Vương Đình Huệ đã về nước, cái gì đang xảy ra? (Nhiều tác giả )
Chính trường là chiến trường !
Hoàng Quốc Dũng, 15/04/2024
Nghe đâu đom đóm sắp tàn.
Chọi nhau sát ván tan hoang cửa nhà.
Nguyễn Duy Hưng (trái), chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và Phạm Thái Hà, trợ lý của Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ
Cứ vào Phây thì biết cả các tin "tuyệt mật" của Việt Nam
Cần phải cấm Facebook ở Việt Nam thôi. Cứ vào Phây (Facebook) thì biết cả các tin "tuyệt mật" của Việt Nam.
Tin Nguyễn Duy Hưng bị bắt tôi đã đọc được ở trên Phây ngay sau khi Đom Đóm (Vương Đình Huệ) bay sang Trung Quốc (7/4/2024). Hôm nay (15/4) báo đảng mới đăng).
Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An, bị bắt tạm giam về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ.
Đom Đóm vừa bay đi thì đúng là ở nhà tối mù mù.
Rồi tiếp theo đồng chí Phạm Thái Hà, trợ lý Đom Đóm vừa xuống sân bay cũng bi đưa ngay vào "zom". Tin này cũng lại được Phây cho biết mấy ngày nay rồi, trong khi báo đảng chưa đăng tin.
Mà sao mọi khi Đom Đóm đi đâu thì sáng vực bầu trời, báo chí phỏng vấn, họp báo lung tung mà lần này đi Thiên triều về chẳng thấy báo nào nói gì ?
Kể từ khi Trần Đại Quang chết đến nay, Việt Nam có 6 Chủ tịch nước, trong đó có 2 bà Q, tức Quyền Chủ tịch.
Chắc chắn đây là kỷ lục của Guiness world record rồi. Chức chủ tịch chưa bao giờ thảm hại và rẻ rúng như thế ở Việt Nam, kể cả chủ tịch khác (Quốc hội, chẳng hạn). Đúng là cái dớp khi đớp.
Vậy nên không ai dám nhận cái chĩnh mắm thối !
Chúng nó đã họp và dàn xếp xong
Được tin Đom Đóm đã tàn, chúng nó đã họp và dàn xếp xong.
Bọn Phây búc (booked) lại và loan tin là họ đã họp và quyết rồi. Trước khi họp, Tổng Trọng xua không cho Đom Đóm bay vào nhà riêng.
Đom Đóm tắt hẳn. Đã làm đơn xin về vườn như đồng chí Phạt (Võ Văn Thưởng bị phạt). Đây chỉ là tin Phây búc thôi. Không biết lần này có đúng không. Nhưng từ trước đến giờ, về chuyện này, thì lần nào cũng đúng.
Thế giới đại loạn, ta cũng loạn. Chính trường là chiến trường !
Hoàng Quốc Dũng
(15/04/2024)
***************************
Bắt Trợ lý của Huệ Vương do nhận hối lộ 2.000 tỷ : Sự thật hay tin đồn ?
Trà My, Thoibao.de, 15/04/2024
Người Việt có câu, "tin đồn không chồn cũng cáo", để đánh giá về những tin đồn thường xuyên xuất hiện trong đời sống chính trị Việt Nam.
Việc ông Võ Văn Thưởng vừa bị miễn nhiệm chức Chủ tịch nước mới đây là minh chứng.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà
Mới nhất, đêm 13/4, trên mạng Facebook, nhiều cá nhân được cho là giới thạo tin, đã loan tin, "Rộ tin sắp bắt Trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ". Luật sư Nguyễn Khánh Ngọc đã viết trên trang Facebook cá nhân, cho biết, "Trợ lý LyLy [biệt danh của Huệ Vương] đã bị bế tại sân bay sau chuyến yết kiến thiên triều ?".
Tin bắt Trợ lý của ông Vương Đình Huệ là ông Phạm Thái Hà, xảy ra ngay sau chuyến thăm cấp cao Trung Quốc, giữa lúc cuộc chiến cung đình Việt Nam đang diễn ra quyết liệt. "Sự kiện" này đã trở thành tâm điểm trên các diễn đàn chính trị của người Việt.
