Nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam : Trâu bò đấu nhau để rồi cùng chết ? (Nhiều tác giả)

Mặc dù có vẻ ngoài vui vẻ, ông Phúc thực ra đang phải đối mặt với một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chính trị của mình. Trong một cuộc họp kín cùng ngày, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã lặng lẽ bỏ phiếu để phế truất ông khỏi chức chủ tịch nước. 


Chủ tịch nước nhận ‘thẻ đỏ’ : Sự cố chính trị lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua

 Hồng Hiệp, Nghiên cứu quốc tế, 18/01/2023

Tối ngày 13/1/2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được nhìn thấy có mặt tại sân vận động Mỹ Đình ở Hà Nội để cổ vũ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trong trận chung kết lượt đi Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á gặp Thái Lan. Mặc dù có vẻ ngoài vui vẻ, ông Phúc thực ra đang phải đối mặt với một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chính trị của mình. Trong một cuộc họp kín cùng ngày, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã lặng lẽ bỏ phiếu để phế truất ông khỏi chức chủ tịch nước.

traubo1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 14, tháng 4/2021. Ảnh: Giang Huy

Mặc dù tới sáng ngày 17/1 vẫn chưa có thông tin chính thức nào được đưa ra về quyết định này, nhưng các bài đăng trên mạng xã hội từ những Facebooker có nhiều thông tin đã ám chỉ về quyết định này. Chẳng hạn, trong một bài đăng sáng 14/1, Lê Nguyễn Hương Trà, người thường rò rỉ các thông tin đáng tin cậy về biến động nhân sự cấp cao trong Đảng cộng sản Việt Nam, đã dùng hình ảnh tấm thẻ đỏ để ám chỉ quyết định cách chức ông Phúc của Bộ Chính trị, khi viết rằng : "Căng thẳng và kịch tính đến tận những phút cuối cùng, ngôi sao Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam đã bị rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu. Anh chuẩn bị rời sân, chấm dứt sự nghiệp cầu thủ nhà nghề". Ông Phúc có quê ở tỉnh Quảng Nam. Nếu thực sự như vậy, quyết định này sẽ là một điều chưa có tiền lệ vì ông Phúc sẽ trở thành chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên bị phế truất khi đang tại vị.

Đến sáng ngày 17/1, vẫn chưa rõ điều gì đã dẫn đến quyết định này.[1] Tin đồn trên mạng cho biết phu nhân ông Phúc bị cáo buộc dính líu đến vụ bê bối Việt Á, vụ việc mà tới tháng trước đã dẫn đến việc truy tố 102 người, bao gồm cả các quan chức cấp cao như cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh. Vụ bê bối này cũng dẫn đến việc Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bị cho thôi chức vào ngày 5 tháng Giêng.

Động thái này là ví dụ mới nhất về chiến dịch chống tham nhũng đang ngày càng quyết liệt do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, người đã tuyên bố rằng không có "vùng cấm" trong chiến dịch chống tham nhũng của mình. Ngoài vụ Việt Á, Tổng bí thư Trọng cũng đang giám sát việc điều tra một số vụ án tham nhũng cấp cao khác.

Đáng chú ý nhất trong số này là vụ bê bối hối lộ liên quan đến các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam mắc kẹt ở nước ngoài trong đại dịch Covid-19. Vụ bê bối này đã dẫn đến việc truy tố 40 quan chức, các nhà ngoại giao cấp cao và doanh nhân. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, người bị cho thôi chức vào ngày 5 tháng 1 cùng với ông Vũ Đức Đam, cho đến nay là quan chức cấp cao nhất liên quan đến vụ bê bối, nhưng người ta cho rằng có thể có thêm các nhân vật cấp cao khác có thể dính líu. Tuần trước, ông Mai Tiến Dũng, cựu chủ nhiệm văn phòng chính phủ, đã bị Ban bí thư Trung ương Đảng cảnh cáo, cho thấy ông có thể là người tiếp theo gặp rắc rối pháp lý.

