Vì sao vẫn không dời Trạm T2, dù đặt sai? (Thanh Ngọc)
Một trong các tài xế phản ứng đã cho rằng, họ đi từ hướng An Giang về
Rạch Giá (Kiên Giang), tức chỉ chạy khoảng 200 m trên tuyến quốc lộ 91,
mà phải trả tiền cho cả 28 km mà chủ đầu tư nâng cấp, tráng nhựa là
hoàn toàn không hợp lý. Với giá vé toàn tuyến, 1 tài xế tính rằng, nếu
rẽ vào ngã ba Lộ Tẻ để về Kiên Giang thì họ chỉ trả 800 đồng tiền phí!
Từ 23 giờ 45 ngày 27.2 đến gần 7 giờ ngày
28.2, nhiều ô tô từ 2 hướng Cần Thơ về An Giang và ngược lại không chịu
mua vé qua Trạm T2 (Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ), buộc trạm phải nhiều lần
cho xả.
Sau đó các tài xế trên
làm việc với đại diện Trạm T2 dưới sự chứng kiến của Công an P.Thới
Thuận, Q.Thốt Nốt. Các tài xế đề nghị di dời Trạm T2 về vị trí đúng của
nó là sau ngã ba lộ tẻ Rạch Giá.
Thậm chí, các tài xế còn yêu cầu bồi
thường sức khỏe, thời gian và nhiên liệu tiêu hao trong thời gian “giam
xe” dừng trong làn. Nếu không giải quyết thỏa đáng, tài xế sẽ kiện ra
tòa án dân sự.
Một trong các tài xế phản ứng đã cho rằng, họ đi từ hướng An Giang về
Rạch Giá (Kiên Giang), tức chỉ chạy khoảng 200 m trên tuyến quốc lộ 91,
mà phải trả tiền cho cả 28 km mà chủ đầu tư nâng cấp, tráng nhựa là
hoàn toàn không hợp lý. Với giá vé toàn tuyến, 1 tài xế tính rằng, nếu
rẽ vào ngã ba Lộ Tẻ để về Kiên Giang thì họ chỉ trả 800 đồng tiền phí!
Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 có tổng mức đầu tư khoảng 1.588
tỉ đồng. Sau khi được nâng cấp, toàn tuyến có chiều dài khoảng 28
km, gồm 2 làn xe cơ giới, bề rộng mặt đường 11 m. Có 2 Trạm T1 (thuộc
Q.Ô Môn) và T2 (Q.Thốt Nốt) đặt trên tuyến này. Nhưng Trạm T2 thay vì
đặt trước ngã ba Lộ Tẻ thì cuối cùng Bộ GTVT lại cho phép đặt sau ngã
ba, nên xe từ An Giang, phà Vàm Cống… muốn rẽ qua ngã ba Lộ Tẻ về Kiên
Giang cũng phải đóng phí!
Do đó, sau khi Công ty CP Đầu tư quốc lộ 91- chủ đầu tư, tiến hành
thu phí cho đến nay, nhiều tài xế đã liên tục phản đối và yêu cầu dời
Trạm T2 về đúng vị trí của nó. Tình trạng trên khiến quốc lộ 91, đoạn
qua Trạm BOT T2 thường xuyên bị ùn tắc giao thông nghiêm trọng khiến đơn
vị quản lý phải xả trạm để thông xe, giảm ùn tắc…
Ngày 5.5.2017, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật có văn bản thừa nhận vị
trí đặt Trạm thu phí BOT này còn nhiều bất cập, không công bằng với tất
cả mọi đối tượng. Qua đó yêu cầu các chủ đầu tư BOT rà soát miễn giảm
phí cho phù hợp.
Đến
ngày 2.12.2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh
đạo tỉnh An Giang, xem xét một số kiến nghị, trong đó có kiến nghị di
dời vị trí đặt Trạm BOT T2. Sau đó, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải
(GTVT) kiểm tra, đánh giá để có đề án đặt Trạm BOT T2 sao cho phù hợp
trước khi tiến hành khánh thành cầu Vàm Cống.
Như vậy, rõ ràng vị trí đặt Trạm T2 không đúng, nhưng vì sao nó không
được di dời về đúng vị trí của nó, khiến các tài xế liên tục phản đối
trong đêm 27 và rạng sáng 28.2 vừa qua?
Ngày 23.1.2018, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã ký văn bản trả
lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang về Trạm T2. Theo đó, ông nêu:
“Bộ GTVT cũng đã yêu cầu nhà đầu tư nghiên cứu phương án di dời Trạm thu
giá T2, theo nguyên tắc phải đảm bảo tính khả thi dự án BOT và hài hòa
lợi ích các bên.
Theo nghiên cứu của tư vấn và báo cáo của nhà đầu tư về doanh thu giá
thực tế của dự án, lưu lượng phương tiện qua trạm đang thấp hơn phương
án tài chính trong hợp đồng BOT. Nếu di dời Trạm T2 đến vị trí mới, phải
xây dựng lại trạm thu giá, nhà điều hành mới, sẽ gây lãng phí chi phí
đầu tư, thời gian thu giá sẽ tiếp tục kéo dài.
Việc này cũng khiến phá vỡ phương án tài chính, nguồn vốn vay sẽ trở
thành nợ xấu ngân hàng, ngân hàng không đồng thuận và không cho vay vốn
để di dời trạm. Do vậy, trường hợp di dời trạm có thể nhà nước sẽ phải
mua lại dự án BOT - trong điều kiện hiện nay thì chưa thể thực hiện
được!”.
Theo ông Đông, chỉ có cách là tỉnh An Giang cập nhật dự án tuyến nối
quốc lộ 91 và tuyến tránh TP.Long Xuyên vào danh mục đầu tư công trung
hạn giai đoạn 2016-2020 làm cơ sở phê duyệt dự án và đầu tư theo quy
định.
Nếu có tuyến nối và tuyến tránh này, các phương tiện tham gia giao
thông sẽ có sự lựa chọn, không phải qua Trạm T2 trên quốc lộ 91! Như
vậy, người dân sẽ phải chờ ít nhất 3 - 5 năm nữa?
Rõ ràng, vị trí đặt trạm đã sai, nhưng để khắc phục sai sót thì thay
vì truy cứu những người đã quyết định vị trí đặt trạm lại bắt người dân
phải gánh cái sai đó, là điều khó thể chấp nhận.
Do đó, Bộ GTVT cần tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, có đề án đặt lại trạm phù hợp!
Một Thế Giới