Viễn cảnh một thế giới không than đá rõ dần (Anh Vũ-RFI)
Năm nay, báo cáo đánh giá « Nhìn tổng thể, số lượng các nhà máy điện chạy than dự định triển khai trên thế giới đã giảm một cách ngoạn mục trong năm 2016
» và đây cũng là lần đầu tiên có hiện tượng này. Theo các tác giả của
bản báo cáo thì nguyên nhân chính là do các dự án điện than ở Trung Quốc
và Ấn Độ giảm.
Vụ tấn công khủng bố trước trụ sở Nghị Viện Anh, chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp sôi động với các vụ bê bối đó là những đề tài chính của các báo Pháp ra hôm nay (23/03). Tuy nhiên, đề tài châu Á cũng được một số tờ báo chính quan tâm. Lần đầu tiên thế giới nhìn thấy viễn cảnh thoát ra khỏi sử dụng nguồn năng lượng gây ô nhiễm, than đá, nhờ sự thay đổi ở các nước châu Á.
Vụ tấn công khủng bố trước trụ sở Nghị Viện Anh, chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp sôi động với các vụ bê bối đó là những đề tài chính của các báo Pháp ra hôm nay (23/03). Tuy nhiên, đề tài châu Á cũng được một số tờ báo chính quan tâm. Lần đầu tiên thế giới nhìn thấy viễn cảnh thoát ra khỏi sử dụng nguồn năng lượng gây ô nhiễm, than đá, nhờ sự thay đổi ở các nước châu Á.
La Croix có bài viết với hàng tựa khá lạc quan cho cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu : « Thế giới đã bắt đầu thoát ra khỏi than đá ».
Tờ báo ghi nhận, do hệ quả của việc thay đổi chính sách ở Trung Quốc,
số lượng dự án các nhà máy điện chạy than đang có xu hướng giảm, tuy
nguồn quặng mỏ này vẫn tiếp tục được dùng để sản xuất ra 40% sản lượng
điện thế giới. Nhưng lần đầu tiên kể từ khi có cách mạng công nghiệp,
viễn cảnh một thế giới không than đá đã có thể thấy được.
Theo La Croix, « kinh tế thế giới trong năm 2016 đang quay lưng lại với than đá ». Một báo cáo hàng năm do ba tổ chức phi chính phủ, Grenpeace, Coal Swarm, một mạng lưới các nhà khoa học chuyên gia chuyên ngành năng lượng và Sierra Club, một tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ thực hiện đã ghi nhận lần đầu tiên trên thế giới có sự giảm sút rõ rệt số lượng công trình xây mới nhà máy điện chạy than, đồng thời các nhà máy đang vận hành bằng loại nhiên liệu gây ô nhiễm này bị ngừng hoạt động cũng gia tăng.
Năm nay, báo cáo đánh giá « Nhìn tổng thể, số lượng các nhà máy điện chạy than dự định triển khai trên thế giới đã giảm một cách ngoạn mục trong năm 2016 » và đây cũng là lần đầu tiên có hiện tượng này. Theo các tác giả của bản báo cáo thì nguyên nhân chính là do các dự án điện than ở Trung Quốc và Ấn Độ giảm.
Tại Trung Quốc, có vẻ như chính quyền đang quyết tâm thực hiện chính sách ưu tiên các nguồn năng lượng ngoài than đá. Còn ở Ấn Độ, các ngân hàng ngày càng dè dặt trong việc cấp tín dụng cho các dự án điện than. Tờ báo lưu ý là riêng hai ông khổng lồ châu Á này đã chiếm 86% các dự án xây mới nhà máy điện than của cả thế giới trong một thập kỷ vừa qua.
Từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp, than đá trở thành nguồn năng lượng quan trọng. Việc tiêu thụ than đá không ngừng tăng, chiếm tỷ trọng 30% nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới, theo Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế ( AIE), đồng thời than phục vụ để sản xuất 40% lượng điện của cả thế giới. Nhưng riêng than đá cũng là tác nhân gây 45% lượng phát thải ô nhiễm không khí. Giờ đây tất cả đều thừa nhận than là nguồn năng lượng bẩn nhất.
