Ngân hàng ngoại rút vốn: Nếu còn kiểu 'gia đình trị'...
Việt Nam sẽ không có được chuẩn mực để xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh, công khai, minh bạch.
Ngân hàng ngoại rút vốn dễ hiểu
Trước hiện tượng hàng loạt ngân hàng ngoại rút vốn khỏi thị trường trong nước, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng có cả nguyên nhân khách quan và chủ chủ quan.
Về nguyên nhân khách quan, ông Hiếu phân tích, trong khoảng thời gian 20 năm trước có rất nhiều ngân hàng ngoại, kể cả những ngân hàng có tên tuổi, tầm cỡ lớn thế giới như Woori Bank (Hàn Quốc); Public Bank Berhad (Malaysia); ANZ Việt Nam; Hong Leong Việt Nam; HSBC Việt Nam; Shinhan Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam và CIMB Bank Berhad... đã đổ bộ vào Việt Nam.
Ở thời điểm đó, ngành ngân hàng Việt Nam còn rất sơ khai. Vì vậy, khi đổ bộ vào Việt Nam những ngân hàng trên đều mang theo kỳ vọng có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của một đất nước với hơn 90 triệu dân và phát triển tốt hơn tại thị trường bản địa.
Tuy nhiên, sau 20 năm, những đánh giá cũng như những kết quả đã không đạt được như kỳ vọng họ mong muốn.
Hiện tổng số tài sản của các ngân hàng ngoại, kể cả những ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài... còn rất thấp, chưa tới 10%, lợi nhuận thu về không cao. Do đó, các ngân hàng nước ngoài khó phát triển mở rộng, đặc biệt là trong bối cảnh mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, chi phí hoạt động cao, quy mô khó mở rộng và lợi nhuận chưa đạt như mong muốn.
Đặc biệt, bản thân những ngân hàng này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những khó khăn chung của cả hệ thống ngân hàng trong nước.
Những khó khăn đó cho tới thời điểm này vẫn chưa được giải quyết, đó là một loạt các vấn đề như tỷ lệ nợ xấu lớn, quả trị rủi ro nhiều thiếu sót trong khi quản trị doanh nghiệp còn hạn chế là những nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn của các ngân hàng Việt.
TS Hiếu nói thêm, trước đó, những ngân hàng ngoại cũng đã liên tục yêu cầu được nới room, nguyên nhân được cho là, ngoài việc không đạt được thỏa thuận về giá bán, thì giới hạn tỷ lệ sở hữu khiến nhà đầu tư ngoại e ngại sẽ không nắm quyền chi phối ngân hàng… Việc này không khác nào Việt Nam đang kêu gọi tham gia đóng góp tài chính chứ không phải mời họ tham gia với tư cách là một cổ đông có thể tham gia, quyết định những chính sách phát triển, điều hành của ngân hàng.
Theo ông Hiếu, đây có lẽ cũng là một nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài không hào hứng nữa.
Một nguyên nhân nữa cũng được TS Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra rằng, ngân hàng nước ngoài coi trọng nguyên tắc quản trị rủi ro, tuân thủ pháp luật, thậm chí “bảo thủ” nên chịu sức ép nhất định trong cuộc cạnh tranh.
Họ thua hẳn về sự thấu hiểu văn hóa địa phương so với các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng này chủ yếu theo chân các khách hàng truyền thống khi vào Việt Nam nên thị trường bị giới hạn và sự phát triển cũng chậm.
"Có lẽ các ngân hàng phương Tây đang dần thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam có quá nhiều rủi ro và không tạo lợi nhuận trong khi có rất nhiều thị trường béo bở khác thu hút dòng vốn của họ”, ông Hiếu nhận định.
Vị chuyên gia cũng đồng tình ở một mức độ nhất định với quan điểm cho rằng sự rút vốn của ngân hàng ngoại là do họ thay đổi chiến lược kinh doanh, tuy nhiên, ông cho rằng đó chỉ là quan điểm kinh doanh của một vài ngân hàng.
