Quân đội Việt nam cần cải cách (Vũ Quốc Ngữ lược dịch)
Trong bài “Quân đội Việt nam cần cải cách”
Shephard đã đưa ra những người nghị mà các chuyên gia dành cho quân đội
Việt nam trong bối cảnh phải đương đầu với Trung quốc hiện nay.
Bài
báo đề cập đến việc tuy có liên tục hiện đại hoá quân đội từ sau năm
1975 đến nay, nhưng trong 10 năm qua thì quân đội chỉ tập trung xây dựng
năng lực, xác định lại tính chất các mối quan hệ chiến lược, cải thiện
hình thức dịch vụ của các doanh nghiệp quân đội như định hình kế hoạch
mua sắm, huấn luyện và đào tạo, cơ cấu và chức năng.
Thành
qủa đáng kể của doanh nghiệp quân đội đạt được phải kể đến là Viettel,
doanh nghiệp của Bộ quốc phòng đã trở thành mạng điện thoại di động lớn
nhất tại Việt nam. Tuy đã đạt được một số thành công nhất định về vũ
trang quân chủng nhưng cải tiến quân đội hơn nữa là việc làm cấp thiết,
đặc biệt là trong cơ cấu lãnh đạo mà Paul Giarra, chủ tịch tổ chức “
Chiến lược Toàn cầu” có cơ sở tại Washington cho là “ hoàn toàn không
được tái cơ cấu”.
Zachary
Abuza, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trường Cao đẳng chiến tranh
Quốc gia ở thủ đô Washington cho rằng “việc lựa chọn ông Ngô Xuân Lịch
làm Bộ trưởng Quốc phòng năm 2016 vốn là một một chính trị viên không có
kinh nghiệm chỉ huy lẫn quản lý là sự lựa chọn thực sự tẻ nhạt cho quân
đội đang trải qua quá trình hiện đại hóa nhanh chóng”. Tuy nhiên sự
chọn lựa này thể hiện những bất an của Việt nam và những tranh cãi quanh
việc quân đội phải ràng buộc với nhà nước chứ không phải với đảng cộng
sản.
Vẫn
theo Zachary Abuza thì dù các lực lượng trên bộ tuy được huấn luyện tốt
nhưng không lực lại không được như vậy mà bằng chứng là các vụ rơi máy
bay trong hai năm qua. Qua đó có thể thấy họ không có đủ máy bay hay
thời gian huấn luyện đầy đủ. Tương tự như vậy với hải quân, tuy có được
thiết bị tiên tiến hơn các lực lượng khác nhưng cũng không được huấn
luyện tốt.
Nguyên
nhân mà Carl Thayer chỉ ra là việc huấn luyện và đào tạo chủ yếu ưu
tiên cho cán bộ cấp cao cũng như cử cán bộ tham dự các khoá học quân sự
đặc biệt là các hoạt động phối hợp, Vì vậy Việt nam cần phải chủ động
tham gia các chương trình diễn tập quân sự song phương và đa phương với
các đối tác nước ngoài để kiểm tra khả năng chiến đầu trong các khu vực
ưu tiên như phòng không và an ninh hàng hải.
Thayer
còn cho rằng: “Phát triển chiến lược phòng thủ và an ninh quốc gia nhất
quán toàn diện để dẫn dắt sự phát triển về học thuyết, chiến lược,
chiến thuật và khả năng tương tác quân chủng”.
Ông
Abuza chỉ ra rằng một phần của vấn đề huấn luyện là các gói thầu với
Nga thường thiếu gói bảo trì và chí phí bảo trì thường không được đưa
vào kế hoạch ngân sách quốc phòng dài hạn của Việt nam, đặc biệt là việc
đấu thầu 6 tàu ngầm Kilo mới đây.
Collin
Koh, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế tại trường S.
