Những dấu hỏi lớn về trạm thu phí BOT Nam Cầu Giẽ? (NLĐ)
Và cũng như nhiều dự án BOT khác trên khắp cả nước, dự án này hiện
cũng đang vấp phải không ít ý kiến trái chiều liên quan đến vị trí đặt
trạm thu phí. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, vị trí của trạm BOT Nam
Cầu Giẽ còn khó hiểu hơn vị trí của trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) - vốn
gây nhiều bức xúc thời gian qua.
Đồ họa tuyến tránh TP.Phủ Lý và vị trí
đặt trạm thu phí. Trong đó, đoạn đường có cả 2 nét xanh là đường cũ
được tận dụng làm tuyến tránh.
Mặc dù được dựng lên với mục đích chính nhằm thu phí
tuyến đường tránh TP.Phủ Lý (Hà Nam), nhưng nếu không phải người thông
thuộc địa bàn, khó ai có thể biết tuyến tránh ấy nằm ở đâu, đi như thế
nào. Trong khi đó, dĩ nhiên, không nhiều người dân địa phương có nhu cầu
đi đường tránh.
Mỏi mắt tìm tuyến đường tránh
PV Báo Lao Động đã tìm cách trải nghiệm tuyến đường tránh TP.Phủ Lý trong hành trình ngang qua địa phương này. Từ đầu cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, đi khoảng 30km, đến nút giao Đại Xuyên rồi rẽ phải, đầu ra sẽ là Quốc lộ 1 (QL1) cũ, thuộc địa phận huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội.
Từ đây đi thêm chưa đầy 5km nữa, vừa chạm đất Hà Nam là sừng sững một chốt chặn vắt ngang QL1 mang tên Trạm thu phí BOT Nam Cầu Giẽ. Không một phương tiện nào có thể “thoát” nếu muốn qua đây. Mức phí thấp nhất từ 25.000 đồng/lượt dành cho xe ôtô con dưới 12 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn và cao nhất lên tới 120.000 đồng/lượt cho xe tải trên 18 tấn, xe container 40 feet…
Sau đây là màn đối đáp giữa PV và một nữ nhân viên bán vé:
- Trạm này thu phí đường nào, em?
- QL1 và đường tránh Phủ Lý anh ạ.
- Đường tránh đi như nào, sao không thấy chỉ dẫn?
- Anh qua trạm gặp ngã 3 thì rẽ phải, cứ vào đó là thấy.
- Đặt trạm thế này thì không có nhu cầu đi đường tránh sao vẫn phải trả tiền à?
- (Im lặng)…
Phía sau trạm thu phí BOT Nam Cầu Giẽ chỉ vài chục mét là một ngã 3 lớn. Tuy nhiên, thông tin trên biển chỉ dẫn đặt trước ngã 3 này không cho biết đi thẳng hay rẽ phải sẽ gặp đường tránh. Cụ thể, mũi tên chỉ thẳng thể hiện Phủ Lý còn cách 14km, còn hướng rẽ phải cho biết cách Nhật Tựu 8km.
Vậy Nhật Tựu là địa danh nào? Thú thực, phải sử dụng công cụ tìm kiếm Google người viết bài này mới biết đó là một xã thuộc huyện Kim Bảng (Hà Nam). Nhưng Nhật Tựu thì liên quan gì đến tuyến đường tránh? Điều người đi đường quan tâm (sau khi phải trả phí) là làm thế nào để được đi đường tránh nhằm tiết kiệm tối đa thời gian? Liệu người lần đầu đi qua khu vực này, nếu không hỏi thăm, có dám rẽ vào đường đó không?...