Thoát ra khỏi than đá giờ là một ưu tiên hàng đầu để có thể đạt được các mục tiêu là giảm tốc độ hâm nóng bầu khí hậu. La Croix nhận thấy, rất may là các nước đang phát triển ý thức được điều đó và xem lại chiến lược phát triển năng lượng của mình.
Trong khi đó ở các nước phát triển, đoạn tuyệt với than đá đã được cam kết từ lâu nay và đang có xu hướng được thúc đẩy mạnh hơn. Pháp thông báo đến năm 2023 sẽ không đốt than làm điện nữa. Anh, Canada năm ngoái cũng đã thông báo từ bỏ than đá. Hoa Kỳ, từ năm 2010 đến giờ đã đóng cửa 250 nhà máy điện than.
Vẫn theo La Croix, để dừng vĩnh viễn mọi sử dụng than có thể phải mất nhiều chục năm nữa. Nhưng một số nước vẫn đặt nặng vào nguồn năng lượng này. Báo cáo nói trên ghi nhận : "Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục có kế hoạch xây mới các nhà máy điện chạy than".
Châu Á , đất mới cho công nghiệp thế giới
Nhật báo Les Echos cũng đề cập đến châu Á với ghi nhận châu lục này đang là miền đất đón nhận đầu tư công nghiệp. Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia rồi Việt Nam ….. châu Á đang là nơi tập trung đa số các dự án đầu tư công nhiệp, vượt xa các các nước vẫn được gọi là công nghiệp phát triển ở Bắc Mỹ hay châu Âu.
Les Echos dẫn tài liệu của Trendeo, một văn phòng của Pháp chuyên cung cấp các thống kê về hoạt động đầu tư trên thế giới, cho biết trong năm 2016, trên tổng số 3600 dự án công nghiệp của thế giới thì châu Á chiếm hơn một nửa. Trong khi đó Bắc Mỹ chiếm 15%, châu Âu 16%. Về giá trị đầu tư châu Á cũng dẫn đầu với 44%, tương đương khoảng 1000 tỷ đô la và nhất là những đầu tư đó đã tạo thêm 780 nghìn công việc mới.
Theo nhật báo kinh tế Pháp, nếu như truyền thông phương Tây vẫn thường đưa tin về các thương vụ thâu tóm của người Trung Quốc ở châu Âu hay Bắc Mỹ, thì đó chỉ là những vụ đình đám, thực tế các tập đoàn Trung Quốc vẫn dành gần 80% số tiền đầu tư dành cho sân nhà của họ. Tương tự với Ấn Độ, 90% các dự án của các tập đoàn nước này tập trung ở trong nước.
Les Echos ghi nhận là công nghiệp vẫn trụ vững trước các lĩnh vực dịch vụ, trái với dự báo kỷ nguyên công nghiệp đã qua để nhường chỗ cho lĩnh vực dịch vụ. 3600 dự án công nghiệp được Trendeo thống kê trong năm 2016 đã tạo được 1,2 triệu việc làm trên thế giới. Điều này chứng tỏ sức sống năng động của công nghiệp thế giới. Chuyên gia David Cousquer được Les Echos trích dẫn, giải thích rằng những số liệu trên cho thấy : « bất chấp nhiều ý kiến cho rằng công nghiệp đang đi vào hồi kết và ngành dịch vụ đăng quang, nhưng lĩnh vực dịch vụ vẫn không có biến chuyển gì nhiều trong đầu tư ».
Ấn Độ : Thủ tướng Modi mở rộng quyền lực
Vẫn là đề tài về châu Á trang Ý kiến và Tranh luận của Les Echos dành sự chú ý đến thủ tướng Ấn Độ qua bài : « Làm thế nào Narendra Modi mở rộng chi phối ảnh hưởng lên Ấn Độ ».
