Đây là người đàn ông sẽ đảo lộn trật tự kinh tế thế giới? (Thu Hương)
Peter Navarro cho rằng “trật tự tự do giao thương” mà thế giới đã duy trì suốt 70 năm qua là không công bằng đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những nước như Trung Quốc đang triển khai chiến thuật “xâm lược bằng cách mua lại”, thâu tóm nhiều tài sản Mỹ.
Hôm 6/3, trong 1 bài phát biểu trước Hội đồng kinh doanh kinh tế quốc
gia (NABE), Chủ tịch Ủy ban thương mại Mỹ Peter Navarro đã đưa ra những
vấn đề chủ chốt trong chương trình nghị sự về thương mại của mình.
Luận điểm đáng chú ý nhất trong bài phát biểu của ông cho rằng “trật
tự tự do giao thương” mà thế giới đã duy trì suốt 70 năm qua là không
công bằng đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những thỏa thuận tồi tệ
khiến những việc làm giá trị nhất bị cướp khỏi tay người Mỹ. Mỹ cũng bị
cô lập trên thị trường nước ngoài. Những nước như Trung Quốc đang triển
khai chiến thuật “xâm lược bằng cách mua lại”, thâu tóm nhiều tài sản
Mỹ.
Không chỉ riêng Trung Quốc bị chỉ trích, Navarro đã liệt kê 15 quốc
gia khác, thậm chí trong đó có rất nhiều nước là đồng minh của Mỹ. Ông
khẳng định những nước này đang khiến thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng
bằng cách xuất siêu. Theo Navarro, đây chính là nguyên nhân khiến kinh
tế Mỹ trì trệ trong nhiều thập kỷ gần đây.
Bài phát biểu này bổ sung thêm cho bài bình luận được đăng trước đó
trên tờ Wall Street Journal – bài viết làm dấy nên nỗi lo sợ trong cộng
đồng kinh tế học. Trong đó Navarro tuyên bố ông sẽ đi theo những nước
được gọi là thao túng tiền tệ và không có nghĩa vụ phải hiểu về
Export-Import Bank - ngân hàng chuyên giúp đỡ nguồn vốn cho các doanh
nghiệp đầu tư và mở rộng hoạt động ở nước ngoài (ngân hàng này đã bị phe
cánh hữu chỉ trích).
Ông cũng muốn Mỹ “ép” các nước như Đức phải hủy bỏ đồng euro và xóa
bỏ các hiệp định thương mại đã tồn tại lâu đời. Ông không thừa nhận
những lập luận như nếu làm vậy Mỹ sẽ bị trả đũa hoặc tự động hóa mới là
thứ khiến việc làm không thể quay trở lại như trước.
Nhìn vào những lý lẽ này, một số người cho rằng Navarro đã trở thành “người đàn ông nguy hiểm nhất đối với kinh tế thế giới”.
Hãy cho người đàn ông này một cỗ máy thời gian
“Chúng tôi đang cố gắng hướng về tương lai”, Navarro khẳng định khi miêu tả nền kinh tế Mỹ mà ông đang hướng đến.
Tuy nhiên, thực sự thì viễn cảnh mà Chủ tịch Ủy ban thương mại Mỹ đưa
ra lại tồn tại đâu đó trong những năm 1970. Navarro muốn mang những
việc làm “cấp 2 và cấp 3”, những việc làm gắn chặt với chuỗi cung tứng
toàn cầu, quay trở lại nước Mỹ để giảm thâm hụt thương mại với các quốc
gia khác.
Theo ông, thâm hụt thương mại chính là lực cản lớn nhất đối với nền
kinh tế. Nhưng đây có vẻ là một suy nghĩ sai lầm. Thâm hụt thương mại
không hề liên quan đến tăng trưởng GDP. Và đối với những việc làm mà ông
muốn đem về, một phần đã “chạy” sang những nước có chi phí nhân công
thấp nhưng cũng có một phần không nhỏ mất đi vì tự động hóa – điều mà
Navarro không công nhận.
“Hoạt động sản xuất hàng hóa công nghiệp có hệ số nhân việc làm cao
hơn và cũng đem lại mức lương cao hơn”, ông nói. “Để có thể tăng số việc
làm mới và tăng lương, để những nơi từng là trung tâm công nghiệp hùng
mạnh như Ohio, Michigan, North Carolina và Pennsylvania có thể hồi sinh,
chúng ta phải tập trung vào việc mở rộng và hậu thuẫn cho các vùng công
nghiệp bằng những chính sách ưu đãi về thuế, luật lệ quản lý hay năng
lượng.
Nhưng sự thật là ở thời điểm hiện tại, khu vực hứa hẹn nhất và đóng
vai trò quan trọng nhất đối với kinh tế Mỹ lại không phải là công
nghiệp. Đó là ngành dịch vụ, từ những nhân viên trong siêu thị đến tài
xế taxi hay nhân viên ngân hàng và y tá. Và mức lương của ngành này cũng
có rất nhiều cấp bậc.