Một vụ án cấp cao khác đang diễn ra liên quan đến Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và chủ tịch công ty Nguyễn Thị Thanh Nhàn, vốn bị cáo buộc gian lận trong đấu thầu tại một bệnh viện công ở tỉnh Đồng Nai. Tháng trước, bà Nhàn, người vẫn đang bỏ trốn, đã bị xét xử vắng mặt và bị kết án 30 năm tù. Ba mươi lăm người khác, trong đó có nguyên bí thư và chủ tịch tỉnh Đồng Nai, cũng lãnh án tù dài hạn. Các vụ gian lận đấu thầu khác liên quan đến AIC tại các dự án khác vẫn chưa bị khởi tố hoặc xét xử. Do đó, nhiều quan chức cấp cao hơn có thể sớm phải đối mặt với sự trừng phạt.

Do nỗ lực chống tham nhũng đã dẫn đến những xáo trộn nhân sự lớn trong chính phủ Việt Nam trong hai năm qua, có thể có lo ngại cho rằng những thay đổi đó sẽ dẫn đến bất ổn chính trị, cuối cùng đe dọa chế độ của Đảng hoặc kìm hãm hoạt động kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy điều đó. Tổng bí thư Trọng vẫn vững vàng kiểm soát bộ máy và không có dấu hiệu cho thấy việc thay đổi nhân sự gây mất đoàn kết trong nội bộ đảng hay tạo ra bất ổn trong hệ thống chính trị.

Ngược lại, việc thanh trừng những lãnh đạo tham nhũng có thể mở đường cho những lãnh đạo trong sạch hơn và có năng lực vươn lên, giúp Đảng chống tham nhũng tốt hơn và nâng cao hiệu quả cầm quyền. Miễn là các thay đổi lãnh đạo cấp cao không dẫn đến những thay đổi lớn về mặt chính sách, thì tác động của chúng tới hoạt động kinh tế cũng sẽ không đáng kể. Trên thực tế, bất chấp những thay đổi nhân sự vừa qua, Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP 8% trong năm 2022, là tỉ lệ tăng trưởng cao nhất trong vòng 25 năm qua.

Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng là ai sẽ thay thế các nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm, và liệu họ có trong sạch hơn và có năng lực hơn những người tiền nhiệm hay không. Trong trường hợp của ông Phúc, một ứng cử viên hàng đầu có thể là Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ông Lâm dường như đã giành được sự tin tưởng của Tổng bí thư Trọng vì lòng trung thành và vai trò quan trọng của ông trong việc thực hiện các cuộc điều tra chống tham nhũng. Là một ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ thứ hai và là người đứng đầu Bộ Công an đầy quyền lực, ông Lâm cũng nắm giữ lợi thế đáng kể so với các đối thủ còn lại. Bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, cũng có thể là một ứng cử viên tiềm năng do bà có hồ sơ trong sạch và hiện đứng đầu một ban Đảng quan trọng.

Tuy nhiên, các chính trị gia cấp cao khác như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng sẽ hưởng lợi từ sự ra đi của ông Phúc. Họ sẽ đối mặt với ít sự cạnh tranh hơn tại đại hội đảng tiếp theo vào đầu năm 2026 khi một ban lãnh đạo quốc gia mới sẽ được bầu. Họ cũng có thể nắm bắt cơ hội này để ủng hộ một ứng cử viên chủ tịch nước thuộc hoặc liên kết với phe mình. Với sự ra đi của ông Phúc, ông Huệ có thể trở thành ứng cử viên khả dĩ duy nhất thay thế Tổng bí thư Trọng, đặc biệt là khi Thủ tướng Phạm Minh Chính — ứng viên tiềm năng còn lại — cũng có thể gặp rắc rối trong thời gian tới do bị cho là có mối quan hệ thân thiết với chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Tối ngày 13/1, ông Phúc đã chứng kiến đội tuyển Việt Nam ghi một bàn thắng vào phút cuối để cầm hòa 2-2 với đội tuyển Thái Lan, qua đó níu kéo hy vọng giành chức vô địch trong trận lượt về diễn ra tại Bangkok 3 ngày sau đó. Tuy nhiên, đối với ông Phúc, nếu quả thực ông đã bị Bộ Chính trị rút "thẻ đỏ", thì có lẽ đó đã là tiếng còi kết thúc sự nghiệp chính trị của ông. Những người quan sát chính trị Việt Nam sẽ sớm biết khi nào ông sẽ chính thức bị cách chức và ai sẽ nổi lên như những người chiến thắng sau cùng trong biến cố chính trị lớn nhất của Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.