Bài phân tích của Les Echos ghi nhận " từ khi giành chiến thắng ở cuộc bầu cử lập pháp ở bang Uttar Pradesh, thủ tướng Ấn Độ đã tìm được đà mới để mở rộng quyền lực đối với đất nước. Điều đáng quan tâm là việc làm của ông ngày càng dựa trên các phong trào Hindu, nặng màu sắc dân tộc cực đoan. Sự chệch hướng này khiến người ta phải nhớ đến hiện tượng Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ. Theo tờ báo, từ khi thủ lĩnh của phe cực tả Hindu lên nắm quyền ở Ấn Độ, người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo không ngừng tố cáo họ bị tấn công và căng thẳng tôn giáo cũng không ngừng gia tăng, nguy cơ đẩy xã hội Ấn Độ đến những rối ren về tôn giáo, sắc tộc ".
Luân Đôn : Khủng bố trở lại
Vụ tấn công khủng bố trước cửa Nghị Viện Anh, giữa thủ đô Luân Đôn làm 3 người chết và hàng chục người bị thương diễn ra vào chiều 22/3, khi mà các báo in đều đã sẵn sàng lên khuôn các trang bài, nhưng thông tin vụ việc vẫn kịp có mặt trên hầu hết các báo Pháp ra sáng nay. Le Figaro chạy dòng tựa thông báo trên trang nhất : « Khủng bố Hồi Giáo đánh vào trung tâm Luân Đôn ». Còn nhật báo Les Echos, chạy tựa : « Đến lượt Luân Đôn bị làn sóng khủng bố tấn công ». Theo tờ báo, sau làn sóng khủng bố dồn dập đánh vào nước Pháp, Bỉ và Đức trong hơn 1 năm qua, giờ đến lượt Vương Quốc Anh. Lần này, vụ khủng bố xảy ra ở một địa điểm biểu tượng cho quyền lực, trụ sở Nghị Viện, cung Westminster giữa thủ đô nước Anh.
Nhật báo Le Parisien mô tả vụ tấn công : « Cái chết và hỗn loạn dưới chân tháp Big Ben. Người nằm rải rác trên vỉa hè dọc cầu Wesminster, máu, nước mắt, những chiếc xe bus theo kiểu Anh bị bỏ lại, các xe cứu thương, xe cảnh sát ở khắp nơi, tiếng còi hú, khu phố được sơ tán và thành phố trong tình trạng khẩn cấp, một lần nữa bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi »
Đã gần 12 năm, nước Anh mới lại bị tấn công khủng bố. Vụ đánh bom khủng bố quy mô lớn nhằm vào các phương tiện giao thông công cộng ở Luân Đôn lần trước xảy ra ngày 7/07/2005, khiến 56 người chết và hàng trăm người bị thương. Từ đó đến trước ngày hôm qua, có vẻ như nước Anh giữ được an toàn trước các đe dọa khủng bố. Đầu tháng này, cơ quan phản gián Anh Scotland Yard vừa thông báo họ đã phá vỡ được 13 âm mưu khủng bố từ tháng 6 năm 2013.
Hơn thế nữa vụ việc xảy ra vào lúc mà tại Bruxelles, nước Bỉ đang tưởng niệm các nạn nhân của loạt vụ khủng bố cách đây 1 năm tại nhà ga sân bay và tàu điện ngầm Bruxells.
Vụ tấn công Luân Đôn ngày hôm qua, một lần nữa cho thấy, khủng bố có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, dưới đủ mọi hình thức. Mức độ đe dọa khủng bố là không thay đổi, cho dù các nước vẫn liên tục cảnh giác và nỗ lực không ngừng trong cuộc chiến chống khủng bố, báo Le Figaro ghi nhận. Như vậy cho dù Daech đang bị truy quét và suy yếu ở Irak và Syria, gốc của cái ác, vô hình nhưng vẫn luôn hiện hữu. Và nó có thể bùng ra ở khắp nơi.
Pháp : Bầu cử tổng thống trong bế bối chia rẽ
Về thời sự của nước Pháp, các báo vẫn tiếp tục tập trung vào chiến dịch tranh cử tổng thống, 31 ngày trước vòng 1. Các báo cố gắng thông tin về chương trình tranh cử của các ứng cử viên nhưng vẫn không thể bỏ qua được các vụ bê bối, rắc rối với tư pháp của một số ứng viên cũng như chính giới Pháp .
