Nhóm tàu tấn công Mỹ tiến về Bắc Triều Tiên (VOA)
Trung tá Dave Benham, Giám đốc Hoạt động Truyền thông của Hạm đội 3,
Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói với VOA: "Các tàu của Hạm đội 3
hoạt động ở tiền phương có mục đích bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ ở Tây Thái
Bình Dương. Mối đe doạ số một ở khu vực vẫn là Bắc Triều Tiên, do nước
này có chương trình thử tên lửa liều lĩnh, vô trách nhiệm và gây bất ổn,
cũng như do họ mưu cầu khả năng về vũ khí hạt nhân".
Hải quân Hoa Kỳ đang điều một nhóm tàu tấn công tới bán đảo Triều
Tiên để củng cố sự hiện diện của Hoa Kỳ ở đó và gửi một thông điệp đến
Bắc Triều Tiên. Nước này trong tuần qua đã tiến hành một cuộc thử tên
lửa đạn đạo bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ cấm các vụ
phóng như vậy.
Nhóm tàu tấn công Carl Vinson đã ghé thăm cảng tại Singapore và có kế
hoạch đi tới Australia thì thay vào đó Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa
Kỳ ra lệnh cho các tàu này đi về phía bắc.
Trung tá Dave Benham, Giám đốc Hoạt động Truyền thông của Hạm đội 3,
Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói với VOA: "Các tàu của Hạm đội 3
hoạt động ở tiền phương có mục đích bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ ở Tây Thái
Bình Dương. Mối đe doạ số một ở khu vực vẫn là Bắc Triều Tiên, do nước
này có chương trình thử tên lửa liều lĩnh, vô trách nhiệm và gây bất ổn,
cũng như do họ mưu cầu khả năng về vũ khí hạt nhân".
Nhóm tàu tấn công bao gồm tàu sân bay USS Carl Vinson và ba tàu khu trục tên lửa điều hướng.
Bình Nhưỡng đã nhiều lần thách thức các cảnh báo quốc tế về việc tiến hành phóng tên lửa và thử nghiệm các thiết bị hạt nhân.
Hôm Chủ Nhật, truyền thông nhà nước trích lời một quan chức của Bộ
Ngoại giao Bắc Triều Tiên nói nước này thề sẽ tăng cường phòng thủ để tự
bảo vệ mình khỏi những cuộc không kích như Mỹ đã tiến hành đánh vào
Syria hồi tuần trước.
Quan chức không rõ danh tính này nói với Thông tấn xã Trung ương Triều
Tiên rằng các cuộc không kích của Mỹ là "hoàn toàn không thể tha thứ
được" và điều đó chứng minh rằng Bình Nhưỡng có lý do chính đáng để có
vũ khí hạt nhân.
Tuy Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa đưa ra một chiến lược rõ ràng để
đối phó với quốc gia bị cô lập này, song ông đã chỉ trích chính sách
"kiên nhẫn chiến lược" của chính quyền Mỹ tiền nhiệm liên quan đến những
nỗ lực không ngừng của Bắc Triều Tiên nhằm phát triển khả năng tấn công
hạt nhân tầm xa. Ông Trump cũng kêu gọi Trung Quốc, một trong vài quốc
gia ít ỏi có quan hệ chặt chẽ với Bình Nhưỡng, hãy hành động mạnh mẽ hơn
để kiềm chế những tham vọng hạt nhân này.
Đầu tháng này, ông Trump nói Mỹ có thể hành động đơn phương nếu Trung Quốc không muốn làm nhiều hơn nữa.
Ông Trump nói với The Financial Times vào ngày 2/4: "Nếu Trung Quốc
không giải quyết Bắc Triều Tiên, chúng tôi sẽ. Trung Quốc sẽ quyết định
hoặc là giúp chúng tôi về vấn đề Bắc Triều Tiên, hoặc họ sẽ không làm
như vậy. Nếu họ có giúp, điều đó sẽ rất tốt cho Trung Quốc, còn nếu họ
không, điều đó sẽ không tốt cho bất cứ ai".
Có tin ông Trump đã bàn thảo về Bắc Triều Tiên với Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Binh khi hai ông gặp nhau hôm thứ Năm và thứ Sáu ở Florida.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng vấn
đề tăng cường vũ khí của Bình Nhưỡng đã đạt tới giai đoạn rất nghiêm
trọng, tuy nhiên không có thông tin chi tiết về những hành động mà Mỹ
hoặc Trung Quốc có thể thực hiện để làm suy yếu chương trình của Bắc
Triều Tiên.