Vấn đề ông quan tâm và xem như một xu hướng đáng lo ngại là sự rút lui của chủ yếu các ngân hàng quốc tế phương Tây. Đáng lưu ý, cùng với việc tháo lui của các ngân hàng phương Tây thì trám vào những vị trí đó lại là sự xuất hiện của các ngân hàng châu Á từ Hàn quốc, Singapore, Nhật Bản, đây là hiện tượng rất đáng quan tâm. Việc này cho thấy đang có một xu hướng dịch chuyển đầu tư từ các ngân hàng phương Tây sang các nhà đầu tư châu Á.
“Ngược với một số chuyên gia nhận định đây là một trường hợp riêng lẻ, tôi cho rằng đây là một động thái mang tính chất xu hướng. Và việc ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng phương Tây dần dần rút khỏi Việt Nam là một xu hướng đáng lo ngại”, ông Hiếu nói.
Phân tích tiếp về nguyên nhân chủ quan, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng vấn đề các ngân hàng đang gặp là nợ xấu, trong khi cách thức điều hành, quản trị vẫn mang dáng dấp của một doanh nghiệp kiểu “gia đình trị”, được điều hành bởi những cổ đông lớn.
Cách điều hành không theo chuẩn mực quốc tế là nguyên nhân đẩy một số ngân hàng trong nước rơi vào thế phá sản, phải xác nhập hoặc phải bán lại với giá 0 đồng...
Cùng với đó, là những sai phạm của các ngân hàng trong nước, từ việc vượt trần lãi suất cho tới việc lách những quy định của NHNN.
"Đây là điều mà các ngân hàng nước ngoài họ không thể chấp nhận được. Một cách làm thiếu chuyên nghiệp, không tôn trọng pháp luật... nhưng họ lại không có tiếng nói. Điều này khiến họ chán nản và không còn muốn tham gia đầu tư", ông Hiếu nói.
Nguồn: Báo Đất Việt
Nhiều ngân hàng ngoại rút vốn khỏi Việt Nam |
Ngân hàng ngoại rút vốn dễ hiểu
Trước hiện tượng hàng loạt ngân hàng ngoại rút vốn khỏi thị trường trong nước, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng có cả nguyên nhân khách quan và chủ chủ quan.
Nhiều ngân hàng ngoại rút vốn khỏi Việt Nam |
Về nguyên nhân khách quan, ông Hiếu phân tích, trong khoảng thời gian 20 năm trước có rất nhiều ngân hàng ngoại, kể cả những ngân hàng có tên tuổi, tầm cỡ lớn thế giới như Woori Bank (Hàn Quốc); Public Bank Berhad (Malaysia); ANZ Việt Nam; Hong Leong Việt Nam; HSBC Việt Nam; Shinhan Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam và CIMB Bank Berhad... đã đổ bộ vào Việt Nam.
Ở thời điểm đó, ngành ngân hàng Việt Nam còn rất sơ khai. Vì vậy, khi đổ bộ vào Việt Nam những ngân hàng trên đều mang theo kỳ vọng có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của một đất nước với hơn 90 triệu dân và phát triển tốt hơn tại thị trường bản địa.
Tuy nhiên, sau 20 năm, những đánh giá cũng như những kết quả đã không đạt được như kỳ vọng họ mong muốn.
Hiện tổng số tài sản của các ngân hàng ngoại, kể cả những ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài... còn rất thấp, chưa tới 10%, lợi nhuận thu về không cao. Do đó, các ngân hàng nước ngoài khó phát triển mở rộng, đặc biệt là trong bối cảnh mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, chi phí hoạt động cao, quy mô khó mở rộng và lợi nhuận chưa đạt như mong muốn.
Đặc biệt, bản thân những ngân hàng này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những khó khăn chung của cả hệ thống ngân hàng trong nước.