Nhật báo Le Monde trở lại với bê bối mới nhất liên quan đến ông bộ trưởng Nội Vụ, Bruno Le Roux vừa phải từ chức vì những cáo giác tương tự như ứng viên tổng thống của cánh hữu François Fillon là tuyển dụng người thân làm trợ lý cho mình và bị tình nghi đó là các công việc khống. Vì thế mà Le Monde nhận định bằng hàng tựa trên trang nhất : « Vụ Bruno Le Roux khiến cả cánh tả và cánh hữu lúng túng ».
Xã luận của Le Monde phẫn nộ đặt câu hỏi : « Sẽ phải làm gì để các quan chức chính trị hiểu được rằng người dân Pháp không còn chịu nổi những hành vi tùy tiện hay những đặc quyền mà họ tự dành cho mình…. ? » Le Monde nhận định, không ai khác, kể cả cơ chế kiểm soát, các quy định đạo đức chính trị, vẫn tồn tại, mà là chính các nghị sĩ phải tự làm sạch mình. « Nếu không họ sẽ ân hận khi người dân mất lòng tin với họ và các phản ứng phẫn nộ bùng phát ».
Theo La Croix, « kinh tế thế giới trong năm 2016 đang quay lưng lại với than đá ». Một báo cáo hàng năm do ba tổ chức phi chính phủ, Grenpeace, Coal Swarm, một mạng lưới các nhà khoa học chuyên gia chuyên ngành năng lượng và Sierra Club, một tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ thực hiện đã ghi nhận lần đầu tiên trên thế giới có sự giảm sút rõ rệt số lượng công trình xây mới nhà máy điện chạy than, đồng thời các nhà máy đang vận hành bằng loại nhiên liệu gây ô nhiễm này bị ngừng hoạt động cũng gia tăng.
Năm nay, báo cáo đánh giá « Nhìn tổng thể, số lượng các nhà máy điện chạy than dự định triển khai trên thế giới đã giảm một cách ngoạn mục trong năm 2016 » và đây cũng là lần đầu tiên có hiện tượng này. Theo các tác giả của bản báo cáo thì nguyên nhân chính là do các dự án điện than ở Trung Quốc và Ấn Độ giảm.
Tại Trung Quốc, có vẻ như chính quyền đang quyết tâm thực hiện chính sách ưu tiên các nguồn năng lượng ngoài than đá. Còn ở Ấn Độ, các ngân hàng ngày càng dè dặt trong việc cấp tín dụng cho các dự án điện than. Tờ báo lưu ý là riêng hai ông khổng lồ châu Á này đã chiếm 86% các dự án xây mới nhà máy điện than của cả thế giới trong một thập kỷ vừa qua.
Từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp, than đá trở thành nguồn năng lượng quan trọng. Việc tiêu thụ than đá không ngừng tăng, chiếm tỷ trọng 30% nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới, theo Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế ( AIE), đồng thời than phục vụ để sản xuất 40% lượng điện của cả thế giới. Nhưng riêng than đá cũng là tác nhân gây 45% lượng phát thải ô nhiễm không khí. Giờ đây tất cả đều thừa nhận than là nguồn năng lượng bẩn nhất.
Thoát ra khỏi than đá giờ là một ưu tiên hàng đầu để có thể đạt được các mục tiêu là giảm tốc độ hâm nóng bầu khí hậu. La Croix nhận thấy, rất may là các nước đang phát triển ý thức được điều đó và xem lại chiến lược phát triển năng lượng của mình.
Trong khi đó ở các nước phát triển, đoạn tuyệt với than đá đã được cam kết từ lâu nay và đang có xu hướng được thúc đẩy mạnh hơn. Pháp thông báo đến năm 2023 sẽ không đốt than làm điện nữa. Anh, Canada năm ngoái cũng đã thông báo từ bỏ than đá. Hoa Kỳ, từ năm 2010 đến giờ đã đóng cửa 250 nhà máy điện than.
Vẫn theo La Croix, để dừng vĩnh viễn mọi sử dụng than có thể phải mất nhiều chục năm nữa. Nhưng một số nước vẫn đặt nặng vào nguồn năng lượng này. Báo cáo nói trên ghi nhận : "Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục có kế hoạch xây mới các nhà máy điện chạy than".