Lê Hồng Hiệp

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 18/01/2023

Một phiên bản tiếng Anh của bài viết được đăng lần đầu sáng ngày 17/1/2023 trên Fulcrum.sg, chuyên trang bình luận của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Insitute), Singapore.

[1] Cập nhật : Đến chiều tối ngày 17/1/2023, đã có thông báo chính thức của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về việc để ông Phúc thôi chức. Theo đó, lý do chính thức là ông phải chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu (trong thời kỳ ông còn làm Thủ tướng) "khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai Phó thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng".

***************************

Hỗn loạn trong cuộc đấu thượng tầng có dẫn đến "cùng sinh biến" hay không ?

Thu Phương, Thoibao.de, 18/01/2023

Chưa bao giờ những mâu thuẫn nội tại của thể chế lại hiện ra rõ nét như bây giờ. Dưới ngọn cờ "chống tham nhũng" của ông Trọng, ban đầu được sử dụng để tiêu diệt phe nhóm, nhưng giờ đây, có vẻ đã đến hồi hỗn loạn, khi ngành ngành đều phát hiện tham nhũng, bộ bộ đều phát hiện quan tham.

Và dường như, khi cuộc đấu quyền lực ngày càng mở rộng, thì quyền lực rơi vào tay công an ngày càng lớn. Ngành công an ngày càng lộng hành khi cuộc chiến quyền lực đã không còn phân phe phái, mà dần rơi vào hỗn loạn.

traubo2

Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an

Người được lợi nhất trong cuộc đấu đá hỗn loạn này chính là Tổng Trọng. Khi chính trường hỗn loạn, người người đấu nhau, sẽ không còn có chuyện kéo bè kết cánh, cùng phe thì bảo vệ nhau nữa, bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối thủ, khi đó, tất cả đều phải thuần phục ông Tổng. Càng nhiều đồng chí ngã ngựa thì sự nghiệp của ông Tổng sẽ càng thêm rực rỡ và cá nhân ông sẽ được đồng nhất với Đảng của ông, giống như các vị tiền bối Stalin, Mao Trạch Đông hay Hồ Chí Minh.

Tổng Trọng không cần biết dân tình có lầm than hay không, ông Tổng chỉ biết quạt lửa, quạt càng mạnh càng tốt. Tổng Trọng thẳng tay đóng băng hàng trăm doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nhưng chẳng mảy may quan tâm đến chuyện trích tài sản tịch thu của họ để bồi thường cho nạn nhân SCB, để mặc dân tình kêu khóc.

Ở nhiệm kỳ Đại hội 12, Tổng Trọng cần phải đi cả một con đường vòng, ròng rã mất vài năm mới tống khứ được Đinh La Thăng ra khỏi Bộ Chính trị. Nhưng ở nhiệm kỳ Đại hội 13, Tổng Trọng cho Phạm Bình Minh rớt đài chỉ trong chưa tới 1 năm.

Chính phủ của ông Phạm Minh Chính, chưa tới nửa nhiệm kỳ mà đã tan tác. Hai Phó Thủ tướng ra đi, một ông Phó khác đang nằm chờ chết. Chính phủ của ông Chính đúng là rơi vào mạt vận.

Ông Chính tuy không giỏi điều hành quản lý, nhưng lại là kẻ đặc biệt xảo quyệt. Ông luôn có phương án phòng thân cho mình. Cứ nhìn vụ Việt Á và AIC là thấy rõ. Nếu bị ép vào đường cùng, rất có thể Chính sẽ dùng đến chiêu "Trạng chết, Chúa cũng băng hà". Mà dường như hai bên đã không còn con đường thương lượng. Vậy nên, cuộc chiến thượng tầng không biết bao giờ mới thôi hỗn loạn.