Từ ngã 3 kể trên, đi thêm chừng 3km nữa sẽ là một giao lộ khổng lồ với cách bố trí bùng binh cùng dải phân cách như ma trận. Biển chỉ dẫn trước mặt cho người đi đường 3 lựa chọn: Rẽ trái đi Hưng Yên, thẳng đi TT.Đồng Văn và rẽ phải đi Tế Tiêu. Vậy phải đi thế nào? PV quyết định hỏi thăm một người dân địa phương và tình huống đáng suy nghĩ đã xảy ra. Theo đó, sau khi nghe mục đích của khách lạ là muốn tìm tuyến đường tránh để đi tắt qua Phủ Lý đến Ninh Bình, ông này thản nhiên chỉ ngược ra phía đường cũ (QL1) rồi nói: “Sao không đi đường cũ cho nhanh? Đường này phải quen mới nhanh được. Không thì vừa đi vừa dò, quá tội”.
Thế nhưng chưa hết. Từ vị trí của người đàn ông nọ, tiến thêm một đoạn không xa nữa tiếp tục lại là một giao lộ nữa “khủng” với 4, 5 ngã rẽ đan xen chằng chịt. Lúc này, những người vừa phải trả phí cho tuyến tránh tiếp tục hoa mắt với 3 lựa chọn không dễ dàng: Trái đi Khả Phong, thẳng đi chùa Hương và phải đi Chợ Dầu. Ngoài chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) còn có tiếng, cả Khả Phong và Chợ Dầu đều là những địa danh PV lần đầu nghe tên.
Tiếp tục hỏi thăm và được chỉ dẫn, PV chầm chậm xuôi khoảng 3km theo tỉnh lộ 711, ngang qua khu đông dân cư thuộc địa phận xã Nhật Tân (huyện Kim Bảng), và chỉ đến khi kết thúc khu đông dân cư này thì mới là lúc biển chỉ dẫn đi Ninh Bình (thẳng - 45km) xuất hiện. Lúc này, tính từ trạm thu phí, sau tổng cộng khoảng 7km lòng vòng vừa đi vừa hỏi, PV cũng nhận ra trước mặt mình đích xác là tuyến đường tránh TP.Phủ Lý…
Vắng vẻ tuyến tránh
PV Báo Lao Động đã tìm cách trải nghiệm tuyến đường tránh TP.Phủ Lý trong hành trình ngang qua địa phương này. Từ đầu cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, đi khoảng 30km, đến nút giao Đại Xuyên rồi rẽ phải, đầu ra sẽ là Quốc lộ 1 (QL1) cũ, thuộc địa phận huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội.
Từ đây đi thêm chưa đầy 5km nữa, vừa chạm đất Hà Nam là sừng sững một chốt chặn vắt ngang QL1 mang tên Trạm thu phí BOT Nam Cầu Giẽ. Không một phương tiện nào có thể “thoát” nếu muốn qua đây. Mức phí thấp nhất từ 25.000 đồng/lượt dành cho xe ôtô con dưới 12 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn và cao nhất lên tới 120.000 đồng/lượt cho xe tải trên 18 tấn, xe container 40 feet…
Sau đây là màn đối đáp giữa PV và một nữ nhân viên bán vé:
- Trạm này thu phí đường nào, em?
- QL1 và đường tránh Phủ Lý anh ạ.
- Đường tránh đi như nào, sao không thấy chỉ dẫn?
- Anh qua trạm gặp ngã 3 thì rẽ phải, cứ vào đó là thấy.
- Đặt trạm thế này thì không có nhu cầu đi đường tránh sao vẫn phải trả tiền à?
- (Im lặng)…
Phía sau trạm thu phí BOT Nam Cầu Giẽ chỉ vài chục mét là một ngã 3 lớn. Tuy nhiên, thông tin trên biển chỉ dẫn đặt trước ngã 3 này không cho biết đi thẳng hay rẽ phải sẽ gặp đường tránh. Cụ thể, mũi tên chỉ thẳng thể hiện Phủ Lý còn cách 14km, còn hướng rẽ phải cho biết cách Nhật Tựu 8km.