Châu Á , đất mới cho công nghiệp thế giới
Nhật báo Les Echos cũng đề cập đến châu Á với ghi nhận châu lục này đang là miền đất đón nhận đầu tư công nghiệp. Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia rồi Việt Nam ….. châu Á đang là nơi tập trung đa số các dự án đầu tư công nhiệp, vượt xa các các nước vẫn được gọi là công nghiệp phát triển ở Bắc Mỹ hay châu Âu.
Les Echos dẫn tài liệu của Trendeo, một văn phòng của Pháp chuyên cung cấp các thống kê về hoạt động đầu tư trên thế giới, cho biết trong năm 2016, trên tổng số 3600 dự án công nghiệp của thế giới thì châu Á chiếm hơn một nửa. Trong khi đó Bắc Mỹ chiếm 15%, châu Âu 16%. Về giá trị đầu tư châu Á cũng dẫn đầu với 44%, tương đương khoảng 1000 tỷ đô la và nhất là những đầu tư đó đã tạo thêm 780 nghìn công việc mới.
Theo nhật báo kinh tế Pháp, nếu như truyền thông phương Tây vẫn thường đưa tin về các thương vụ thâu tóm của người Trung Quốc ở châu Âu hay Bắc Mỹ, thì đó chỉ là những vụ đình đám, thực tế các tập đoàn Trung Quốc vẫn dành gần 80% số tiền đầu tư dành cho sân nhà của họ. Tương tự với Ấn Độ, 90% các dự án của các tập đoàn nước này tập trung ở trong nước.
Les Echos ghi nhận là công nghiệp vẫn trụ vững trước các lĩnh vực dịch vụ, trái với dự báo kỷ nguyên công nghiệp đã qua để nhường chỗ cho lĩnh vực dịch vụ. 3600 dự án công nghiệp được Trendeo thống kê trong năm 2016 đã tạo được 1,2 triệu việc làm trên thế giới. Điều này chứng tỏ sức sống năng động của công nghiệp thế giới. Chuyên gia David Cousquer được Les Echos trích dẫn, giải thích rằng những số liệu trên cho thấy : « bất chấp nhiều ý kiến cho rằng công nghiệp đang đi vào hồi kết và ngành dịch vụ đăng quang, nhưng lĩnh vực dịch vụ vẫn không có biến chuyển gì nhiều trong đầu tư ».
Ấn Độ : Thủ tướng Modi mở rộng quyền lực
Vẫn là đề tài về châu Á trang Ý kiến và Tranh luận của Les Echos dành sự chú ý đến thủ tướng Ấn Độ qua bài : « Làm thế nào Narendra Modi mở rộng chi phối ảnh hưởng lên Ấn Độ ».
Bài phân tích của Les Echos ghi nhận " từ khi giành chiến thắng ở cuộc bầu cử lập pháp ở bang Uttar Pradesh, thủ tướng Ấn Độ đã tìm được đà mới để mở rộng quyền lực đối với đất nước. Điều đáng quan tâm là việc làm của ông ngày càng dựa trên các phong trào Hindu, nặng màu sắc dân tộc cực đoan. Sự chệch hướng này khiến người ta phải nhớ đến hiện tượng Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ. Theo tờ báo, từ khi thủ lĩnh của phe cực tả Hindu lên nắm quyền ở Ấn Độ, người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo không ngừng tố cáo họ bị tấn công và căng thẳng tôn giáo cũng không ngừng gia tăng, nguy cơ đẩy xã hội Ấn Độ đến những rối ren về tôn giáo, sắc tộc ".
Luân Đôn : Khủng bố trở lại
Vụ tấn công khủng bố trước cửa Nghị Viện Anh, giữa thủ đô Luân Đôn làm 3 người chết và hàng chục người bị thương diễn ra vào chiều 22/3, khi mà các báo in đều đã sẵn sàng lên khuôn các trang bài, nhưng thông tin vụ việc vẫn kịp có mặt trên hầu hết các báo Pháp ra sáng nay. Le Figaro chạy dòng tựa thông báo trên trang nhất : « Khủng bố Hồi Giáo đánh vào trung tâm Luân Đôn ». Còn nhật báo Les Echos, chạy tựa : « Đến lượt Luân Đôn bị làn sóng khủng bố tấn công ». Theo tờ báo, sau làn sóng khủng bố dồn dập đánh vào nước Pháp, Bỉ và Đức trong hơn 1 năm qua, giờ đến lượt Vương Quốc Anh. Lần này, vụ khủng bố xảy ra ở một địa điểm biểu tượng cho quyền lực, trụ sở Nghị Viện, cung Westminster giữa thủ đô nước Anh.
