Ca khúc khải hoàn, Putin thêm sức mạnh đối đầu với Tây phương (Tú Anh)
Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử nhiệm
kỳ 4 với gần 77% số phiếu. Tỷ lệ cao hơn dự báo cho phép chủ nhân điện
Kremlin « tự tin » hơn vào lúc quan hệ giữa chính quyền Nga và Tây
phương rơi vào khủng hoảng, theo phân tích của AFP và giới chuyên gia.
Lèo
lái 145 triệu dân và một lãnh thổ rộng nhất thế giới từ 18 năm qua với
tư cách khi là tổng thống, lúc là thủ tướng, cựu trung tá KGB Vladimir
Putin vừa thực hiện một kỷ lục của bản thân trong một cuộc bầu cử tổng
thống, vượt lên trên mọi dự báo của viện thăm dò chính thức: 76,67%.
Chiến thắng này là tín hiệu của « lòng tin tưởng và niềm hy vọng của dân tộc», tổng thống Nga nhận định như vậy.
Bỏ xa các đối thủ còn lại một khỏang cách dài, đại diện của đảng Cộng sản, Pavel Grounidine về nhì với 11,79%, Vladimir Putin hơn bao giờ hết, xứng đáng là người của thời thế, thời thế của nước Nga, tiếp tục lãnh đạo đến năm 2024, lúc 72 tuổi. Chính ông đã đưa nước Nga rối loạn của thời Boris Eltsine, trở lại ngôi vị đại cường trên trường quốc tế, sau bao thủ đoạn chính trị bén nhạy và chiến lược quân sự táo bạo với cái giá là gây căng thẳng chưa từng thấy với Tây phương, kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.
Khởi đầu từ cuộc chiến Syria, khủng hoảng Ukraina và nghi án Nga can thiệp làm thay đổi cục diện bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, xung khắc Đông-Tây trở thành nghiêm trọng hơn từ khi Luân Đôn tố cáo Matxcơva đầu độc một cựu điệp viên Nga tị nạn tại Anh Quốc.
Giữ thái độ im lặng trong suốt hai tuần, từ ngày 04/03 khi xảy ra vụ mưu sát cựu trung tá Serguei Skripal và người con gái, cho đến chủ nhật, ngày bầu cử, tổng thống Putin mới phản ứng. Ông chỉ trích chính phủ Anh « cáo buộc nhảm » nhưng hứa là « sẵn sàng hợp tác » với Luân Đôn để điều tra.
Gian lận ?
Về phần đối lập Nga, thiếu vắng lãnh tụ từ khi cựu phó thủ tướng Boris Nemtsov bị ám sát trong điều kiện mờ ám vào tháng 02/2015, và luật sư Alexei Navalny bị tư pháp Nga cấm ứng cử, một quyết định "chính trị " theo tố cáo của nạn nhân - phe phản kháng cũng thất bại trong cuộc vận động tẩy chay bầu cử. Tỷ lệ cử tri đi bầu lên đến 67% hơn cuộc bầu cử lần trước gần 5 điểm.
Đối lập Nga và tổ chức phi chính phủ giám sát bầu cử GOLOS cho biết có ít nhất 2900 vụ gian lận thêm phiếu cho Putin và nâng tỷ lệ tham gia . Ngay cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, được Putin cho phép tạm cư sau vụ đánh cắp tài liệu mật và bị tư pháp Mỹ truy nã, cũng xác định là có nhiều vụ gian lận để làm tăng tỷ lệ cử tri đi bầu. Edward Snowden còn phổ biến hình ảnh video cáo buộc và kêu gọi người Nga « đòi hỏi công lý, nắm lấy vận mệnh ».
Thắng lớn, nhờ Tây phương, để tiếp tục đấu với Tây phương
Nhưng vận mệnh của Nga không nằm trong phe dân chủ mà ở trong tay Putin.
Phát ngôn viên của ban vận động tranh cử của Putin tuyên bố "cám ơn Anh Quốc vì một lần nữa người Anh không hiểu tâm lý người Nga". Thượng nghị sĩ Alexei Pouchkov cũng cùng nhận định : "Công kích Putin chỉ gây tác dụng ngược tại Nga".
Báo mạng Politika Segodnia, trích lời chuyên gia Vladimir Chapovarov cùng nhận định: "Không có động cơ nào đủ sức huy động cử tri Nga bằng mối đe dọa toàn diện hay từ Tây phương. Hệ quả là những năm đầu của nhiệm kỳ mới sẽ được tập trung đối kháng với Tây phương".
Các thủ đô Tây Âu khá chậm chạp trong việc chúc mừng tổng thống Nga. Thủ tướng Đức thông báo "sẽ chúc mừng và nói lên những thách thức". Paris, qua thông báo của bộ ngoại giao Pháp, tuyên bố "không nhìn nhận lá phiếu bầu ở Crimée".