Hàng chục quan tham khắp các bộ ngành đã nhập kho trong hai vụ "chuyến bay giải cứu" và vụ Việt Á. Tuy nhiên, "trùm cuối" vẫn chưa bị sờ gáy. Hoặc gáy của vị này quá dày, lò ông Tổng sờ không nổi.

Và hết Việt Á, hết "chuyến bay giải cứu", thì giờ đây lại rộ lên vụ đăng kiểm đang bị điều tra ồ ạt, điều tra ráo riết. Không rõ, vụ đăng kiểm có lộ mặt "trùm cuối" hay không, nhưng dư luận thắc mắc rằng, sự nhũng nhiễu, gian trá trong hoạt động đăng kiểm đã có từ hơn hai thập niên, nhưng vì sao bây giờ công an mới thấy ? Tiếng oán thán với đăng kiểm, chắc chắn là đã đến tai các vị tai to mặt lớn trong chính quyền, bởi thời này người thân của quan chức đều có ô tô cá nhân. Nên không mấy ai tin công an "đánh" vụ này vì chống tham nhũng, người dân đang chờ xem, đích nhắm của vụ này là ai.

traubo3

Ông Phạm Minh Chính và ông Nguyễn Phú Trọng

Và sau đăng kiểm sẽ là ngành nào tiếp theo ? Trường lái hay hải quan ?

Để đi đến tình trạng ngày hôm nay, tất cả đều là do chế độ chính trị độc tài, tập trung quyền lực cao. Không có cơ chế kiểm tra, giám sát, tham nhũng, lạm quyền sẽ đầy rẫy, đâu đâu cũng có. Vấn đề chỉ là "đánh" ai mà thôi.

Không có tự do, không cho dân "mở miệng", không có cơ chế xã hội dân sự làm trụ cột giữ cân bằng xã hội, thì bất công, áp bức sẽ tràn lan… cộng thêm với cuộc đấu thượng tầng khiến cho dân đen thêm lầm than. Và điều tất yếu là khi người dân thấp cổ bé họng bị đẩy đến đường cùng thì "cùng sinh biến". Vì vậy, cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng có thể sẽ là con dao hai lưỡi, nó vừa giữ cho Tổng Trọng và thanh kiếm Tô Lâm của ông sự mạnh mẽ, nhưng biết đâu, nó cũng có thể quật các ông lúc nào không biết.

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 18/01/2023

****************************

Phúc thụt Lâm trám. Gay cấn ! Tô Lâm lại đang sợ "dớp" Trần Đại Quang

Thu Phương, Thoibao.de, 18/01/2023

Một nguồn tin nội bộ cho chúng tôi biết, ngày 17/1 sắp tới sẽ là ngày Trung ương Đảng họp bất thường để giải quyết trường hợp "từ chức" của ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Hiện nay, ghế Chủ tịch nước là ghế yếu nhất trong Tứ Trụ vì nó "hữu danh vô thực". Tuy nhiên, không phải "hữu danh vô thực" mà không ai thèm ngó ngàng, ghế này sẽ là cứu cánh cho sự nghiệp chính trị của nhiều người.

traubo4

Ứng viên số 1 thay Nguyễn Xuân Phúc

Theo quy định của Đảng cộng sản thì người tái cử vào Ủy viên Bộ Chính trị phải không quá 65 tuổi. Tuy nhiên, nếu vào được Tứ Trụ thì sẽ được hưởng thêm "suất đặc biệt". Nghĩa là, nếu có đủ sức khỏe và năng lực thì 4 ông Tứ Trụ có thể ở lại Bộ Chính trị cho đến khi nào Đảng "tống cổ" đi. Điều luật này do ông Nguyễn Phú Trọng tạo ra để phục vụ cho chính ông. Chính ông Trọng đã hưởng 2 lần "suất đặc biệt" này. Người thứ nhì được hưởng là ông Nguyễn Xuân Phúc, khi Nguyễn Xuân Phúc "trúng cử" vào ghế Chủ tịch nước, ông đã bước sang 66 tuổi.