Vậy Nhật Tựu là địa danh nào? Thú thực, phải sử dụng công cụ tìm kiếm Google người viết bài này mới biết đó là một xã thuộc huyện Kim Bảng (Hà Nam). Nhưng Nhật Tựu thì liên quan gì đến tuyến đường tránh? Điều người đi đường quan tâm (sau khi phải trả phí) là làm thế nào để được đi đường tránh nhằm tiết kiệm tối đa thời gian? Liệu người lần đầu đi qua khu vực này, nếu không hỏi thăm, có dám rẽ vào đường đó không?...
Từ ngã 3 kể trên, đi thêm chừng 3km nữa sẽ là một giao lộ khổng lồ với cách bố trí bùng binh cùng dải phân cách như ma trận. Biển chỉ dẫn trước mặt cho người đi đường 3 lựa chọn: Rẽ trái đi Hưng Yên, thẳng đi TT.Đồng Văn và rẽ phải đi Tế Tiêu. Vậy phải đi thế nào? PV quyết định hỏi thăm một người dân địa phương và tình huống đáng suy nghĩ đã xảy ra. Theo đó, sau khi nghe mục đích của khách lạ là muốn tìm tuyến đường tránh để đi tắt qua Phủ Lý đến Ninh Bình, ông này thản nhiên chỉ ngược ra phía đường cũ (QL1) rồi nói: “Sao không đi đường cũ cho nhanh? Đường này phải quen mới nhanh được. Không thì vừa đi vừa dò, quá tội”.
Thế nhưng chưa hết. Từ vị trí của người đàn ông nọ, tiến thêm một đoạn không xa nữa tiếp tục lại là một giao lộ nữa “khủng” với 4, 5 ngã rẽ đan xen chằng chịt. Lúc này, những người vừa phải trả phí cho tuyến tránh tiếp tục hoa mắt với 3 lựa chọn không dễ dàng: Trái đi Khả Phong, thẳng đi chùa Hương và phải đi Chợ Dầu. Ngoài chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) còn có tiếng, cả Khả Phong và Chợ Dầu đều là những địa danh PV lần đầu nghe tên.
Tiếp tục hỏi thăm và được chỉ dẫn, PV chầm chậm xuôi khoảng 3km theo tỉnh lộ 711, ngang qua khu đông dân cư thuộc địa phận xã Nhật Tân (huyện Kim Bảng), và chỉ đến khi kết thúc khu đông dân cư này thì mới là lúc biển chỉ dẫn đi Ninh Bình (thẳng - 45km) xuất hiện. Lúc này, tính từ trạm thu phí, sau tổng cộng khoảng 7km lòng vòng vừa đi vừa hỏi, PV cũng nhận ra trước mặt mình đích xác là tuyến đường tránh TP.Phủ Lý…
Vắng vẻ tuyến tránh
Ở chiều ngược lại, theo QL1 từ Ninh Bình về Hà Nội, trước ngã 4, chỗ
rẽ trái để vào đường tránh (thuộc địa phận thôn Quang Trung, xã Thanh
Hà, huyện Thanh Liêm) cũng chỉ có một biển chỉ dẫn kiểu đánh đố: Trái đi
Kiện Khê, thẳng đi Hà Nội và phải đi Nam Định.
Khảo sát từ thực tế cho thấy, nhiều hành khách đi đường, đặc biệt là người đi từ hướng Ninh Bình về Hà Nội, hoàn toàn không biết sự tồn tại của tuyến tránh TP.Phủ Lý. Do không có bất cứ chỉ dẫn cụ thể nào từ cả 2 đầu đường, tất nhiên, để xuyên qua TP này, họ sẽ chọn cách đi thẳng theo QL1. Do đó, không ít người ngơ ngác khi bị “đón lõng” và buộc phải trả tiền tại trạm thu phí BOT Nam Cầu Giẽ.
