Bịt miệng được báo chí, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn lo sợ (Nguyễn Văn Huy - Thông Luận)
Chiến
dịch chống "tự diễn biến" hay "tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng Cộng
sản Việt Nam là đúng nhưng không thể thực hiện được. Quân đội hiện nay
là một chính quyền trong chính quyền. Sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt
Nam hoàn toàn nằm trong tay quân đội, mặc dù bề mặt vẫn do Bộ chính trị
và Ban chấp hành trung ương đảng lãnh đạo.
Từ sau khi Đại hội Đảng lần thứ 12 kết thúc cuối tháng 10/2016, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức học tập Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong các ban
ngành, cơ quan, đơn vị quân sự và công an từ trung ương đến địa phương.
Nội dung chính của những đợt học tập này là chống "tự diễn biến" và "tự
chuyển hóa" trong nội bộ đảng và chính quyền.
Chống
"tự diễn biến" và "tự chuyển hóa", hiểu theo nghĩa của Đảng Cộng sản
Việt Nam, là chống những sáng kiến mới của những cán bộ tha hóa để luồn
lách và tiếp tục tham nhũng hay hũ hóa xã hội. Thí dụ như tặng và nhận
siêu xe, tuyển dụng hot girl để phục vụ cấp trên, v.v. Theo nhận xét của
Bộ chính trị, sự luồn lách và những phát minh mới để tiếp tục tham
nhũng mới chính là nguy cơ làm suy yếu chế độ, có thể dẫn đến sụp đổ nếu
không kịp thời cứu chữa. Tại sao ? Tại vì trâu cột ghét trâu ăn. Nhiều
vụ thanh toán đẫm máu đã xảy ra và nhiều người đã thiệt mạng, như vụ ám
sát Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hồi giữa tháng
8/2016. Rồi gần đây những đại
án kinh tế nghiêm trọng, gây thiệt hại tổng cộng hàng nghìn tỷ đồng
được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đề
nghị xét xử trong quý I. Kết quả thế nào, mọi người đều biết trước : chỉ những cán bộ cấp dưới bị kỷ luật còn những cán bộ cấp trên vẫn ung dung tự tại.
Chính
vì sự bất công trong việc xét xử tham nhũng này đang khiến Ban chấp
hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lo sợ. Sợ vì nếu làm lớn chuyện
hay xử án quá khắt khe, những quan tham cấp dưới bị kỷ luật có thể sẽ
tuồn ra bên ngoài những bí mật nội bộ từ lâu được giấu kín. Ai có thể
phổ biến những tiết lộ này ? Báo chí.
Trong
một chế độ bị bưng bít, báo chí là điểm tựa chủ yếu của người bị trị để
được thông tin, cho dù đó là báo chí quốc doanh, của nhà nước. Phóng
viên là những nhân chứng sống, phóng sự hay bài viết của họ có thể ảnh
hưởng đến rất nhiều người hay trên toàn xã hội. Cùng một sự kiện, như
một vụ tai nạn xe gây chết người chẳng hạn, những phóng viên có thể
trình bày khác nhau : người có lương tâm sẽ trình bày đúng như những gì
đang xảy ra, đương nhiên là bất lợi cho người gây ra án mạng ; người
không có lương tâm sẽ đến thương lượng với người gây ra án mạng để tường
thuật lại vụ tai nạn có lợi cho người lái xe. Điều này cho thấy công
tác thông tin có tầm quan trọng quyết định trong việc bảo vệ hay kêu gọi
chống phá chế độ. Kiểm soát (đúng hơn là bịt miệng) được báo chí, lôi
kéo báo chí về phía mình đang là công tác trọng tâm của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Trong 6 tháng qua, từ sau ngày Nghị quyết 4 trung ương 4 khóa 12 được ban hành, những tờ báo và phóng viên vượt ra ngoài vòng rào cho phép đã bị chế tài nặng nề. Vòng rào đó là gì ? Đó là những tin tức không có lợi cho đảng và nhà nước, không có lợi cho quan hệ Việt Nam và Trung Quốc. Không có lợi ở đây phải hiểu là sự thật.