Thực ra ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ là "ăn ké" ông Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, vì vụ đại án Việt Á mà ông Phúc đã phải gãy gánh giữa đường và phải nhường ghế lại cho người khác. Như vậy, câu hỏi đặt ra là, ai sẽ là người thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc để ngồi vào ghế Chủ tịch nước ?

Ứng cử viên nặng ký nhất là ông Tô Lâm – Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an. Người thứ nhì là ông Võ Văn Thưởng, nhưng ông Võ Văn Thưởng còn trẻ và khả năng giành ghế này không cao.

Ông Tô Lâm sinh năm 1957, hiện nay 66 tuổi, đã quá tuổi để ở lại Bộ Chính trị. Đến năm 2026, ông Tô Lâm đã là 69 tuổi, lúc đó ông sẽ tự động bị loại ra khỏi Bộ Chính trị vì giới hạn tuổi. Có một cách duy nhất để ông Tô Lâm có thể ở lại Bộ Chính trị, đó là phải ngồi bằng được vào chiếc ghế Chủ tịch nước mà ông Nguyễn Xuân Phúc để lại. Vậy câu hỏi đặt ra là, ông Tô Lâm đang có ý như thế nào, và ông Nguyễn Phú Trọng có ý như thế nào ?

traubo5

Những gì đằng sau cái chết ông Trần Đại Quang khiến Tô Lâm đang cân nhắc

Nguồn tin cho chúng tôi biết, ông Nguyễn Phú Trọng có ý muốn đưa Tô Lâm vào vị trí mà ông Nguyễn Xuân Phúc để lại. Mục đích chính là để cứu lấy sự nghiệp chính trị cho Tô Lâm sau 3 năm nữa. Và đó cũng là để trả công cho những năm tháng tận tụy của Tô Lâm, giúp ông Nguyễn Phú Trọng tóm nhiều củi gộc, củi khó, quăng vào lò. Hành động sang Berlin bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được ông Nguyễn Phú Trọng đánh giá rất cao, và nhờ đó ông không truy cứu về hình ảnh ăn "thịt bò dát vàng" của Tô Lâm.

Có lẽ, ông Tô Lâm nên mừng mới đúng, vì chiếc ghế này sẽ là cứu cánh tuyệt vời cho sự nghiệp chính trị của ông. Tuy nhiên, nguồn tin cũng cho biết, ông Tô Lâm đang lưỡng lự, không biết không biết nên gật hay nên lắc với chiếc ghế này ? Bởi vì, nếu Tô Lâm từ bỏ chức Bộ trưởng Bộ Công an, chẳng khác nào khỉ ra khỏi rừng. Sức mạnh của Tô Lâm bao lâu nay sẽ không còn nữa và Tô Lâm chỉ còn làm vật trang trí cho bộ máy chính quyền.

traubo6

Ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn cơ cấu ông Tô Lâm vào ghế Chủ tịch nước

Còn một lý do nữa khiến Tô Lâm chưa chịu gật, đó là, ông khá mê tín. Tuy trong tay có hàng vạn lính với vũ khí hiện đại nhưng ông Tô Lâm vẫn sợ. Ông sợ cái dớp trên chiếc ghế Chủ tịch nước lại vận vào ông. Bắt đầu từ ông Trần Đại Quang, ông Quang đã tắt thở khi "mông vẫn còn dính ghế". Kế nhiệm ông Trần Đại Quang là ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trọng cũng xém "chầu Diêm Vương" trong chuyến kinh lý Kiên Giang năm 2019, tại tỉnh nhà của ông Nguyễn Tấn Dũng. Người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng là ông Nguyễn Xuân Phúc thì lại gãy gánh giữa đường. Trường hợp ông Phúc được cho là tháo chạy kịp thời để "bảo toàn tính mạng".

