/2018, cuốn phim tài liệu Mẹ Vắng Nhà về gia đình
blogger này trình chiếu lần đầu tại Bangkok gây sốc cho nhiều khán giả.
Thời
điểm đó, bà Tuyết Lan thuật lại với BBC lời dặn của blogger Mẹ Nấm từ
nhà tù tại Thanh Hóa."Mẹ phải thăm con hàng tháng để biết con còn sống
hay đã chết,"
Phim
'Mẹ vắng nhà' dài khoảng 40 phút nói về cuộc sống của bà, mẹ, và hai
con nhỏ của blogger Mẹ Nấm sau khi chị đi tù đã khiến nhiều nhà khán
giả, trong đó có báo giới tỏ ra bị 'gây sốc'.
Trong phim, bà
Tuyết Lan vừa chăm sóc mẹ già ngồi xe lăn, vừa nuôi hai cháu ngoại là
hai con nhỏ của Quỳnh, vừa đi thăm nuôi con trong tù.
Hàng ngày
bà nhận trông xe cho học sinh để kiếm thêm thu nhập. Những cảnh bà ngoại
tất bật lo cơm nước, tắm rửa cho hai đứa cháu, cảnh cháu rớm nước mắt
khi bà răn dạy, và bà cũng ứa nước mắt theo làm nhiều người nén tiếng
thở dài.
Ông Trịnh Hội, đại diện tổ chức VOICE, người mang cuốn
phim đến chiếu tại trụ sở Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài của Thái Lan
(FCCT) khẳng định việc Mẹ Nấm lần đầu tiên phải lên tiếng về mối nguy
cho tính mạng của mình cho thấy tính nghiêm trọng và bức thiết của sự
việc.
Tù tội và giải thưởng
Blogger
Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền
chống phá nhà nước". Trước đó, blogger này tham gia vào các hoạt động
biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt
Nam.
Tháng 6/2018, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Tự do Báo chí Quốc tế của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và được đề cử giải Nobel Hòa Bình.
Năm 2010, bà được trao giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
Năm 2015, bà được trao giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders.
Năm 2017, bà được trao giải Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là trường hợp bất đồng chính kiến được trả tự do thứ hai trong năm nay.
Trước đó, hồi đầu tháng Sáu, luật sư Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự Lê Thu Hà được đưa từ nhà tù ra thẳng máy bay sang Đức.