Tuyến tránh TP.Phủ Lý có thực hiệu quả không? Câu hỏi này có lẽ chỉ có đơn vị vận hành và khai thác là Công ty CP Đầu tư hạ tầng FCC (tòa nhà CEO, đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội) mới có thể trả lời chính xác. Vậy nhưng, trong liên tiếp nhiều ngày đầu tháng 3.2018, những gì PV Báo Lao Động mắt thấy, tai nghe khi thực địa cung đường này cũng dễ khiến người ta phải băn khoăn.
Theo đó, trừ những đoạn chồng lấn lên đường cũ (từ trạm thu phí, đường tránh Phủ Lý lần lượt chồng lên QL38, TL711 và TL494 mỗi đoạn vài kilômét) còn có vẻ nhộn nhịp, những đoạn mở mới 100% lại tương đối thưa thớt. Lác đác dăm ba chiếc xe tải chở vật liệu, nhưng lại chủ yếu là phục vụ các nhà máy ở gần đó chứ chẳng phải vì muốn tránh TP. Xe khách, xe con thì càng hiếm hoi. Trái ngược lại, QL1 đoạn xuyên qua TP.Phủ Lý thì vẫn cứ luôn đông đúc, tấp nập phương tiện qua lại.
Có thực minh bạch?
Lật giở những trang tài liệu, có thể thấy, tên đầy đủ của dự án này là: “Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường tránh TP.Phủ Lý và tăng cường mặt đường QL1 đoạn km215+755 - km235+885, tỉnh Hà Nam theo hình thức BOT”, có tổng mức đầu tư gần 2.100 tỉ đồng, được phê duyệt hồi đầu năm 2015 và đến cuối năm 2016 thì hoàn thành. Trong đó, đoạn tránh Phủ Lý (mở mới) dài hơn 23km được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h. Phần tăng cường mặt đường QL1 dài khoảng 20km được tăng cường theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h.
Với tên gọi của dự án cùng tính chất các cung đường kể trên, không khó để thấy, phần lớn số tiền đầu tư 2.100 tỉ đồng sẽ được sử dụng để làm tuyến tránh chứ không phải để nâng cấp QL1. Hay nói cách khác, tăng cường mặt QL1 chỉ là hạng mục phụ, không phải là mục tiêu cốt lõi để dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thế nhưng chỉ với lý do nghe khá giản đơn là “tận dụng trạm thu phí cũ sẽ tiết kiệm kinh phí đầu tư”, hồi cuối năm 2014, UBND tỉnh Hà Nam đã dễ dàng thuyết phục được liên bộ gồm: GTVT và Tài chính đồng thuận cho đơn vị Chủ đầu tư đặt trạm thu phí tại vị trí km216+600 trên QL1, nghĩa là có đi đường tránh hay không, tất cả các phương tiện đều buộc phải trả phí.
Cũng cần nói thêm, trạm thu phí BOT Nam Cầu Giẽ (hiện tại) chính là trạm thu phí Nam Cầu Giẽ (cũ) đã bị dỡ bỏ từ tháng 4.2013 khi tuyến cao tốc Hà Nội - Ninh Bình được thông tuyến. Việc dỡ bỏ nhằm tạo điều kiện tối đa cho người dân có quyền lựa chọn đi cao tốc (mất phí) hay đi QL (miễn phí).
Trên cơ sở đó, ngày 24.11.2016, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 3591/QĐ-BGTVT cho phép Công ty CP Đầu tư hạ tầng FCC tổ chức thu phí tại vị trí km216+600 trên QL1 để hoàn vốn cho dự án này.