Từ cuối tháng 10/2016 đến nay, không một phóng viên nào hay một tờ báo nào viết hay đăng những tin bất lợi cho đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Không còn thấy những thiên phóng sự tố cáo tham nhũng, thức ăn độc hại, môi trường ô nhiễm, và nhất là không còn thấy những thông tin bất lợi cho Trung Quốc. Hiện nay dân chúng Việt Nam không còn biết gì về hoạt động gian trá của những thương lái Trung Quốc ở vùng thôn quê Việt Nam, không báo nào thông tin những cơ sở sản xuất nào của Trung Quốc gây ô nhiễm cho môi trường. Và nếu có đăng cũng không dám nêu đích danh tên Trung Quốc và sau đó cải chính lại những gì đã đăng.
Về
chống tham nhũng, phóng viên và báo chí nhà nước cũng chỉ dám đăng
những vi phạm cấp thấp (cấp huyện và sở). Trong những vụ án tham nhũng,
báo chí quốc doanh cũng chỉ tường thuật qua loa vụ việc để làm vì, không
ai dám bình luận gì thêm vì sợ "chạm nọc".
Trong
tình trạng bưng bít như hiện nay, đọc giả Việt Nam không hy vọng gì
được đọc một bài báo hay một thiên phóng sự về dân oan hay ngư dân biểu
tình đòi quyền được sống. Cũng không một phóng viên hay tờ báo nào dám
tường thuật những tin liên quan đến thường dân bị công an và an ninh hà
hiếp hay đánh đập. Nếu có chăng thì cũng chỉ quanh quẩn "sự thật có phải
vậy không" rồi dừng lại không có lý do.
Biết
rõ tầm quan trọng của báo chí, Đảng Cộng sản Việt Nam dồn mọi cố gắng
bịt miệng báo chí trong nước, và họ đã thành công. Đảng cộng sản đang
gần như làm chủ mặt trận mặt tuyên truyền trong nội bộ guồng máy đảng và
nhà nước. Báo chí quốc doanh đang được coi là phương tiện quan trọng
hàng đầu để làm ngọn cờ chống "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong
nội bộ đảng và chính quyền.
Nhưng sự thật không phải vậy. Tuy bịt miệng được báo chí, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không ngăn
chặn hay đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Một bộ
phận quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất, trong guồng máy
đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam là quân đội vẫn đang ở ngoài vòng
kiểm soát của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản.
Khối
lượng tiền tham nhũng trong quân đội rất lớn, có thể lớn hơn những tập
đoàn kinh tế quốc doanh cộng lại, nhưng không ai dám đưa ra những con số
cụ thể, vì không biết, do đó không thể truy tố hay xét xử được.
Từ
sau ngày 30/4/1975, quân đội đã chiếm giữ nhiều vùng đất chiến lược
quân sự và kinh tế quan trọng : toàn bộ Tây Nguyên, toàn bộ các căn cứ
Long Bình, Biên Hòa, Tân Sơn Nhứt và các sân bay trên toàn quốc, các
vùng biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam. Người ta thường nói Trung
Quốc trúng thầu những dự án lớn ở những vùng đầu nguồn, khu bảo tồn,
vườn quốc gia… do quân đội nắm giữ. Chỉ nội việc yêu cầu quân đội giao
trả lại cho chính quyền Sài Gòn sân golf Tân Sơn Nhứt để nới rộng phi
đạo đón tiếp du khách đến du lịch Việt Nam không thôi, đã hơn 10 năm qua
chẳng có gì nhúc nhích. Dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Bình cho
tới nay cũng chưa ngã ngũ vì chưa thương lượng xong với quân đội, lý do
thiếu vốn chỉ là lý cớ.
Không
phải tình cờ những xí nghiệp người Hoa (Đài Loan, Hồng Kông và Trung
Quốc) tìm đến Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam-Đà Nẵng, Cam Ranh và Cà Ná
đầu tư, vì đây là những địa bàn chiến lược do quân đội bảo vệ, mọi
thương lượng hợp tác do đó đều phải thông qua quân đội. Chính vì thế,
mặc dù đã xảy ra những vụ ô nhiễm nghiêm trọng dọc bờ biển miền Trung,
những quan chức lãnh đạo địa phương vẫn nhởn nhơ mời doanh nhân gốc Hoa
đến lập khu gang thép hay nhiệt điện, trong khi chính quyền trung ương
chỉ biết giương mắt nhìn và chống chế trước dư luận.
Chiến
dịch chống "tự diễn biến" hay "tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng Cộng
sản Việt Nam là đúng nhưng không thể thực hiện được. Quân đội hiện nay
là một chính quyền trong chính quyền. Sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt
Nam hoàn toàn nằm trong tay quân đội, mặc dù bề mặt vẫn do Bộ chính trị
và Ban chấp hành trung ương đảng lãnh đạo.
