Trung Quốc: Từ độc tài thiểu số đến độc tài cá nhân (Trithucvn)
Vấn đề cốt lõi là: bãi bỏ vai trò
cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc theo “Hiến pháp” hiện hành, xây
dựng bộ khung cơ bản cho hệ thống chính trị do dân bầu chọn và tam quyền
phân lập. Người Trung Quốc không biết khẳng định quyền lợi chính trị
của mình, lại đi lo lắng thay cho các hạt giống của “Triệu gia”, cho dù
thành công thì vẫn lại làm nô lệ cho “Triệu gia”, không thể trở thành
chủ nhân được.
Ngày 25/2, Tân Hoa xã Trung Quốc công bố kiến nghị của Ủy ban Trung
ương đảng Cộng sản Trung Quốc về sửa đổi một phần của Hiến pháp, cho
biết một trong những đề xuất quan trọng nhất là xóa bỏ kỳ hạn nhiệm kỳ “không được vượt quá hai nhiệm kỳ liên tục”
đối với chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước. Điều này có nghĩa là nhiều
khả năng sau khi hoàn thành nhiệm kỳ thứ hai ông Tập sẽ tiếp tục nắm
quyền lực trong vai trò là Chủ tịch nước. Thông tin này khiến nhiều
người Trung Quốc trong và ngoài nước cảm thấy tức giận. Vấn đề của họ là
gì?
Cộng hòa của ai?
Có
học giả chính trị kỳ cựu nhận xét: Tập Cận Bình muốn khôi phục lại chế
độ quyền lực trọn đời, là muốn khôi phục lại chế độ quân chủ, là làm hại
nền cộng hòa. Có người đã tải một đoạn video của một bộ phim trong đó
tả cảnh mọi người phản đối Viên Thế Khải khôi phục nền quân chủ để công
kích, đoạn phim được hưởng ứng mạnh mẽ. Câu nói quan trọng nhất trong đó
là: “Đã là Cộng hòa, lại muốn một mình xưng đế?” Nhiều nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đưa ra phát động ký tên trực tuyến để bảo vệ nền cộng hòa, chống lại chế độ quân chủ.
Chuyện
mọi người tức giận về ông Tập Cận Bình là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng viên
đạn mà họ bắn đã tìm sai mục tiêu, bởi vì nước cộng hòa Trung Quốc ngày
nay không liên quan gì đến người dân. Quốc hiệu Trung Quốc ngày nay
thực sự là “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, nhưng không có liên quan
gì đến người dân, đó là “cộng hòa Triệu gia”. “Triệu gia” là cách gọi mà
người sử dụng Internet Trung Quốc gọi nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung
Quốc (ĐCSTQ) trong những năm gần đây, ám chỉ đến gã địa chủ họ Triệu
giàu có nhất vùng trong tiểu thuyết “AQ chính truyện” của nhà văn Lỗ Tấn.
Trong
tư tưởng chính trị, chủ nghĩa cộng hòa là chỉ hình thái ý thức dùng chế
độ cộng hòa để trị nước, phân biệt với chế độ quân chủ. Nhà tư tưởng
người Pháp Montesquieu gọi dân chủ là quy tắc mà mọi công dân đều có
quyền lực chính trị tác động đến nhà nước, còn chính trị quý tộc và
chính trị thiểu số là nền chính trị trên nguyên tắc chỉ có một nhóm nhỏ
người cai trị, còn gọi là chính thể cộng hòa. Sau sự nổi lên của các nhà
nước hiện đại, sự phát triển về thực tiễn và lý luận của chủ nghĩa cộng
hòa ở các nước khác nhau trên thế giới cũng không giống nhau, dù vậy
đất nước được gọi là “cộng hòa” phải có những đặc điểm sau: nhân dân
không phải là vật phẩm phụ thuộc hay thuộc sở hữu của kẻ cai trị, hầu
hết có bộ Hiến pháp hiệu quả xác định các quyền cơ bản của người dân mà
Chính phủ không thể xâm phạm. Quyền lực của Chính phủ là tài sản công,
việc quản lý đất nước là sự nghiệp chung của mọi công dân.
Từ
những đặc điểm trên để đánh giá, Trung Quốc là chính thể cộng hòa,
nhưng không phải Cộng hòa Nhân dân theo nghĩa hiện đại, mà là Cộng hòa
thiểu số với một nhóm người thao túng quyền lực, tức là “cộng hòa của
Triệu gia”. Trên thế giới ngày nay có tổng cộng 200 quốc gia, 193 nước
đã tham gia Liên Hiệp Quốc, trong đó có 174 nền dân chủ, chỉ có 19 quốc
gia độc tài chuyên chế, trong đó có 5 quốc gia theo chế độ cộng sản.