Ngồi vào ghế Chủ tịch nước thì ông Tô Lâm có cơ hội tiếp tục ở Bộ Chính trị sau năm 2026. Nếu không thì sẽ hết cơ hội ở Bộ Chính trị sau 3 năm nữa. Nhưng nếu ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì e dính cái "dớp" không đẹp đẽ gì ở chiếc ghế này. Cái dớp Trần Đại Quang để lại được giới mê tín trong Bộ Chính trị cũng ngán ngại. Vậy ông Tô Lâm ngồi hay không ngồi ? Câu trả lời sẽ có trong thời gian tới.

Thu Phương (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 18/01/2023

****************************

Còn Tng bí thư, B Chính tr và Ban chấp hành trung ương đng thì sao ?

Trân Văn, VOA, 18/01/2023

ng chí" Nguyn Phú Trng va là người khi xướng, va gi vai trò tiên phong trong chnh đđng đã hơn mt thp niên, trong hơn mt thp niên ch đ sđt mi thđc bit là nhân s, kết qu chng tham nhũng là gì ngoài hu qu tham nhũng càng ngày càng trm trng ?

traubo7

L nàng chí" Nguyn Xuân Phúc li t trng hơn Tổng bí thư, các thành viên B Chính tr, Ban Bí thư, cáy viên Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 ?

Trong phiên hp bt thường và bt ng hôm 17/1/2023 Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 đã nht trí : "đ đng chí Nguyn Xuân Phúc thôi gi các chc v y viên B Chính try viên Ban chấp hành trung ương Đng khóa XIII, Ch tch nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam, Ch tch Hđng Quc phòng- an ninh nhim k 2021 – 2026 theo nguyn vng ca đng chí Nguyn Xuân Phúc".

S dĩ "đng chí Nguyn Xuân Phúc" nêu "nguyn vng" như va dn và Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 nht trí đáng vì :Đng chí chu trách nhim chính tr ca ngườđng đu khi đ nhiu cán b, trong đó có hai đng chí Phó Th tướng, ba b trưởng có vi phm, khuyếđim, gây hu qu rt nghiêm trng. Hai đng chí Phó Th tướng đã xin thôi gi các chc v, hai b trưởng và nhiu cán b b x lý hình s.

C như nhng gì Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 mi thông báo thì "đng chí" Nguyn Xuân Phúc t nguyđ đt nguyn vng được ri chc vì :Nhn thc rõ trách nhim trướđng và nhân dânnên có đơn xin thôi gi các chc v được phân công, ngh công tác và ngh hưu(1). Cũng vì vy cn phi t hi, chng l đng chí Tổng bí thư, cáđng chí trong B Chính tr, Ban Bí thư và Ban chấp hành trung ương đng ch nht trí ri thôi ?

***

Các y viên Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 được cáđi biđi din cho toàn b đng viêđng cng sn trên toàn Vit Nam bu ra hi cui tháng giêng năm ngoái, sau đó chính h la chn và b phiếu bu các thành viên B Chính tr, Ban Bí thư theo "quy trình by bước", bu Tổng bí thư theo "quy trình sáu bước" (2) và toàn b hođng la chn - gii thi b phiếđược khng đnh là "thn trng, cht ch, dân ch".

Kết qu ca quy trình "thn trng, cht ch, dân ch" đó là ch chưđy mt năm, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 phi h"bt thường" ba ln (6/2022, 12/2022, 1/2023) đ gii quyết vđ nhân s. Nếu tính kết qu gii quyết vđ nhân s c  các k hp chính thc và bt thường thì Ban chấp hành trung ương đng khóa nàđã phi nht trí loi b chín thành viên, trong đó có hai thành viên là y viên B Chính tr đang đm nhim vai trò Ch tch Nhà nước và Phó Th tướng Thường trc. Trong chín thành viêđã b loi b, phn ln b loi b vì đã có "khuyếđim, sai phm" t trước khi được la ch gii thi bu vào Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 và tt c nhng"khuyếđim, sai phm" đ"nghiêm trng ti mc phi x lý k lut", thm chí phi truy cu trách nhim hình s La ch sđt nhân s như thế là "thn trng, cht ch" hay ngoa ngôn ?