Cố
gắng nắm quân đội là một cuộc tranh chấp gay go giữa những phe phái
trong đảng, đây mới chính là những biểu hiện của "tự diễn biến", và "tự
chuyển hóa" trong nội bộ. Nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Đại tướng
Phùng Quang Thanh không phải tự nhiên bị ốm và sang Pháp chữa bệnh rồi
tắt luôn tiếng nói âm thầm về hưu, mặc dù trước đó yêu cầu thăng chức
cho hàng trăm cấp tướng đã được chấp thuận. Khi quân đội "tâm tư" thì
guồng máy đảng phải liền thỏa mãn.
Nói
tóm lại cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam sẽ còn kéo dài và cuối
cùng sẽ không đi tới đâu nếu đụng tới quân đội. Những hô hào chống tham
nhũng hay đe dọa kỷ luật chỉ lòe được người dân chứ không làm gì được
ai trong guồng máy đảng, chỉ những cán bộ không có đỡ đầu mới bị kỷ
luật.
Nguyễn Văn Huy
******************
Không khoan nhượng với hành vi ảnh hưởng uy tín Đảng, tồn vong chế độ (VietnamNet, 13/03/20217)
Trưởng
ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, báo chí cần phê
phán, đấu tranh không khoan nhượng với những thói hư tật xấu, những hành
vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu làm ảnh hưởng đến uy tín
của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
Lễ
khai mạc Hội báo toàn quốc 2016 được Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với
Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa, thể
thao và du lịch, UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức sáng nay.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết, Hội báo là ngày hội lớn của giới báo chí và công chúng báo chí cả nước.
Hội
báo toàn quốc 2016 khẳng định sự phát triển mạnh mẽ, những thành tựu to
lớn của báo chí Việt Nam, quảng bá những sản phẩm báo chí gắn liền với
hoạt động lao động, sáng tạo của các nhà báo trong cả nước. Là nơi giao
lưu gặp gỡ, đối thoại giữa những người làm báo với công chúng báo chí
nhằm khích lệ giới báo chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình…
Ông
cũng cho biết, hội báo lần này đã thu hút sự tham gia của hơn 400 cơ
quan báo chí cả nước. Có 23 khối báo chí trung ương và 12 cụm báo chí
địa phương trưng bày hơn 700 ấn phẩm báo xuân, báo chí về chủ đề Đại hội
Đảng lần thứ 12.
Hội
báo là bức tranh toàn cảnh sống động của báo chí Việt Nam với các loại
hình báo chí, nhiều ấn phẩm, sản phẩm báo chí có hình thức đẹp, nội dung
phong phú, thiết thực.
Tới dự lễ khai mạc, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng
nhấn mạnh, trong mọi thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam mấy chục
năm qua đều có phần công sức to lớn của những người làm báo và tổ chức
hội nhà báo.
Ông
khẳng định, Hội báo là hoạt động giàu chất trí tuệ, văn hóa, làm sinh
động phong phú thêm đời sống báo chí. Đây cũng là dịp biểu dương lực
lượng báo chí cách mạng, tạo không khí thi đua giữa các nhà báo, các cơ
quan báo chí, góp phần nâng cao bản lĩnh cách mạng, trình độ chính trị
và nghiệp vụ cho các nhà báo, nâng cao hoạt động báo chí.
Hơn
lúc nào hết, báo chí cần thể hiện mạnh mẽ bản lĩnh chính trị, tính cách
mạng, tính dân tộc và khoa học, tính nhân văn và tính quốc tế, vừa kiên định lập trường cách mạng, vừa có tinh thần hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá thông tin.
Báo chí cần cổ vũ mạnh mẽ hơn nữa các phong trào hành động cách mạng của nhân dân, phát hiện và nhân rộng những điển hình, nhân tố mới, lấy cái tiên tiến, tích cực để đẩy lùi cái tiêu cực, lạc hậu.
Đồng
thời phê phán, đấu tranh không khoan nhượng với những thói hư tật xấu,
những hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu làm ảnh hưởng
đến uy tín của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Kiên quyết đấu tranh phản
bác những âm mưu và luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống
phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Ông Võ Văn Thưởng đã đánh hồi trống khai mạc hội báo.
Hồng Nhì