Theo giới phân tích, nạn nhân kế tiếp của Tô Lâm là những ứng viên tiềm năng cho chiếc ghế Tổng bí thư, mà khả năng cao là ông Vương Đình Huệ. Điều đó phù hợp với nhận định của Giáo sư Zachary Abuza rằng, ông Huệ và ông Tô Lâm là 2 ứng viên tiềm năng nhất.
Theo nhà báo Huu-phu-btn – một cây bút thạo tin cung đình :
"Kinh nghiệm thời còn làm phóng viên điều tra : Khi tranh ghế, thì sẽ dùng mọi thủ đoạn tàn hại đối phương. Thằng nào nắm nhiều điểm yếu của đối phương hơn sẽ thắng. Tiên hạ thủ vi cường ! Thường thì việc khai thác, phanh phui sai phạm của đối thủ sẽ bắt đầu bằng cách triệt hạ những kẻ thân cận nhất !".
Facebooker Hien Dinh đánh giá, "qua vụ tổng diễn tập bắt bí đái Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi là hỉu rùi ; có chứng cớ là bắt trước, rồi trình sau ; không cần qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Vụ này sẽ khiến phe của "đom đóm" uổng công, cài Trưởng ban Nội chính và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương bây giờ cũng vô tác dụng".
Đa số các ý kiến đều đồng tình rằng, việc ông Thưởng bị Tô Lâm hạ bệ nhanh chóng, là một bất ngờ lớn khiến phe Nghệ Tĩnh và Vương Đình Huệ cảm thấy run sợ.
Trong lúc, quyền lực của Tô Lâm đang trở nên vô đối, Bộ Công an sẵn sàng "tiền trảm hậu tấu" đối với các nhân sự do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý.
Song song với tin đồn ông Phạm Thái Hà bị bắt, có những thông tin từ Hà Nội, tiết lộ cho thoibao.de rằng, ông Hà đã nhận hối lộ lên đến 2.000 tỷ đồng, liên quan đến các dự án cao tốc và các công trình ven biển. Thoibao.de không có điều kiện để kiểm chứng tin này.
Đó là chưa kể đến, có những cáo buộc, ông Huệ trong thời gian giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính, cũng như Tổng Kiểm toán Nhà nước, đã có rất nhiều sai phạm tày đình. Mà điển hình là vụ buôn bán hóa đơn trị giá gia tăng VAT, đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng chục ngàn tỷ.
Ông Huệ cũng bị cáo buộc liên quan đến bê bối về tham nhũng, nhận hối lộ với quy mô lớn. Đồng thời, ông cũng có mối quan hệ "trên mức tình cảm" với một số phụ nữ không phải là vợ ông. Thậm chí, nhiều ý kiến khẳng định, tội trạng của Vương Đình Huệ lớn gấp vạn lần tội nhận hối lộ 64 tỷ của Võ Văn Thưởng.
Tham vọng giành ghế Tổng bí thư của ông Tô Lâm là điều có thật, cộng với cơ chế chọn lựa nhân sự lãnh đạo cấp cao bị chi phối bởi tiền bạc như hiện nay, thì chắc chắn, tất cả lãnh đạo cấp cao của Đảng không ai thực sự trong sạch. Khi Tô Lâm cho lật lại hồ sơ của ai thì người đó chết, và Vương Đình Huệ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Từ sau 1990 đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam luôn chịu sự chi phối trực tiếp từ Bắc Kinh, trong vấn đề nhân sự cấp cao. Nhân sự kế nhiệm cho chiếc ghế Tổng bí thư trong Đại hội Đảng lần thứ 14 tới đây, chắc chắn cũng như vậy.
Tổng Trọng hiện nay tuổi đã cao, sức đã yếu, và cũng đã hết giá trị sử dụng đối với Bắc kinh. Trong lúc, từ lâu, Bắc Kinh đã chuẩn bị một kế hoạch để thay thế ông Trọng bằng một nhân vật thân Trung Quốc hơn, có bàn tay "sắt máu" hơn, trong việc duy trì chế độ "công an trị", độc đoán ở Việt Nam.
Dẫu Tổng Trọng hiện vẫn đang giữ thế thượng phong, nhờ kết quả chuyến đi Trung Quốc của Vương Đình Huệ, nhưng với tương quan quyền lực trong Đảng hiện nay, Tổng Trọng và Huệ Vương không được phép chủ quan. Phải hết sức cẩn thận với những tính toán của ông Tô Lâm và phe cánh của cựu Thủ tướng Ba Dũng.
