Cách thức làm mục ruỗng một nền đạo đức (FB Mai Hoa Phạm)

"Tất cả những hành động trực tiếp hay gián tiếp tạo nên sự lũng đoạn mục ruỗng xã hội nơi mình đang sống bằng những chiêu trò bẻ cong sự thật đổi trắng thay đen; hay những ai đã im lặng trước cái xấu cái ác để chúng hoành hành trên mãnh đất quê hương mình thì hãy nhìn con số ấu dâm hiện lên mỗi ngày, hãy nhìn con số ung thư cứ lừng lừng tăng lên và tuổi bệnh nhân thì ngày càng nhỏ lại; hãy nhìn những vụ án oan vô lý vô cớ bị bắt rồi chết trong đồn công an để thấy rằng tất cả những cái ác đó là từ sự mục ruỗng của xã hội mà ra và một ngày nào đó khi nó đến viếng thăm bạn..."



Bảo đảm đơn giản dễ dàng nhanh chóng hiệu quả.

Khen và phạt (Rewarding and punishment/consequence) là cách thức quen thuộc dùng để gây ảnh hưởng tực tiếp và gián tiếp đến việc hình thành hành vi của một con người và rộng hơn là một xã hội. Nôm na là một hành vi khen ngợi thì giúp phát triển, và ngược lại thì quở trách hay trừng phạt như là một hậu quả xấu là để ngăn không cho tiếp tục.

Theo nhà tâm lý học Rudolf Dreikurs[1] thì hành vi là thứ có thể kiểm soát và có mục đích nhằm đạt được một sự công nhận xã hội và thoả mãn bản thân, và hành vi một cá nhân hình thành chủ yếu từ những ảnh hưởng xã hội lên cá nhân đó. (Behaviour is ‘orderly and purposeful’ and seeks to achieve social recognition and selfdetermination. It is primarily informed by an individual’s social influences.)

Từ học thuyết này thì thấy, một xã hội mà mọi giá trị bị đảo lộn, cái đúng thành phản động và cái xấu thành gương điển hình, đổi trắng thay đen, bẻ cong sự thật, vu oan giá hoạ, thì không ngạc nhiên khi cái xấu mọc lên như nấm độc sau mưa.

Thiếu tá công an đu xe tải bám gương chiếu hậu [1] bị gãy càng té vô gầm bị xe cán chết được ca ngợi là “tấm gương sáng[2] cho đồng đội noi theo.

Ảnh: Trung tướng Nguyễn Văn Sơn – Thứ trưởng Bộ Công an thay mặt Đảng ủy Công an TW và lãnh đạo Bộ Công an, thăm viếng và phát biểu với gia đình nạn nhân “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Tuổi trẻ và thần tượng
 
Albert Bandura, cha đẻ của Học thuyết Nhận thức Xã hội - Social Cognitive Theory[2] cho rằng hành vi còn được học bằng cách bắt chước các hình mẫu hay “gương điển hình”. Theo Bandura, các yếu tố để một người hay nhóm người một bắt chước hành vi của một ai đó là:

- Đặc điểm của hình mẫu đó chẳng hạn như là có địa vị xã hội, quyền lực và giỏi dắn tài năng.

- Đặc điểm của người bắt chước thì thường là không có những thứ như hình mẫu của họ nên họ bắt chước để mong được như vậy hay tưởng mình sẽ được như vậy.

- Và cuối cùng thì những kẻ bắt chước càng đề cao thần tượng mình bao nhiêu thì càng có khuynh hướng bắt chước y chang bấy nhiêu.

Từ lý thuyết nhìn về hiện thực


Đừng hỏi vì sao sự kiện cá chết môi trường bị hủy hoại ảnh hưởng sinh mạng tồn vong của cả dân tộc và những người lên tiếng thì cô đơn trong biển người trẻ tuổi khóc cười đội mưa đón thần tượng sao Hàn ở sân bay.