Nhật báo Le Parisien mô tả vụ tấn công : « Cái chết và hỗn loạn dưới chân tháp Big Ben. Người nằm rải rác trên vỉa hè dọc cầu Wesminster, máu, nước mắt, những chiếc xe bus theo kiểu Anh bị bỏ lại, các xe cứu thương, xe cảnh sát ở khắp nơi, tiếng còi hú, khu phố được sơ tán và thành phố trong tình trạng khẩn cấp, một lần nữa bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi »
Đã gần 12 năm, nước Anh mới lại bị tấn công khủng bố. Vụ đánh bom khủng bố quy mô lớn nhằm vào các phương tiện giao thông công cộng ở Luân Đôn lần trước xảy ra ngày 7/07/2005, khiến 56 người chết và hàng trăm người bị thương. Từ đó đến trước ngày hôm qua, có vẻ như nước Anh giữ được an toàn trước các đe dọa khủng bố. Đầu tháng này, cơ quan phản gián Anh Scotland Yard vừa thông báo họ đã phá vỡ được 13 âm mưu khủng bố từ tháng 6 năm 2013.
Hơn thế nữa vụ việc xảy ra vào lúc mà tại Bruxelles, nước Bỉ đang tưởng niệm các nạn nhân của loạt vụ khủng bố cách đây 1 năm tại nhà ga sân bay và tàu điện ngầm Bruxells.
Vụ tấn công Luân Đôn ngày hôm qua, một lần nữa cho thấy, khủng bố có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, dưới đủ mọi hình thức. Mức độ đe dọa khủng bố là không thay đổi, cho dù các nước vẫn liên tục cảnh giác và nỗ lực không ngừng trong cuộc chiến chống khủng bố, báo Le Figaro ghi nhận. Như vậy cho dù Daech đang bị truy quét và suy yếu ở Irak và Syria, gốc của cái ác, vô hình nhưng vẫn luôn hiện hữu. Và nó có thể bùng ra ở khắp nơi.
Pháp : Bầu cử tổng thống trong bế bối chia rẽ
Về thời sự của nước Pháp, các báo vẫn tiếp tục tập trung vào chiến dịch tranh cử tổng thống, 31 ngày trước vòng 1. Các báo cố gắng thông tin về chương trình tranh cử của các ứng cử viên nhưng vẫn không thể bỏ qua được các vụ bê bối, rắc rối với tư pháp của một số ứng viên cũng như chính giới Pháp .
Nhật báo Le Monde trở lại với bê bối mới nhất liên quan đến ông bộ trưởng Nội Vụ, Bruno Le Roux vừa phải từ chức vì những cáo giác tương tự như ứng viên tổng thống của cánh hữu François Fillon là tuyển dụng người thân làm trợ lý cho mình và bị tình nghi đó là các công việc khống. Vì thế mà Le Monde nhận định bằng hàng tựa trên trang nhất : « Vụ Bruno Le Roux khiến cả cánh tả và cánh hữu lúng túng ».
Xã luận của Le Monde phẫn nộ đặt câu hỏi : « Sẽ phải làm gì để các quan chức chính trị hiểu được rằng người dân Pháp không còn chịu nổi những hành vi tùy tiện hay những đặc quyền mà họ tự dành cho mình…. ? » Le Monde nhận định, không ai khác, kể cả cơ chế kiểm soát, các quy định đạo đức chính trị, vẫn tồn tại, mà là chính các nghị sĩ phải tự làm sạch mình. « Nếu không họ sẽ ân hận khi người dân mất lòng tin với họ và các phản ứng phẫn nộ bùng phát ».