Những khó khăn đó cho tới thời điểm này vẫn chưa được giải quyết, đó là một loạt các vấn đề như tỷ lệ nợ xấu lớn, quả trị rủi ro nhiều thiếu sót trong khi quản trị doanh nghiệp còn hạn chế là những nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn của các ngân hàng Việt.
TS Hiếu nói thêm, trước đó, những ngân hàng ngoại cũng đã liên tục yêu cầu được nới room, nguyên nhân được cho là, ngoài việc không đạt được thỏa thuận về giá bán, thì giới hạn tỷ lệ sở hữu khiến nhà đầu tư ngoại e ngại sẽ không nắm quyền chi phối ngân hàng… Việc này không khác nào Việt Nam đang kêu gọi tham gia đóng góp tài chính chứ không phải mời họ tham gia với tư cách là một cổ đông có thể tham gia, quyết định những chính sách phát triển, điều hành của ngân hàng.
Theo ông Hiếu, đây có lẽ cũng là một nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài không hào hứng nữa.
Một nguyên nhân nữa cũng được TS Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra rằng, ngân hàng nước ngoài coi trọng nguyên tắc quản trị rủi ro, tuân thủ pháp luật, thậm chí “bảo thủ” nên chịu sức ép nhất định trong cuộc cạnh tranh.
Họ thua hẳn về sự thấu hiểu văn hóa địa phương so với các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng này chủ yếu theo chân các khách hàng truyền thống khi vào Việt Nam nên thị trường bị giới hạn và sự phát triển cũng chậm.
"Có lẽ các ngân hàng phương Tây đang dần thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam có quá nhiều rủi ro và không tạo lợi nhuận trong khi có rất nhiều thị trường béo bở khác thu hút dòng vốn của họ”, ông Hiếu nhận định.
Vị chuyên gia cũng đồng tình ở một mức độ nhất định với quan điểm cho rằng sự rút vốn của ngân hàng ngoại là do họ thay đổi chiến lược kinh doanh, tuy nhiên, ông cho rằng đó chỉ là quan điểm kinh doanh của một vài ngân hàng.
Vấn đề ông quan tâm và xem như một xu hướng đáng lo ngại là sự rút lui của chủ yếu các ngân hàng quốc tế phương Tây. Đáng lưu ý, cùng với việc tháo lui của các ngân hàng phương Tây thì trám vào những vị trí đó lại là sự xuất hiện của các ngân hàng châu Á từ Hàn quốc, Singapore, Nhật Bản, đây là hiện tượng rất đáng quan tâm. Việc này cho thấy đang có một xu hướng dịch chuyển đầu tư từ các ngân hàng phương Tây sang các nhà đầu tư châu Á.
“Ngược với một số chuyên gia nhận định đây là một trường hợp riêng lẻ, tôi cho rằng đây là một động thái mang tính chất xu hướng. Và việc ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng phương Tây dần dần rút khỏi Việt Nam là một xu hướng đáng lo ngại”, ông Hiếu nói.
Phân tích tiếp về nguyên nhân chủ quan, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng vấn đề các ngân hàng đang gặp là nợ xấu, trong khi cách thức điều hành, quản trị vẫn mang dáng dấp của một doanh nghiệp kiểu “gia đình trị”, được điều hành bởi những cổ đông lớn.
Cách điều hành không theo chuẩn mực quốc tế là nguyên nhân đẩy một số ngân hàng trong nước rơi vào thế phá sản, phải xác nhập hoặc phải bán lại với giá 0 đồng...
Cùng với đó, là những sai phạm của các ngân hàng trong nước, từ việc vượt trần lãi suất cho tới việc lách những quy định của NHNN.
"Đây là điều mà các ngân hàng nước ngoài họ không thể chấp nhận được. Một cách làm thiếu chuyên nghiệp, không tôn trọng pháp luật... nhưng họ lại không có tiếng nói. Điều này khiến họ chán nản và không còn muốn tham gia đầu tư", ông Hiếu nói.
Nguồn: Báo Đất Việt