Và cũng như nhiều dự án BOT khác trên khắp cả nước, dự án này hiện cũng đang vấp phải không ít ý kiến trái chiều liên quan đến vị trí đặt trạm thu phí. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, vị trí của trạm BOT Nam Cầu Giẽ còn khó hiểu hơn vị trí của trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) - vốn gây nhiều bức xúc thời gian qua, bởi tuyến tránh TX.Cai Lậy còn dễ tìm, dễ đi và thiết thực chứ không rắc rối như tuyến tránh TP.Phủ Lý. Đặc biệt, với bài toán thực tế về tính hiệu quả, cũng có ý kiến băn khoăn rằng, liệu có hay không việc cố tình “vẽ” ra tuyến tránh để hợp thức hóa việc cho nhà đầu tư chặn đường QL1 nhằm thu phí?.
Được biết, mỗi ngày trạm BOT Nam Cầu Giẽ thu được khoảng 200 triệu đồng tiền phí từ tất cả các phương tiện qua lại. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, Công ty CP Đầu tư hạ tầng FFC được thành lập ngày 21.7.2014, nghĩa là chỉ vài tháng trước khi tham gia liên danh của chủ đầu tư. Sau đó, doanh nghiệp non trẻ này được giao, toàn quyền khai thác, vận hành tuyến đường.
Khảo sát từ thực tế cho thấy, nhiều hành khách đi đường, đặc biệt là người đi từ hướng Ninh Bình về Hà Nội, hoàn toàn không biết sự tồn tại của tuyến tránh TP.Phủ Lý. Do không có bất cứ chỉ dẫn cụ thể nào từ cả 2 đầu đường, tất nhiên, để xuyên qua TP này, họ sẽ chọn cách đi thẳng theo QL1. Do đó, không ít người ngơ ngác khi bị “đón lõng” và buộc phải trả tiền tại trạm thu phí BOT Nam Cầu Giẽ.
Tuyến tránh TP.Phủ Lý có thực hiệu quả không? Câu hỏi này có lẽ chỉ có đơn vị vận hành và khai thác là Công ty CP Đầu tư hạ tầng FCC (tòa nhà CEO, đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội) mới có thể trả lời chính xác. Vậy nhưng, trong liên tiếp nhiều ngày đầu tháng 3.2018, những gì PV Báo Lao Động mắt thấy, tai nghe khi thực địa cung đường này cũng dễ khiến người ta phải băn khoăn.
Theo đó, trừ những đoạn chồng lấn lên đường cũ (từ trạm thu phí, đường tránh Phủ Lý lần lượt chồng lên QL38, TL711 và TL494 mỗi đoạn vài kilômét) còn có vẻ nhộn nhịp, những đoạn mở mới 100% lại tương đối thưa thớt. Lác đác dăm ba chiếc xe tải chở vật liệu, nhưng lại chủ yếu là phục vụ các nhà máy ở gần đó chứ chẳng phải vì muốn tránh TP. Xe khách, xe con thì càng hiếm hoi. Trái ngược lại, QL1 đoạn xuyên qua TP.Phủ Lý thì vẫn cứ luôn đông đúc, tấp nập phương tiện qua lại.
Có thực minh bạch?
Lật giở những trang tài liệu, có thể thấy, tên đầy đủ của dự án này là: “Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường tránh TP.Phủ Lý và tăng cường mặt đường QL1 đoạn km215+755 - km235+885, tỉnh Hà Nam theo hình thức BOT”, có tổng mức đầu tư gần 2.100 tỉ đồng, được phê duyệt hồi đầu năm 2015 và đến cuối năm 2016 thì hoàn thành. Trong đó, đoạn tránh Phủ Lý (mở mới) dài hơn 23km được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h. Phần tăng cường mặt đường QL1 dài khoảng 20km được tăng cường theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h.
