Trung Quốc từng phải nhượng đất làm tô giới (BBC)

Khi giao tranh kết thúc, nhà Thanh phải ký hòa ước Nam Kinh (1842), bồi thường chiến phí cho Anh, mở 11 cảng và cho truyền đạo tự do. Hương Cảng (Hong Kong) và vùng cửa sông Châu Giang trở thành nhượng địa 99 năm cho Anh.








Vào thế kỷ 19, Anh Quốc đã bán vào Trung Quốc thời nhà Thanh hàng nghìn tấn nha phiến, gây hủy hoại sức khoẻ người dân để thu về hàng vạn lượng bạc.

Sau một vụ va chạm vì lính Anh say rượu giết chết dân Trung Quốc mà không trao nộp thủ phạm cho quan chức Thanh, Khâm sai đại thần Lâm Tắc Từ cho đốt 1400 tấn nha phiến của Anh ở Quảng Châu.

Tháng 6/1840, Anh Quốc cử 16 thuyền chiến đưa quân lính và nhân viên công ty nha phiến Jardine Matheson & Co. đến Quảng Châu.

Khi giao tranh kết thúc, nhà Thanh phải ký hòa ước Nam Kinh (1842), bồi thường chiến phí cho Anh, mở 11 cảng và cho truyền đạo tự do.

Hương Cảng (Hong Kong) và vùng cửa sông Châu Giang trở thành nhượng địa 99 năm cho Anh.

Sau cuộc chiến Nha Phiến lần hai, Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu cũng vào buộc Trung Quốc cho lập các đặc khu-tô giới mà chỉ bị xóa sau năm 1949. 

Nay tình thế thay đổi 180 độ, Trung Quốc thành đại cường kinh tế, đem đồng tiền và tín dụng để mở cảng biển, đặc khu trên thế giới.

Các đặc khu ngày nay khác tô giới ngày xưa nhiều, nhiều khi do các nước có chủ quyền quyết định mời gọi đầu tư, vay tiền xây cơ sở hạ tầng.

Nhưng Trung Quốc cũng bị phê phán là nhắc lại thông điệp 'tự do thương mại' như các nước Phương Tây hồi xưa để bành trướng kinh tế.