S "bt thường" trong la ch sđt nhân s ca Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam không ch n s lượng "kỳ hp bt thường" mà còn n cách thc t chc nhng "kỳ hp bt thường" này. Ví d, hai "kỳ hp bt thường" đu tiên còn thông báo trước nhưng "kỳ hp bt thường" va din ra thì không thông báo, ch công b kết qu. Ví d, tuy mđích ging nhau (gii quyết vđ nhân s) chng ai hiu ti sao phi chia làm hai, ln trước (ln hai) cách ln sau (ln ba) chưđy ba tun ? Ví d, trên danh nghĩa, nhân s là vđ do các thành viên Ban chấp hành trung ương đng quyếđnh thông qua hi hp nhưng Ban chấp hành trung ương đng chưa hp thì toàđng, toàn dâđã biết kết qu chung cuc ! Nế"dân ch trong đng" ch là như vy thì chi tiêu cho cá"kỳ hp bt thường" nói riêng và nhng k hp khác ca Ban chấp hành trung ương đng nói chung có khác gì lm chi cho qung cáo ?

Tương t, nếu cáy viên Ban chấp hành trung ương đng cũng ch gt và lc theo táđng ca ngoi lc thì bày ra Ban chấp hành trung ương đng làm gì cho tn kém ? Nếu không ch biết gt và lc theo táđng ca ngoi lc thì làm gì có chuyn cui tháng giêng năm ngoái, 200 y viên mđược bu vào Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 (bao gm 180 y viên chính thc và 20 y viên d khuyết) công khai vi phđiu l (không đ đng chí nàđm nhn vai trò Tổng bí thư quá hai nhim k) nht trí bđng chí Nguyn Phú Trng làm Tổng bí thư nhim k th ba, bt chp các khuyến cáo trướđó :Nếđng chí Nguyn Phú Trng mun tiếp tc làm Tổng bí thư thêm mt nhim k na sau khi đã là Tổng bí thư hai nhim k liên tiếp thì cn sđi Khon 1 Điu 17 trong điu l hin hành cĐảng cộng sản Việt Nam (3).

Nếu không ch biết gt và lc theo táđng ca ngoi lc thì ti sao h tun tháng trước (12/2022), các y viên Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 nht trí đ "đng chí" Phm Bình Minh "thôi gi chc v y viên B Chính try viên Ban chấp hành trung ương đng khóa 13" và nht trí đ "đng chí" Vũ ĐĐam "thôi gi chc v y viên Ban chấp hành trung ương đng khóa 13" không cn lý do, cũng chng xáđnh đó có phi là ý mun ca cáđương s hay không (4) gi, sau ba tun lđt nhiên xáđnh hai "đng chí" này nm trong nhó"có vi phm, khuyếđim, gây hu qu rt nghiêm trngkhiế"đng chí" Nguyn Xuân Phúc phi t x. Ti sao bây gi, sau khi "đng chí" Phm Bình Minh và "đng chí" Vũ ĐĐam đã "thôi" ri, Ban chấp hành trung ương đng mi xáđnh hai "đng chí" này "xin thôi gi các chc v" dù mđng chí kháđã khng đnh vđng chíđng bào là h "không t chc" (5) ?

Trước khi đm nhim vai trò Ch tch Nhà nước, "đng chí" Nguyn Xuân Phúc là Th tướng, "đng chí" Phm Bình Minh và "đng chí" Vũ ĐĐam là Phó Th tướng. Nếu hai "đng chí" đó "có vi phm, khuyếđim, gây hu qu rt nghiêm trng" thì "vi phm, khuyếđim rt nghiêm trng" đó là nhng gì ? Vì sao 180 "tinh hoa cđng, ca dân tc" không thy, không biết ? Không thy, không biết mà vn c đng chí Phm Bình Minh vào B Chính tr khóa 13, nht trí phân công "đng chí" Phm Binh Minh và "đng chí" Vũ ĐĐam tiếp tc làm Phó Th tướng cho chính ph nhim k sau thì ti sao cáy viên Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 không t x ? Ai cũng thông Phm Bình Minh và ông Vũ ĐĐam phi chu trách nhim liêđi trong hai scandal "ViÁ" và "Gii cu" xy ra hi năm ngoái nhưng Th tướng thđiđâu phi là "đng chí" Phúc.