Người dân Trung Quốc đáng thương đến tận thế kỷ 21 này vẫn không có được
lá phiếu bầu chính đáng. Do đó, “nước cộng hòa” của Trung Quốc chỉ liên
quan đến 80 triệu đảng viên và người nhà của họ. Không tin thì hãy nhìn
vào thực tế: Kể từ thời Đặng Tiểu Bình bắt đầu chuyển mô hình phân phối
nguồn tài nguyên quốc gia (chủ nghĩa tư bản đảng Cộng sản), sau đó thực
hiện qua hai đời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, những kẻ hưởng lợi chủ
yếu là quan chức đảng viên, 80% người dân thường không liên quan gì.
Trong
5 năm nhiệm kỳ đầu tiên ông Tập Cận Bình, tất cả các hành động chính
trị đều là tập quyền, cho dù đó là cải cách quân đội hay chống tham
nhũng, đặc biệt là sau Đại hội 19, nhà cầm quyền ĐCSTQ quy định tất cả
các ủy viên và ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đều phải báo cáo công
tác cho Tổng Bí thư, hủy bỏ triệt để cục diện “lãnh đạo tập thể” của Ban
Thường vụ Bộ Chính trị thời Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân. Động thái này
đã gây làn sóng chỉ trích. Những người chỉ trích cho rằng họ Tập thúc
đẩy văn hóa sùng bái cá nhân đối với ông ta, cho rằng ông Tập thiết lập
chế độ chính trị độc tài, trở về thời Cách mạng Văn hóa.
Hội nghị Toàn thể Trung ương lần thứ ba sắp triệu tập khẩn cấp, sẽ công
bố kế hoạch bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức Chủ tịch và Phó Chủ
tịch nước, kết quả là hàng loạt tiếng nói độc lập đã nguyền rủa họ Tập
độc tài.
Lý
do chính từ trong những chỉ trích ông Tập Cận Bình thiết lập chế độ độc
tài là vì thiếu hiểu biết về chính trị. Kẻ phê phán đã ngầm giả định
lãnh đạo tập thể không phải độc tài, cá nhân nào đó thao túng mới là độc
tài. Về vấn đề này tôi đã từng chỉ ra, định nghĩa của chính trị học đối
với độc tài là: hệ thống chính trị do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân
có quyền tuyệt đối mà không bị Hiến pháp và pháp luật hạn chế; quyền
cai trị hệ thống này thường do một người hoặc một nhóm người thao túng,
và sử dụng các hình thức đàn áp bạo lực để phát huy quyền lực. Kể từ Thế
chiến thứ Nhất, các chế độ độc tài trên thế giới chia thành chế độ độc
tài Hiến pháp, chế độ độc tài cộng sản (trên danh nghĩa chuyên chính vô
sản), độc tài phản cách mạng và độc tài phát xít, những năm 1960 các
nước châu Phi sau khi trải qua phong trào giải phóng dân tộc giành độc
lập, lại phát triển thành nhiều loại chính thể độc tài khác nhau, như
chế độ độc tài tôn giáo, độc tài gia đình…
Chính
phủ Trung Quốc đã cho thế giới biết thực tiễn chính trị của nó, đó là
hệ thống chính trị độc tài, cho dù là mô hình do một cá nhân thao túng
của Mao Trạch Đông, hay mô hình lãnh đạo tập thể (thiểu số, truyền thông
Trung Quốc thường gọi là “chín rồng trị thủy”) do Đặng Tiểu Bình khởi
xướng, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào thừa hành, đều không thay đổi bản
chất chuyên chế độc tài; Tập Cận Bình không phải kẻ khôi phục lại chế độ
độc tài, bởi vì chính quyền ông ta thừa kế là chế độ độc tài, ông ta
chỉ muốn chuyển chế độ độc tài thiểu số thành chế độ độc tài cá nhân.
Nhìn lại lịch sử thế giới cận hiện đại, trong chế độ độc tài, độc tài cá
nhân và độc tài tôn giáo thường có khuynh hướng của hiện tượng sùng bái
cá nhân, như Stalin của Liên Xô cũ, Mao Trạch Đông của Trung Quốc,
Ayatollah Khomeini của Iran.