Công luận và giới thạo tin có chung nhận định rằng, bối cảnh cuộc chiến cung đình ở Việt Nam hiện nay, việc cuối cùng ai sẽ là người thắng cuộc, hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định từ Trung Nam Hải.
Trà My
Nguồn : Thoibao.de, 15/04/2024
******************************
Phá thế gọng kìm của Huệ, Tô cho đánh thọc sườn Chủ tịch Quốc hội !
Hoàng Anh, Thoibao.de, 15/04/2024
Khi Tô Lâm làm phản, Vương Đình Huệ chính là nhân vật ra mặt sớm nhất, đối đầu với Tô Lâm. Khi Tô Lâm hạ Võ Văn Thưởng thì nước cờ đã rõ, ai cũng thấy, tham vọng của Tô Lâm là mượn ghế Chủ tịch nước để kiếm cho mình "suất đặc biệt" cho nhiệm kỳ tới, đồng thời cũng nắm luôn Bộ Công an để tạo nên lực lượng hậu thuẫn vững chắc. Tất nhiên, Vương Đình Huệ và nhóm Nghệ An cũng hiểu rõ thâm ý này.
Chuyến thăm của ông Vương Đình Huệ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc có những dấu hiệu bất an về đường lối ngoại giao của Việt Nam
Phe Phạm Minh Chính cũng hiểu ý đồ của Tô Lâm, nhưng đòn đánh của ông Tô không ảnh hưởng nhiều đến Phạm Minh Chính. Đích nhắm đến của Tô Lâm là ghế Tổng bí thư, trong khi đó, lâu nay ghế này được ngầm mặc định là dành cho Vương Đình Huệ. Kẻ chịu thiệt lớn nhất vì miếng võ của Tô Lâm, thì kẻ đó phải ra mặt để tự bảo vệ. Do đó, nhóm Nghệ An của Vương Đình Huệ đã ra mặt mạnh mẽ.
Thế mạnh của Vương Đình Huệ là có nhóm lợi ích địa phương vừa đông, vừa mạnh, đồng thời còn có sự kết hợp với nhóm Hà Tĩnh. Ngoài ra, Vương Đình Huệ còn được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ưu ái. Hiện nay, trong Bộ Chính trị, tiếng nói của ông Tổng bí thư vẫn mạnh nhất. Cho nên, trong Bộ Chính trị, ông Vương Đình Huệ có uy thế mạnh hơn Tô Lâm.
Sau khi Tô Lâm hạ xong Võ Văn Thưởng, nội bộ Bộ Chính trị căng thẳng không phải vì ghế Chủ tịch nước, mà vì ghế Bộ trưởng Bộ Công an. Ông Phan Đình Trạc nhảy vào tranh ghế này, để tạo ra thế gọng kìm áp sát Tô Lâm: Một gọng kìm từ hướng Bộ Chính Trị, và một gọng kìm khác từ Bộ Công an. Hướng Bộ Chính trị, Vương Đình Huệ có 4 ủy viên Nghệ An và Hà Tĩnh ủng hộ.
Ngoài ra, một số ủy viên Bộ Chính trị thuộc Ban Bí thư cũng nghiêng về ông Huệ. Nếu ông Phan Đình Trạc nắm giữ được Bộ Công an, thì sẽ tạo được hướng gọng kìm thứ 2, cũng mạnh mẽ không thua hướng thứ nhất. Tuy nhiên, tranh chấp vị trí Bộ trưởng này vẫn chưa ngã ngũ.
Khi gọng kìm ở Bộ Công an chưa hình thành, thì ông Huệ đi sứ dài ngày sang Trung Quốc. Vì ông Huệ không chắc thắng được trong việc tranh giành Bộ Công an, nên đã đi cầu cứu Tập Cận Bình. Nếu được ông Tập ủng hộ, đồng thời Phan Đình Trạc thắng được ghế Bộ Trưởng Bộ Công an, thì lúc này, Vương Đình Huệ có "3 mũi giáp công", vừa bao vây, vừa tấn công Tô Lâm.
