Ông Mahathir sẽ nêu với ông Tập về ba dự án của TQ (BBC)
Chính quyền VN sẽ không bao giờ làm được những điều như ông thủ tướng Malaysia đang làm vì một lý do cực kỳ đơn giản: Đầu tiên phải không tham nhũng. Chính quyền trong sạch và không tham nhũng mới có thể đàm phán với TQ một cách minh bạch và đôi bên cùng có lợi. (Thông Luận)
Chính phủ Malaysia cho ngưng ba dự
án đầu tư lớn của Trung Quốc nhưng sẽ bàn về chúng khi ông Mahathir
Mohamad thăm Bắc Kinh tháng sau.
Theo các báo Đông Nam Á, bác sĩ
Mahathir Mohamad gọi đây là "các dự án không công bằng" cho Malaysia, và
sẽ nêu vấn đề này khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 8.
Theo
báo Strait Times ở Singapore, ông Mahathir có động tác đầu tiên sau
khi thắng cử trong tháng 5 vừa qua là ra lệnh ngưng (stop-work order)
ngay ba dự án của Trung Quốc.
Tổng
cộng các dự án bị ngưng lên tới 22,3 tỷ USD, và ông Mahathir có cuộc
họp báo tuần qua để nói "tiền lãi suất" của các dự án này cao hơn cả mức
chính phủ đi vay.
Bộ Tài chính Malaysia cho biết đó là dự án hỏa xa Bờ Đông (East Coast Railway Link - 20 tỷ USD), và hai đường ống (2,3 tỷ USD).
Cả
ba công trình này đều dùng tiền vay của Trung Quốc và do các công ty
nhà nước Trung Quốc thực hiện, do chính phủ tiền nhiệm ký kết.
Cựu
thủ tướng Najib Razak (đảng UMNO) bị mất chức sau cuộc tổng tuyển cử
"đổi chiều gió" đã bị bắt và ngay đang tại ngoại trong thời gian bị điều
tra nghi vấn tham nhũng.
Bạn bè và quyền lợi
Thủ tướng Mahathir Mohamad, người sắp 93 tuổi, đã có
cú trở lại chính trường ngoạn mục nhờ đứng về phe đối lập để chống lại
đảng UMNO cũ của ông.
Nhưng tờ The Star của Malaysia cũng nói ông
từng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tôn trọng và gọi là "người
bạn già của nhân dân Trung Quốc".
Năm 2013, khi ông Tập thăm
Malaysia ở cương vị Chủ tịch Trung Quốc, ông đã đến nhà riêng thăm ông
Mahathir và sự kiện đó được đài báo nhà nước TQ đăng tải rộng rãi.
Nhưng khi tranh cử, ông Mahathir, người từng làm thủ
tướng Malaysia nhiều năm, đã lớn tiếng chỉ trích các dự án đầu tư của
Trung Quốc.
Sau khi thắng cử, ông giảm bớt độ nóng của lời chỉ
trích nhưng có sự trông đợi ở Malaysia rằng ông sẽ dùng uy tín cá nhân
của mình để thay đổi các dự án Trung Quốc.
Trang The Star trích
lời ông Keith Li, Chủ tịch Hội Doanh nhân Trung Quốc tại Malaysia nói
"cuộc gặp Mahathir với Chủ tịch Tập sẽ thân thiện".
"Trong
chuyến thăm, Mahathir có thể dùng sự khôn ngoan chính trị để xóa đi hình
ảnh 'chống Trung Quốc' của ông bằng cách hoan nghênh đầu tư Trung Quốc,
cùng lúc nhờ ông Tập xem xét lại các dự án của Trung Quốc ở Malaysia.
Cả hai nhà lãnh đạo đều muốn giữ mặt cho nhau nên sẽ hỗ trợ nhau."
Quan hệ Malaysia-Trung Quốc trong chỉ xoay quanh các dự án xây cất.
Con
số du khách Trung Quốc sang Malaysia có thể tăng lên sáu triệu trong
năm nay, nếu được Bắc Kinh khuyến khích và nếu Malaysia bỏ visa nhập
cảnh cho công dân Trung Quốc.
Trung Quốc hiện còn là khách hàng nhập khẩu dầu cọ lớn nhất từ Malaysia (1,92 triệu tấn năm 2017).
Tuy nhiên, các dự án xây cất khổng lồ của Trung Quốc ở Malaysia bị phe đối lập trong nhiệm kỳ trước phê phán.
Giống
các dự án ở Pakistan, Sri Lanka, Myanmar, Campuchia, Việt Nam và Trung
Á, chúng thường được vận hành theo mô thức nhận tiền cho vay từ các
ngân hàng Trung Quốc.
Bên thi công cũng là các công ty nhà nước của Trung Quốc và họ thường đưa công nhân nhân của mình sang để thực hiện dự án.
Một
số công trình đã gây ra tranh cãi, thậm chí phản đối trong dư luận
nước sở tại và khiến các nhân vật chính trị bị điều tra, điển hình là
trường hợp Sri Lanka.
Báo Mỹ, tờ New York Times nêu cáo buộc rằng
trên 7,6 triệu USD được một công ty Trung Quốc chuyển vào chiến dịch
tranh cử của nguyên Tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapaksa, điều ông
này và thân nhân bác bỏ.