Lại mang chất thải đổ ra biển: Còn nhiệt điện than, biển còn khổ (Thanh Niên)

Đồng bào Miền Nam từng nói "đừng nghe cộng sản nói mà hãy nhìn cộng sản làm". Điều này ngày càng thấy đúng. Miệng thì nói "bảo vệ môi trường" nhưng thực tế là ĐCSVN đang hủy hoại đất nước từng ngày từng giờ. 





Đó là khẳng định của các chuyên gia môi trường, chuyên gia biển. Thế nhưng tại VN, phát triển nhiệt điện than vẫn là chủ đạo dù ngược với xu hướng thế giới.


 Khảo sát các dự án năng lượng ở các tỉnh bắc miền Trung được tổ chức mới đây cho thấy, từ Quảng Bình đến Nghệ An, dọc dải đất này, tỉnh nào cũng có dự án nhiệt điện. Lãnh đạo các địa phương này từ xã - huyện - tỉnh đều tỏ ra lo ngại cho môi trường nhưng phần lớn đều chấp nhận vì các dự án nhiệt điện than vẫn mang lại nguồn thu ngân sách rất lớn cho địa phương.

Ở cấp cao hơn khi duyệt các dự án điện than, lý do quan trọng nhất được giải thích vì điện than giá rẻ. Thế nhưng, các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, giá điện than rẻ vì chúng ta chưa tính các loại chi phí môi trường, sức khỏe. Nếu tính cả những loại chi phí này, giá năng lượng tái tạo hiện nay đủ sức cạnh tranh với điện than. 

Các chuyên gia cho rằng, với thực trạng phát triển nhiệt điện than của VN, giá điện than không chỉ phải tính chi phí ô nhiễm không khí, tác động sức khỏe mà phải tính cả các tác động đến môi trường biển liên quan tới xả thải. 
 
Một chuyên gia môi trường nói thẳng, nếu còn phát triển nhiệt điện than thì biển còn khổ. Chúng ta đều chứng kiến, sau một thời gian bùng nổ nhiệt điện than với những vấn đề ô nhiễm môi trường trên không, trên cạn và trong lòng đất (không khí, đất, nước ngầm) thì nay nhiệt điện than tiếp tục “lấn sân” với nguy cơ đe dọa ô nhiễm biển, đe dọa nguồn lợi thủy sản ở biển mà bao nhiêu ngư dân đang gắn liền sinh kế vào đó, đe dọa cả ngành nuôi trồng thủy sản và có thể cả ngành du lịch, nghỉ dưỡng ven biển mà VN đang gắng hết sức phát triển, xuất khẩu.
 
Trên thế giới, các quy định về môi trường càng ngày càng chặt chẽ và nghiêm khắc theo tiến trình phát triển của nhân loại. Để kiểm soát ô nhiễm, các nước từ lâu đã áp dụng cách tiếp cận phòng ngừa như là một phương cách hữu hiệu không chỉ để giảm chi phí xử lý mà còn trực tiếp giảm lãng phí tài nguyên, tiết kiệm nguồn lực.
 
Đối với việc xả thải xuống biển, Công ước London (1972) và Nghị định thư London (1996) về “phòng ngừa ô nhiễm biển do xả chất thải và các chất khác” cũng tiếp cận theo hướng như vậy để khuyến khích các bên liên quan hạn chế đến mức tối thiểu việc xả thải xuống biển và hướng đến cấm hoàn toàn xả thải xuống biển. "Công ước và Nghị định thư London không dùng thuật ngữ “nhận chìm ở biển” mà gọi thẳng là “xả thải xuống biển” (sea dumping), hay không dùng thuật ngữ “vật, chất” mà gọi thẳng là chất thải (wastes). Việc cho phép “nhận chìm ở biển” của chúng ta không chỉ là một bước lùi pháp lý mà còn đi ngược lại với thông lệ quốc tế trong việc tiếp cận về kiểm soát ô nhiễm", chuyên gia này nhận định.
 
Chuyên gia Tô Vân Trường khẳng định: Mỗi dự án nhiệt điện than không chỉ một lần đổ, mà suốt quá trình hoạt động và hệ thống cảng đều phải đổ thải. Do đó, nên công bố ĐTM để xem xét giám sát. Điều đặc biệt quan trọng là cần tham vấn ý kiến cộng đồng về điểm đổ, phương án đổ... và công khai thông tin rộng rãi để được giám sát khách quan.  

C.N-N.N