Cuộc đối đầu giữa Tô Lâm và Vương Đình Huệ đã được 2 bên đẩy lên cao trào. Với binh quyền trong tay, tất nhiên, Tô Lâm sẽ không chịu ngồi im. Lợi thế của Tô Lâm là lấy tấn công làm phòng thủ, vì Tô Lâm vừa có binh quyền, vừa nắm được rất nhiều bí mật của các "đồng chí", trong đó có các đồng chí thuộc nhóm của ông Vương Đình Huệ.
Mới đây, nguồn tin riêng cho chúng tôi biết, Tô Lâm sẽ bắt Trợ lý Chủ tịch Quốc hội – Phạm Thái Hà. Ông Hà được xem là "tay hòm chìa khóa" trong những vụ làm ăn của Chủ tịch Quốc hội trong khoảng 10 năm qua. Ở vị trí như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sẽ không dại dột mà nhận tiền đen trực tiếp, mà thường qua trung gian.
Thậm chí, đồng tiền hối lộ bị bắt phải chạy lòng vòng qua nhiều ngõ ngách để cắt đi "cái đuôi" bẩn, rồi mới rót vào túi kẻ chủ mưu. Thông tin cho biết thêm, Phạm Thái Hà nhận hối lộ lên đến 2.000 tỷ đồng cho các tuyến cao tốc và công trình ven biển.
Nếu dự định của ông Tô Lâm đúng như nguồn tin này cung cấp, thì quả thật, đây là một đòn chí tử mà ông Tô Lâm sắp tung ra, nhắm vào ông Vương Đình Huệ. Dù có được ông Nguyễn Phú Trọng đỡ đầu, nhưng nếu trong tay Tô Lâm có đủ bằng chứng thuyết phục, thì ông Tổng cũng không đỡ nổi.
Nếu ông Vương Đình Huệ muốn dùng thế 3 gọng kìm để bao vây Tô Lâm, thì việc bắt Trợ lý Phạm Thái Hà chính là cú đánh trả của Tô Lâm. Cú đánh này đã thọc vào ngay sườn ông Chủ tịch Quốc hội. Nếu trúng đích thì đấy sẽ là cú đánh cực hiểm chưa chưa từng có.
Hoàng Anh
Nguồn : Thoibao.de, 15/04/2024
****************************
Chuyến đi cầu viện của Huệ làm Tô "toát mồ hôi" ?
Ý Nhi, Thoibao.de, 15/04/2024
Hai ngày sau khi ông Vương Đình Huệ gặp ông Tập Cận Bình, thì ở Việt Nam, báo chí nhà nước cho biết "Thường trực Chính phủ yêu cầu ưu tiên khởi công hai tuyến đường sắt tốc độ cao trước năm 2030, trong đó có tuyến Hà Nội – Lạng Sơn kết nối với Trung Quốc". Được biết, trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc cùng với Vương Đình Huệ, còn có ông Trần Lưu Quang – người được xem là Phó Thủ tướng Thường trực không chính thức. Rất có thể ông Quang sẽ tiếp nhận những "mệnh lệnh" thiên triều về triển khai trong Chính Phủ.
Ý đồ của Trung Quốc là tung "bẫy nợ", để thít dần vào cổ Đảng cộng sản Việt Nam
Ý đồ của Trung Quốc là tung "bẫy nợ", để thít dần vào cổ Đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều nước nghèo trên thế giới đã dính bẫy nợ Trung Quốc, tuy nhiên, Việt Nam không vay nhiều vốn Trung Quốc, bởi luôn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía người dân. Vụ biểu tình ngày 10/6/2018 trên toàn quốc, phản đối Luật đặc khu, là một ví dụ điển hình nhất.
Có thể, 2 tuyến đường sắt cao tốc nói trên là những "món quà" lớn, mà Vương Đình Huệ tặng cho Tập Cận Bình, để hy vọng được Tập chiếu cố. Người Cộng sản luôn hô hào là anh em, nhưng thực chất, họ luôn sử dụng mưu mô thủ đoạn với nhau. Các quan chức Việt Nam sang "chầu" và mang quyền lợi quốc gia trao cho người "anh em" Cộng sản phương Bắc, để đổi lấy sự ủng hộ chính trị cá nhân. Chỉ có đất nước là mất mát, dân tộc là thiệt thòi, còn 2 anh em nhà "Cộng sản", thì mỗi bên đều có cái lợi riêng.