Đừng hỏi vì sao vòng eo 58 trở thành điểm phấn đấu của các em gái. Và những kẻ bán rẻ sinh mạng người dân làm giàu với chiến dịch tiếp thị cho công ty thực phầm hóa chất Masan đạp đổ nước mắm nước nước tương truyền thống, chiến dịch nước uống đốc tờ ruồi bỏ tù người tố cáo, và vô số chủ dự án cướp dất đẩy dân ra đường... mà vẫn có thể vẫn cứ nghênh ngang nói cười.

Khi những sự việc sai trái xã hội còn được tô vẽ và tìm mọi lý do để biện mình trên các báo đài thì như vậy đã gởi một thông điệp tới mọi thành phần trong xã hội rằng cái xấu cái sai cái ác có bị trừng phạt hay không còn tuỳ vào người quyết định và đối tượng vi phạm.

Như chuyện Đồng Tâm Mỹ Đức, hay chuyện dân Hà Tĩnh biểu tình được phản ánh trên lề đảng và lể dân là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, và còn nhiều vô vàn ví dụ khác.

Muốn biết học thuyết này đúng hay không thì có thể thử ngay trong gia đình.

Cho con qua nhà hàng xóm chơi, cướp đồ chơi, đánh bạn chảy máu mũi vu cho bạn tự té dập đầu, về cha mẹ không những không mắng mà còn nhảy ra chưởi nhau với hàng xóm. Vài lần như vậy trong một tuần bảo đãm gia đình bạn sẽ thành gia đình ‘dăng quá’.

Trong nhà trường thì cứ thử làm theo gương điển hình cho xe cán gãy chân học sinh [5] và cả trường nói là “Không có xe”. Khen thưởng ai nói láo to nhất và đánh chết mẹ đứa nào dám nói thật, lấy dây thun cột chim[2] đứa nói thật, không có chim thì lấy hột bỏ vô vùng kín[3], và nhúng đầu đứa nhỏ vô máy vặt lông gà[4] nếu như nó dám méc ba mẹ. Trong lớp thầy [5] [6] rượt đánh học trò và hai bên đánh nhau[7]. Bảo đãm không bao lâu trường đó nổi tiếng trên mạng xã hội về nhiều cờ clip học sinh thầy cô đánh nhau tá lả.

Nói luôn cách thức này bảo đãm 100% hiệu quả vì nó đã được chứng minh bằng hiện thực ở Việt Nam. Còn với giới học thuật thì nó đã được chứng minh qua các thời kỳ từ lúc con người có tiếng nói có chữ viết và nhờ vậy có tư duy và tư tưởng.

Trong bộ phim The Patriot của Mỹ có một câu mở đầu và cũng là câu được nói lúc đắc nhất của chuyện phim khi con trai của Benjamin - nhân vật chính The Patriot, là Gabriel chết “I have long feared that my sins would return to visit me and the cost is more than I can bear” - “Tôi sợ rằng một ngày nào đó tội lỗi của tôi sẽ quay lại tìm tôi và lúc đó thì cái giá của nó quá lớn để mà tôi có thể chịu được.”

Tầt cả những hành động trực tiếp hay gián tiếp tạo nên sự lũng đoạn mục ruỗng xã hội nơi mình đang sống bằng những chiêu trò bẻ cong sự thật đổi trắng thay đen; hay những ai đã im lặng trước cái xấu cái ác để chúng hoành hành trên mãnh đất quê hương mình thì hãy nhìn con số ấu dâm hiện lên mỗi ngày, hãy nhìn con số ung thư cứ lừng lừng tăng lên và tuổi bệnh nhân thì ngày càng nhỏ lại; hãy nhìn những vụ án oan vô lý vô cớ bị bắt rồi chết trong đồn công an để thấy rằng tất cả những cái ác đó là từ sự mục ruỗng của xã hội mà ra và một ngày nào đó khi nó đến viếng thăm bạn thì ....


Tham khảo:
[1] Lyons, G. & Ford, M. (2014). Classroom Management, (Ed). Cengage Learning Australia, 2015. ProQuest Ebook Central, Created from mqu on 2017-04-17 06:15:36.

[2] White, F., Gayes, B., & Livesey, D. (2010) Development Psychology freom infancy to adulthood (2nd Ed). Pearson Australia

FB Mai Hoa Pham