Cuộc bức hại chính trị không phải là sáng chế của Cách mạng Văn hoá
Trung Quốc, đó là tính phổ biến của các nền chính trị độc tài. Từ khi
Mao Trạch Đông thành lập chế độ cộng sản, các cuộc đàn áp chính trị tại
Trung Quốc chưa bao giờ dừng lại, chỉ khác biệt là đôi khi vào giai đoạn
này thì lỏng lẻo, giai đoạn khác thì chặt chẽ. Trong các thời kỳ phát
động phong trào thì đàn áp chính trị diễn ra tập trung, quy mô lớn, số
lượng người bị bắt bớ nhiều hơn, chẳng hạn như phong trào chống hữu khuynh, Cách mạng Văn hóa, sau phong trào đòi dân chủ tại Thiên An Môn
1989 bị trấn áp, tình trạng đàn áp chính trị trở nên dày đặc. Trong
Cách mạng Văn hóa, do ý chí của các nhà lãnh đạo luôn thay đổi, tình
hình chính trị diễn biến quá nhanh, những kẻ ra tay đàn áp trong làn
sóng chính trị này lại trở thành đối tượng bị bức hại trong làn sóng
chính trị tiếp theo. Hầu hết những người còn có thể hoài niệm về Cách
mạng Văn hoá hiện nay thuộc về những người được hưởng lợi cuối cùng của
nó.
Như
vậy là đã làm rõ cộng hòa của Trung Quốc là “Cộng hòa Triệu gia”, Trung
Quốc đã qua hai mô hình chế độ độc tài, vậy thì bây giờ trở lại thảo
luận hay chỉ trích thì nên theo hướng nào.
Đối
với việc Tập Cận Bình biến độc tài thiểu số thành độc tài cá nhân, thay
đổi giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước thành vô nhiệm kỳ,
những người thua cuộc ở đây không phải dân thường mà là giới lãnh đạo
cấp cao trong đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là những “hạt giống”
trong giới quan chức đứng đầu các Tỉnh và Bộ. Hệ thống lãnh đạo tập thể
từ kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình, có nhiệm kỳ 5 năm, quyền lực được chia sẻ
trong nhóm đầu sỏ (ủy viên và ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị), các đầu
sỏ chính trị này đã đưa quyền này thông qua thị trường thành tiền bạc,
hầu hết gia đình chúng trở nên giàu có kếch xù. Quan trọng hơn là những
hạt giống này đã có kinh nghiệm chính trị hàng chục năm, được lợi nhờ cơ
chế nhiệm kỳ, cứ theo trình tự mà tiến lên đến đỉnh của kim tự tháp
quyền lực, chẳng hạn như Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình đã leo lên ngai
vàng, khiến các hạt giống còn lại tiếp tục hy vọng. Bây giờ Tập Cận Bình
lại bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ, làm hụt mất hy vọng vào cuộc chơi của vô
số hạt giống đang chờ thời. Đối với “Triệu gia”, chúng không thể không
tức giận việc sửa đổi Hiến pháp này.
Tuy
nhiên, sửa đổi hiến pháp này không liên quan đến thay đổi hệ thống
chính trị. Cho dù có hoặc không có giới hạn nhiệm kỳ thì hệ thống chính
trị của Trung Quốc vẫn là chế độ độc tài, việc
sửa đổi hệ thống này sau khi hoàn thành chỉ liên quan đến khoảng 80
triệu đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc, chế độ độc tài vẫn không thay
đổi gì cả. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chuyện “Triệu gia”
tức giận là điều dễ hiểu; nhưng người dân bên ngoài “Triệu gia” hoàn
toàn không không có lợi ích liên quan trong sửa đổi Hiến pháp này, chưa
nói đến quyền bỏ phiếu, thậm chí quyền để thảo luận việc nước họ cũng
không có, không thể nào lại làm thay “Triệu gia” chỉ trích Tập Cận Bình
gây dựng chế độ độc tài, muốn trở thành hoàng đế.
Người
Trung Quốc bên ngoài “Triệu gia” dĩ nhiên nên quan tâm, lên án việc sửa
đổi Hiến pháp, nhưng phải theo một hướng khác, hướng đúng là thay đổi
Hiến pháp của Đảng thành Hiến pháp của nhân dân, để giải quyết vấn đề
nguồn gốc quyền lực của kẻ cầm quyền. Vấn đề cốt lõi là: bãi bỏ vai trò
cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc theo “Hiến pháp” hiện hành, xây
dựng bộ khung cơ bản cho hệ thống chính trị do dân bầu chọn và tam quyền
phân lập. Người Trung Quốc không biết khẳng định quyền lợi chính trị
của mình, lại đi lo lắng thay cho các hạt giống của “Triệu gia”, cho dù
thành công thì vẫn lại làm nô lệ cho “Triệu gia”, không thể trở thành
chủ nhân được.
Blog Hà Thanh Liên