Mới đây, mạng xã hội lại rộ lên thông tin, Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc đã 2 lần ngỏ ý riêng với Vương Đình Huệ, muốn được độc quyền khai thác đất hiếm tại Việt Nam. Không biết, kết quả thế nào ? Nếu ông Huệ đồng ý, thì lại thêm một món quà nữa mà ông trao vào tay họ Tập. Khổ nỗi, những món quà đó chính là quyền lợi quốc gia, chứ không phải là tài sản riêng của Đảng cộng sản.
Tháng 9/2023, Tô Lâm cũng đã thực hiện chuyến đi Bắc Kinh "cầu viện". Tuy nhiên, ông không được gặp trực tiếp Tập Cận Bình, và cũng không có quà lớn trao vào tay Tập. Còn lần này, sau chuyến thăm của ông Huệ, rất nhiều quyền lợi, cả về kinh tế lẫn an ninh quốc gia, bị ông Huệ mang ra đổi chác. Rất có thể, ai dâng lên món quà lớn hơn, thì người đó sẽ được chiếu cố nhiều hơn.
Nhìn bề ngoài, có vẻ, Vương Đình Huệ dâng lên "món quà" lớn hơn, khủng hơn quà của Tô Lâm. Nếu sự thật đúng như vậy, ông Huệ không có đủ thẩm quyền để quyết định các dự án hạ tầng, mà thẩm quyền thuộc về Thủ tướng, hoặc lớn hơn là Bộ Chính trị. Tuy nhiên, trong vai trò là "thái tử Đảng", là người được ông Tổng chọn mặt gửi vàng, nên ông Huệ có thể mang những món quà lớn này sang trao đổi với ông Tập.
Vương Đình Huệ đang đi những nước cờ lợi hại mà Tô Lâm không thể thực hiện, với lợi thế được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ủng hộ. Có lẽ, không thể cạnh tranh với Vương Đình Huệ về quà cáp dâng cho Bắc Kinh, nên thì Tô Lâm quyết định đánh vào các chân rết của Vương Đình Huệ. Bởi trong tay Tô Lâm có bộ máy điều tra, và nó là công cụ rất lợi hại, có thể tấn công bất kỳ quan chức nào.
Việc Võ Văn Thưởng gục dưới tay Tô Lâm là một lời cảnh báo, rằng, Huệ cũng không được yên. Bởi cả Vương Đình Huệ hay Tô Lâm đều không trong sạch. Tô Lâm từng dính vụ Mobifone mua AVG, nhưng không ai dám moi ra, trong khi, bộ máy điều tra và bắt bớ đang nằm trong tay Tô Lâm.
Cả Vương Đình Huệ và Tô Lâm đều đang ráo riết tung cước vào nhau. Chưa biết, rồi đây, ai sẽ gục trước. Thời gian tới hứa hẹn có nhiều điều bất ngờ từ cuộc so găng giữa hai đối thủ ngang tài ngang sức này.
Ý Nhi
Nguồn : Thoibao.de, 15/04/2024
******************************
Tô quyết "đánh cho Huệ rút, đánh cho Huệ nhào" ?
Hoàng Phúc, Thoibao.de, 13/04/2024
Thông tin bắt Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Thuận An Group, đã tràn lan trên mạng, nhưng báo chí chính thống thì vẫn chưa hé răng. Đối với báo chí chính thống, không biết ông chủ hiện nay của họ là Ban Tuyên giáo hay Bộ Công an. Trước đây, báo chí tuân theo mọi chỉ thị của Ban Tuyên giáo, nhưng nay, có vẻ như báo chí chỉ dám loan tin sau khi ông Tô Ân Xô – người phát ngôn Bộ Công an đã lên tiếng.
Tô Lâm đang nổi lên là một người manh động và đầy toan tính.
Việc hốt Tập đoàn Phúc Sơn rồi sau đó "bắt sống" lãnh đạo các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, mà không chờ Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật Đảng công bố trước, cho thấy, Tô Lâm đã vượt rào. Rào cản đó chính là quy trình xử lý cán bộ do Tổng Trọng đặt ra. Như vậy, một khi Tô Lâm vượt qua được rào cản này, thì ông chính là người làm chủ cuộc chơi.
