Người cha ở Sài Gòn kiến nghị giải tán hội phụ huynh (Lê Nam)
Tìm hiểu khá rõ quy định của ngành giáo dục với hội phụ huynh, ông Bình cho rằng hội phải là nơi gắn kết cha mẹ học sinh, kết nối với nhà trường nhằm chăm lo việc học cho con em tốt nhất, chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn. "Ngân sách hàng năm cho giáo dục rất đáng kể, cơ sở vật chất nhà trường có nhà nước lo vậy hà cớ gì cứ đầu năm là phụ huynh thu để lắp máy lạnh, sửa nền gạch, sửa nhà vệ sinh?", ông bố nêu quan điểm.
Cho rằng hội phụ huynh học sinh "lạm quyền" khi đứng ra thu những khoản tiền vô lý từ nhiều năm qua, ông Bình đề nghị giải tán hội này.
Ngày 21/9, ông Võ Quốc Bình (40 tuổi, phụ huynh học sinh trường Tiểu
học Hòa Bình, quận 1, TP HCM) cho biết vừa gửi đơn lên các cơ quan quản
lý giáo dục đề nghị giải tán hội phụ huynh học sinh.
Ông Bình kể, tại cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 3/2 trường Tiểu học Hòa Bình, do không đủ thời gian thảo luận để thống nhất việc lót sàn gỗ cho lớp học nên ban này gửi thư ngỏ cho phụ huynh.
Trong thư, Ban đại diện cha mẹ học sinh cho rằng sàn gỗ đã cũ nên buổi
trưa các bé phải ngủ trên ghế. Để các em được ngủ an toàn và ngon giấc,
Ban này dự kiến lót sàn gỗ cho lớp với chi phí 14 triệu đồng, chia bình
quân mỗi phụ huynh đóng 400.000 đồng.
Thư này được phát cho học sinh và đưa về cho cha mẹ viết ý kiến vào.
Ông Bình thẳng thắn phúc đáp: "Hội phụ huynh học sinh chứ không phải hội
phụ thu học sinh hay hội họa sĩ. Tiền cơ sở vật chất hàng năm đâu?".
Là cha của ba đứa trẻ, ông Bình tỏ ra bức xúc khi cứ dịp đầu năm thì
điệp khúc thu tiền lại được hội phụ huynh lặp lại. Theo ông, vai trò của
hội phụ huynh đang bị biến tướng với mục tiêu "phụ thu học sinh".
Tìm hiểu khá rõ quy định của ngành giáo dục với hội phụ huynh, ông Bình
cho rằng hội phải là nơi gắn kết cha mẹ học sinh, kết nối với nhà
trường nhằm chăm lo việc học cho con em tốt nhất, chia sẻ với hoàn cảnh
khó khăn. "Ngân sách hàng năm cho giáo dục rất đáng kể, cơ sở vật chất
nhà trường có nhà nước lo vậy hà cớ gì cứ đầu năm là phụ huynh thu để
lắp máy lạnh, sửa nền gạch, sửa nhà vệ sinh?", ông bố nêu quan điểm.
Cũng theo phụ huynh này, việc nhà trường hay Ban đại diện cha mẹ học
sinh cho rằng việc thu phí trên hoàn toàn tự nguyện là khiên cưỡng,
không nhìn vào sự thật. Bởi rất ít phụ huynh dám lên tiếng hoặc không
tham gia đóng phí vì lo con mình bị trù dập.
Ông Bình cũng thẳng thắn ở nhiều trường, phụ huynh đứng ra thu phí thực
chất họ là "cánh tay nối dài" của nhà trường nhằm hợp thức hóa các
khoản phí ngoài quy định. "Tôi đề nghị nên giải tán hội phụ huynh khi họ
không còn làm tốt vai trò chủ yếu của mình nữa", ông Bình nói.
Ông Lý Văn Huệ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hòa Bình, cho biết việc Ban
đại diện lớp 3/2 có dự định lót sàn gỗ cho phòng học và gửi thư ngỏ đến
phụ huynh là quyền hoạt động của ban này. Nhà trường tôn trọng nguyện
vọng chính đáng của phụ huynh, miễn sao tạo được sự đồng thuận chung.
Theo Hiệu trưởng Huệ, chỉ một số ít phụ huynh trong lớp phản ứng trước
thư ngỏ. "Đây chỉ là thư hỏi ý kiến phụ huynh về việc lót sàn gỗ, dựa
trên tinh thần tự nguyện, không hề mang tính ép buộc", ông Huệ nói.
Ông Huệ cho hay đã khuyên hội phụ huynh lớp này dừng việc lót sàn gỗ
cho lớp, song nhiều cha mẹ nhất quyết làm bằng tiền đóng góp.
Ngày 19/9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có văn bản chỉ đạo Bộ Giáo dục
và Đào tạo, UBND các tỉnh thành về tình trạng lạm thu đầu năm học mới.
Văn bản nêu rõ, năm học 2017-2018 tại một số trường có tình trạng lạm thu gây khó khăn cho học sinh, phụ huynh. Bộ Giáo dục cần rà soát văn bản bảo đảm chặt chẽ, minh bạch trong thực hiện xã hội hóa.
"Các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện phải bảo đảm đúng tính chất
tự nguyện của người, tổ chức tài trợ, đóng góp. Tuyệt đối không để lợi
dụng danh nghĩa xã hội hóa để thu các khoản đóng góp mang tính cào bằng,
áp đặt", Phó thủ tướng chỉ đạo.
VNE