Với tên gọi của dự án cùng tính chất các cung đường kể trên, không khó để thấy, phần lớn số tiền đầu tư 2.100 tỉ đồng sẽ được sử dụng để làm tuyến tránh chứ không phải để nâng cấp QL1. Hay nói cách khác, tăng cường mặt QL1 chỉ là hạng mục phụ, không phải là mục tiêu cốt lõi để dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thế nhưng chỉ với lý do nghe khá giản đơn là “tận dụng trạm thu phí cũ sẽ tiết kiệm kinh phí đầu tư”, hồi cuối năm 2014, UBND tỉnh Hà Nam đã dễ dàng thuyết phục được liên bộ gồm: GTVT và Tài chính đồng thuận cho đơn vị Chủ đầu tư đặt trạm thu phí tại vị trí km216+600 trên QL1, nghĩa là có đi đường tránh hay không, tất cả các phương tiện đều buộc phải trả phí.
Cũng cần nói thêm, trạm thu phí BOT Nam Cầu Giẽ (hiện tại) chính là trạm thu phí Nam Cầu Giẽ (cũ) đã bị dỡ bỏ từ tháng 4.2013 khi tuyến cao tốc Hà Nội - Ninh Bình được thông tuyến. Việc dỡ bỏ nhằm tạo điều kiện tối đa cho người dân có quyền lựa chọn đi cao tốc (mất phí) hay đi QL (miễn phí).
Trên cơ sở đó, ngày 24.11.2016, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 3591/QĐ-BGTVT cho phép Công ty CP Đầu tư hạ tầng FCC tổ chức thu phí tại vị trí km216+600 trên QL1 để hoàn vốn cho dự án này.
Và cũng như nhiều dự án BOT khác trên khắp cả nước, dự án này hiện cũng đang vấp phải không ít ý kiến trái chiều liên quan đến vị trí đặt trạm thu phí. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, vị trí của trạm BOT Nam Cầu Giẽ còn khó hiểu hơn vị trí của trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) - vốn gây nhiều bức xúc thời gian qua, bởi tuyến tránh TX.Cai Lậy còn dễ tìm, dễ đi và thiết thực chứ không rắc rối như tuyến tránh TP.Phủ Lý. Đặc biệt, với bài toán thực tế về tính hiệu quả, cũng có ý kiến băn khoăn rằng, liệu có hay không việc cố tình “vẽ” ra tuyến tránh để hợp thức hóa việc cho nhà đầu tư chặn đường QL1 nhằm thu phí?.
Được biết, mỗi ngày trạm BOT Nam Cầu Giẽ thu được khoảng 200 triệu đồng tiền phí từ tất cả các phương tiện qua lại. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, Công ty CP Đầu tư hạ tầng FFC được thành lập ngày 21.7.2014, nghĩa là chỉ vài tháng trước khi tham gia liên danh của chủ đầu tư. Sau đó, doanh nghiệp non trẻ này được giao, toàn quyền khai thác, vận hành tuyến đường.
“Cần gì tuyến tránh!”
Đó là câu trả lời chung của nhiều người dân Hà Nam khi được hỏi về tính hiệu quả của tuyến tránh TP.Phủ Lý. Anh Nguyễn Hồng Quang (đường Lê Lợi, TP.Phủ Lý) bày tỏ: Kể từ khi cao tốc Hà Nội - Ninh Bình đi vào hoạt động, thì QL1 đoạn qua Phủ Lý đã không còn giữ vai trò huyết mạch nữa, lưu lượng phương tiện qua lại cũng vì thế giảm đi nhiều. Do đó, nói là bức xúc đến mức phải làm ngay đường tránh theo hình thức BOT thì không thuyết phục.
Đó là câu trả lời chung của nhiều người dân Hà Nam khi được hỏi về tính hiệu quả của tuyến tránh TP.Phủ Lý. Anh Nguyễn Hồng Quang (đường Lê Lợi, TP.Phủ Lý) bày tỏ: Kể từ khi cao tốc Hà Nội - Ninh Bình đi vào hoạt động, thì QL1 đoạn qua Phủ Lý đã không còn giữ vai trò huyết mạch nữa, lưu lượng phương tiện qua lại cũng vì thế giảm đi nhiều. Do đó, nói là bức xúc đến mức phải làm ngay đường tránh theo hình thức BOT thì không thuyết phục.