Rajaratnam Singapore cho rằng dù việc hiện đại hoá quân sự của Việt nam
phần lớn tập trung vào mối quan hệ với Nga, nhưng về lâu dài thì quan
chức quân đội Việt nam đang ngày càng lo ngại về hai mặt của mối quan hệ
này vì Nga không chỉ cung cấp vũ khí cho Việt nam mà còn cho cả Trung
quốc.
Việt
nam vẫn mua các trang bị đắt tiền từ Nga dù đã có sự chuyển dịch sang
các nguồn cung cấp ngoài Nga khác. Ngoài ra Nga là “ nhà buôn vũ khí
thất thường” ví dụ họ chỉ hứa chuyển giao công nghệ nếu Việt nam chịu
mua ít nhất 6 tàu khu trục Gepard và cùng lúc đó Việt nam cũng không hài
lòng với tốc độc đóng tàu của họ.
Để
giải quyết vấn đề này ông Koh khuyên Việt nam nên dựa vào phương cách
thay thế là sử dụng nguồn cung cấp ngoài Nga, đặc biệt là Hoà lan và nội
địa hoá khả năng đóng tàu dựa trên công nghệ chuyển giao hiện có từ
Nga. Nếu thực hiện được việc nội địa hoá sẽ làm giảm đáng kể chi phí.
Sáu
tàu Viking DHC-6 Twin Otter do Canada đóng tuy hiện đại nhưng lại nhỏ
và có tải trọng nhỏ nếu khi phải đi tuần trên vùng biển Đông rộng lớn.
Ông
Koh đề nghị Việt nam nên xem xét một loạt các lựa chọn bao gồm tân
trang máy bay Mỹ P-3C Orion hoặc sửa máy bay Airbus C-295 hay CASA
CN235( máy bay vận tải quân sự do Tây ban nha và Indonesia chế tạo) với
gói IRS ( Do thám, Giám sát và Trinh sát). Lý tưởng là hệ thống tích hợp
gồm cả IRS có người lái và không người lái, cũng như viễn thám để có
thể quan sát toàn bộ vùng biển Đông.
Theo
Abuza, quân đội Việt nam không có được chính sách thực tế cho cả hải
quân lẫn không quân và Việt nam quá hạn ra sách trắng quốc phòng đã 2
năm.
Ông
Koh tin rằng Việt nam nên dịch chuyển về phía phân cấp lớn hơn trong
việc chỉ huy và kiểm soát, cũng như trao quyền cho lãnh đạo cấp dưới.
Không như trong quá khứ khi Hà nội có thể dựa vào lực lượng quân đội với
nòng cốt nông dân để áp dụng chiến tranh du kích. Trong bối cảnh hiện
nay và tương lai gần thì Hà nội có thể sẽ phải đương đầu một cuộc chiến
công nghệ cao, nhanh, và dữ dội với Trung quốc.
Nếu
Trung quốc hướng về đó thì Việt nam cũng nên như vậy vì Việt nam “ cần
phải bù đắp cho sự thiếu hụt nhân lực và trang thiết bị so với Trung
quốc, và cần phải cải cách táo bạo hệ thống chỉ huy và kiểm soát”
Ông
Koh còn nói thêm điều đó có nghĩa là phải thoả hiệp trong bối cảnh hệ
thống chính trị tập trung theo kiểu cộng sản, sự kiểm soát chính trọ đối
với quân đội vẫn còn hiện hữu, nhưng nếu Việt nam chọn tình trạng hiện
tại thì có thể sẽ bị mất cơ hội để thậm chí có thể đối xứng với Trung
Quốc.
Hà
nội sẽ không có cách nào lấp được khoảng cách bằng số lượng nhân lực và
trang thiết bị, thì ít nhất họ có thể làm tốt hơn Trung quốc trong việc
phân cấp “ chỉ huy và kiểm soát” và trao quyền nhiều hơn cho các lãnh
đạo quân sự cấp dưới.
Theo VNTB