Trong bối cảnh kinh tế Nga đang gặp khó khăn và bị trừng phạt, tổng thống Putin không thiếu lập luận, do Tây phương vô tình cung cấp, để huy động đa số dân Nga ủng hộ triệt để, trừ những ai không muốn thấy nước Nga biến thành pháo đài.
Hiến pháp Nga không cho phép tổng thống ở quá hai nhiệm kỳ. Liệu 6 năm nữa, Putin có tái diễn chiến thuật đổi ghế hay không ?
RFI
Bỏ xa các đối thủ còn lại một khỏang cách dài, đại diện của đảng Cộng sản, Pavel Grounidine về nhì với 11,79%, Vladimir Putin hơn bao giờ hết, xứng đáng là người của thời thế, thời thế của nước Nga, tiếp tục lãnh đạo đến năm 2024, lúc 72 tuổi. Chính ông đã đưa nước Nga rối loạn của thời Boris Eltsine, trở lại ngôi vị đại cường trên trường quốc tế, sau bao thủ đoạn chính trị bén nhạy và chiến lược quân sự táo bạo với cái giá là gây căng thẳng chưa từng thấy với Tây phương, kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.
Khởi đầu từ cuộc chiến Syria, khủng hoảng Ukraina và nghi án Nga can thiệp làm thay đổi cục diện bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, xung khắc Đông-Tây trở thành nghiêm trọng hơn từ khi Luân Đôn tố cáo Matxcơva đầu độc một cựu điệp viên Nga tị nạn tại Anh Quốc.
Giữ thái độ im lặng trong suốt hai tuần, từ ngày 04/03 khi xảy ra vụ mưu sát cựu trung tá Serguei Skripal và người con gái, cho đến chủ nhật, ngày bầu cử, tổng thống Putin mới phản ứng. Ông chỉ trích chính phủ Anh « cáo buộc nhảm » nhưng hứa là « sẵn sàng hợp tác » với Luân Đôn để điều tra.
Gian lận ?
Về phần đối lập Nga, thiếu vắng lãnh tụ từ khi cựu phó thủ tướng Boris Nemtsov bị ám sát trong điều kiện mờ ám vào tháng 02/2015, và luật sư Alexei Navalny bị tư pháp Nga cấm ứng cử, một quyết định "chính trị " theo tố cáo của nạn nhân - phe phản kháng cũng thất bại trong cuộc vận động tẩy chay bầu cử. Tỷ lệ cử tri đi bầu lên đến 67% hơn cuộc bầu cử lần trước gần 5 điểm.
Đối lập Nga và tổ chức phi chính phủ giám sát bầu cử GOLOS cho biết có ít nhất 2900 vụ gian lận thêm phiếu cho Putin và nâng tỷ lệ tham gia . Ngay cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, được Putin cho phép tạm cư sau vụ đánh cắp tài liệu mật và bị tư pháp Mỹ truy nã, cũng xác định là có nhiều vụ gian lận để làm tăng tỷ lệ cử tri đi bầu. Edward Snowden còn phổ biến hình ảnh video cáo buộc và kêu gọi người Nga « đòi hỏi công lý, nắm lấy vận mệnh ».
Thắng lớn, nhờ Tây phương, để tiếp tục đấu với Tây phương
Nhưng vận mệnh của Nga không nằm trong phe dân chủ mà ở trong tay Putin.
Phát ngôn viên của ban vận động tranh cử của Putin tuyên bố "cám ơn Anh Quốc vì một lần nữa người Anh không hiểu tâm lý người Nga". Thượng nghị sĩ Alexei Pouchkov cũng cùng nhận định : "Công kích Putin chỉ gây tác dụng ngược tại Nga".
Báo mạng Politika Segodnia, trích lời chuyên gia Vladimir Chapovarov cùng nhận định: "Không có động cơ nào đủ sức huy động cử tri Nga bằng mối đe dọa toàn diện hay từ Tây phương. Hệ quả là những năm đầu của nhiệm kỳ mới sẽ được tập trung đối kháng với Tây phương".
Các thủ đô Tây Âu khá chậm chạp trong việc chúc mừng tổng thống Nga. Thủ tướng Đức thông báo "sẽ chúc mừng và nói lên những thách thức". Paris, qua thông báo của bộ ngoại giao Pháp, tuyên bố "không nhìn nhận lá phiếu bầu ở Crimée".
Trong bối cảnh kinh tế Nga đang gặp khó khăn và bị trừng phạt, tổng thống Putin không thiếu lập luận, do Tây phương vô tình cung cấp, để huy động đa số dân Nga ủng hộ triệt để, trừ những ai không muốn thấy nước Nga biến thành pháo đài.
Hiến pháp Nga không cho phép tổng thống ở quá hai nhiệm kỳ. Liệu 6 năm nữa, Putin có tái diễn chiến thuật đổi ghế hay không ?
RFI