Hôm 6/3, trong 1 bài phát biểu trước Hội đồng kinh doanh kinh tế quốc
gia (NABE), Chủ tịch Ủy ban thương mại Mỹ Peter Navarro đã đưa ra những
vấn đề chủ chốt trong chương trình nghị sự về thương mại của mình.
Luận điểm đáng chú ý nhất trong bài phát biểu của ông cho rằng “trật
tự tự do giao thương” mà thế giới đã duy trì suốt 70 năm qua là không
công bằng đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những thỏa thuận tồi tệ
khiến những việc làm giá trị nhất bị cướp khỏi tay người Mỹ. Mỹ cũng bị
cô lập trên thị trường nước ngoài. Những nước như Trung Quốc đang triển
khai chiến thuật “xâm lược bằng cách mua lại”, thâu tóm nhiều tài sản
Mỹ.
Không chỉ riêng Trung Quốc bị chỉ trích, Navarro đã liệt kê 15 quốc
gia khác, thậm chí trong đó có rất nhiều nước là đồng minh của Mỹ. Ông
khẳng định những nước này đang khiến thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng
bằng cách xuất siêu. Theo Navarro, đây chính là nguyên nhân khiến kinh
tế Mỹ trì trệ trong nhiều thập kỷ gần đây.
Bài phát biểu này bổ sung thêm cho bài bình luận được đăng trước đó
trên tờ Wall Street Journal – bài viết làm dấy nên nỗi lo sợ trong cộng
đồng kinh tế học. Trong đó Navarro tuyên bố ông sẽ đi theo những nước
được gọi là thao túng tiền tệ và không có nghĩa vụ phải hiểu về
Export-Import Bank - ngân hàng chuyên giúp đỡ nguồn vốn cho các doanh
nghiệp đầu tư và mở rộng hoạt động ở nước ngoài (ngân hàng này đã bị phe
cánh hữu chỉ trích).
Ông cũng muốn Mỹ “ép” các nước như Đức phải hủy bỏ đồng euro và xóa
bỏ các hiệp định thương mại đã tồn tại lâu đời. Ông không thừa nhận
những lập luận như nếu làm vậy Mỹ sẽ bị trả đũa hoặc tự động hóa mới là
thứ khiến việc làm không thể quay trở lại như trước.
Nhìn vào những lý lẽ này, một số người cho rằng Navarro đã trở thành “người đàn ông nguy hiểm nhất đối với kinh tế thế giới”.
Hãy cho người đàn ông này một cỗ máy thời gian
“Chúng tôi đang cố gắng hướng về tương lai”, Navarro khẳng định khi miêu tả nền kinh tế Mỹ mà ông đang hướng đến.
Tuy nhiên, thực sự thì viễn cảnh mà Chủ tịch Ủy ban thương mại Mỹ đưa
ra lại tồn tại đâu đó trong những năm 1970. Navarro muốn mang những
việc làm “cấp 2 và cấp 3”, những việc làm gắn chặt với chuỗi cung tứng
toàn cầu, quay trở lại nước Mỹ để giảm thâm hụt thương mại với các quốc
gia khác.
Theo ông, thâm hụt thương mại chính là lực cản lớn nhất đối với nền
kinh tế. Nhưng đây có vẻ là một suy nghĩ sai lầm. Thâm hụt thương mại
không hề liên quan đến tăng trưởng GDP. Và đối với những việc làm mà ông
muốn đem về, một phần đã “chạy” sang những nước có chi phí nhân công
thấp nhưng cũng có một phần không nhỏ mất đi vì tự động hóa – điều mà
Navarro không công nhận.
“Hoạt động sản xuất hàng hóa công nghiệp có hệ số nhân việc làm cao
hơn và cũng đem lại mức lương cao hơn”, ông nói. “Để có thể tăng số việc
làm mới và tăng lương, để những nơi từng là trung tâm công nghiệp hùng
mạnh như Ohio, Michigan, North Carolina và Pennsylvania có thể hồi sinh,
chúng ta phải tập trung vào việc mở rộng và hậu thuẫn cho các vùng công
nghiệp bằng những chính sách ưu đãi về thuế, luật lệ quản lý hay năng
lượng.
Nhưng sự thật là ở thời điểm hiện tại, khu vực hứa hẹn nhất và đóng
vai trò quan trọng nhất đối với kinh tế Mỹ lại không phải là công
nghiệp. Đó là ngành dịch vụ, từ những nhân viên trong siêu thị đến tài
xế taxi hay nhân viên ngân hàng và y tá. Và mức lương của ngành này cũng
có rất nhiều cấp bậc.
Theo Trí Thức Trẻ