Một nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết, hiện nay, Tô Lâm đã tạm giam em trai của ông Vương Đình Huệ. Nếu đây là sự thật, thì có thể nói, người nhà của ông Vương Đình Huệ đang là con tin nằm trong tay Tô Lâm.
Khi vượt qua rào cản quy trình xử lý kỷ luật, sức mạnh của Tô Lâm là 1, thì khi chiếm được quyền điều khiển báo chí, sức mạnh của Tô Lâm được tăng lên gấp bội. Có khả năng, Tô Lâm bắt giữ em trai của Vương Đình Huệ để gây áp lực, buộc đối thủ là rút khỏi cuộc đua. Bởi việc bắt giữ chưa được công khai trên báo chí, nên Tô Lâm hoàn toàn có thể giam giữ hoặc thả ra. Mọi chuyện đều trong ý muốn của ông Bộ trưởng.
Nếu ông Huệ làm căng, thì rất có thể, Tô Lâm sẽ tung tin vụ bắt giữ nói trên lên báo chí, thì lúc đó, không thể dàn xếp trong bóng tối được nữa. Hiện Tô Lâm đã điều khiển được cả báo chí. Nếu Vương Đình Huệ không cân nhắc kỹ, có thể dính đòn nặng.
Lâu nay, ông Vương Đình Huệ được Tổng Trọng rào chắn và bảo vệ. Nhưng giờ đây, ông Tổng không còn đủ quyền uy như trước nữa, buộc lòng, Vương Đình Huệ phải ra mặt, tự lo cho số phận của mình, thay vì nằm im đợi ông Tổng sắp xếp.
Chuyến đi đến Trung Quốc của ông Vương Đình Huệ, đã mang đến cho Trung Quốc cơ hội mở rộng đại dự án "Vành đai con đường", với đề nghị xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam, nối Việt Nam với Trung Quốc. Đây là món quà lớn mà ông Huệ dâng lên cho Tập. Liệu món quà này có đổi được sự ủng hộ của Tập Cận Bình hay không, thì phải chờ thời gian để biết kết quả. Bởi những thỏa thuận này không công khai, người dân chỉ có thể suy đoán thông qua hành động.
Việc cầu viện thiên triều không phải là lợi thế tuyệt đối của Vương Đình Huệ, mà đây cũng là chiêu bài ông Tô Lâm đã áp dụng từ tháng 9/2023. Ông Huệ chỉ có lợi thế hơn Tô Lâm ở chỗ, ông được gặp trực tiếp ông Tập Cận Bình. Còn Tô Lâm thì chỉ gặp những người đại diện cho Tập Cận Bình, chứ không được gặp trực tiếp. Không biết, giữa Tô Lâm và Vương Đình Huệ, ai đã mang lại cho Tập Cận Bình lợi ích nhiều hơn.
Ở trong nước, ông Huệ bám vào lợi thế số đông trong Bộ Chính trị. Tuy nhiên, bên ngoài Bộ Chính trị thì Tô Lâm lại tỏ ra vượt trội hơn, khi ông cho bắt một loạt ủy viên Trung ương Đảng, mà không thông qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật trước. Ủy ban này là vũ khí kiểm soát Trung ương Đảng, bởi quan chức cộng sản không ai mà không dính phốt.
Tô Lâm đang đánh mạnh vào doanh nghiệp sân sau và người nhà của ông Huệ, hy vọng ông chủ động rút khỏi cuộc đua. Nếu ông Huệ không chịu rút, mà quyết đối đầu, thì có lẽ, lúc đó, Tô Lâm sẽ đánh cho ông Huệ nhào khỏi ghế, như Võ Văn Thưởng.
Giờ đây, Tô Lâm đang nổi lên là một người manh động và đầy toan tính. Nếu ông Huệ quyết "ăn thua đủ" với Tô Lâm, thì có lẽ, thời gian tới sẽ có nhiều cảnh quay hấp dẫn của bộ phim "bom tấn" chấn động nhất từ xưa đến nay.
Vừa nắm quyền "bắt sống", vừa nắm quyền điều khiển báo chí, Tô Lâm đang có trong tay 2 thứ vũ khí vô cùng lợi hại. Nếu không cẩn thận, Vương Đình Huệ có thể bị nhào dưới tay Tô Lâm.
Hoàng Phúc
Nguồn : Thoibao.de, 13/04/2024