Ghép vi"đng chí" Phm Bình Minh và "đng chí" Vũ ĐĐam "thôi" mi th đ minh ha cho vi"đng chí" Nguyn Xuân Phúc đt nhiên thy c"thôi" luôn và mượđiđó đ cùng l đi trách nhim c"đng chí" Phm Minh Chính  Th tướng đương nhi rõ ràng là hết sc phi lý ! Không có táđng ca ngoi lc và có thêm nhng k năng khác ngoài gt và lc, chc chng có ai đim nhiên nht trí như thế !

Vài năm gđây, noi gương Tổng bí thư, "đng ta" nói đi, nói li vic buc ngườđng đu và t chđng có nhiđng viê"vi phmk luđng, viphm pháp lut gây hu qu nghiêm trng" phi chu trách nhim liêđi, phi b x lý nghiêm khc và khng đnh đó là mt trong nhng bng chng chng t quyết tâm, n lc chnh đđng. Chíy viên Ban chấp hành trung ương đng khóa này b loi, trong đó có hai y viên B Chính tr ph"thôi" làm nhim v chng l chưđ đ xem xét – quyếđnh hình thc k lut Tổng bí thư, B Chính tr và toàn b Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 ? "Đng chí" Nguyn Phú Trng va là người khi xướng, va gi vai trò tiên phong trong chnh đđng đã hơn mt thp niên, trong hơn mt thp niên ch đ sđt mi thđc bit là nhân s, kết qu chng tham nhũng là gì ngoài hu qu tham nhũng càng ngày càng trm trng ?

Vic công b "đng chí" Nguyn Xuân Phúc t nguyđ đt nguyn vng được ri chc vì :Nhn thc rõ trách nhim trướđng và nhân dân nên có đơn xin thôi gi các chc v được phân công, ngh công tác và ngh hưu là mt la chn thuc loi li bt cp hi. L nà"đng chí" Nguyn Xuân Phúc li t trng hơn Tổng bí thư, các thành viên B Chính tr, Ban Bí thư, cáy viên Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 ? Khi nào cá"đng chí" m"nhn thc rõ trách nhim trướđng và nhân dân" đ làm như vy ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 18/01/2023

Chú thích

(1) https://nhandan.vn/dong-chi-nguyen-xuan-phuc-thoi-giu-cac-chuc-vu-va-nghi-huu-post735340.html

(2) https://tuoitre.vn/bau-tong-bi-thu-bo-chinh-tri-theo-quy-trinh-nao-20210131215815422.htm

(3) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/dieu-le-dang/dieu-le-dang-do-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xi-cua-dang-thong-qua-3431

(4) https://nhandan.vn/dong-chi-pham-binh-minh-thoi-giu-chuc-vu-uy-vien-bo-chinh-tri-uy-vien-trung-uong-dang-khoa-xiii-post732595.html

(5) https://vietnamnet.vn/ly-do-mien-nhiem-chuc-pho-thu-tuong-voi-cac-ong-pham-binh-minh-vu-duc-dam-2099342.html

*************************

Ai sẽ duyệt ‘giáo án’ của ‘bài học thứ tư’ ?

Mai Lan, VNTB, 18/01/2023

Theo ông Nguyễn Phú Trọng thì đó là nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo ; chủ động, nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình ; kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề ; làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực ; thích ứng linh hoạt với các tình huống mới phát sinh…

traubo8

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : "Cần bổ sung thêm bài học mới, cụ thể của năm nay, gọi là bài học thứ 4". Ảnh minh họa

Tự huyễn hoặc vì ‘mù quáng’ ?

Chính phủ đã ban hành một hành lang điều hành kinh tế xã hội cho năm 2023 bằng nghị Nghị quyết 01/NQ-CP. Một trong những điểm quan trọng trong đó là nâng cao năng lực phân tích, dự báo theo yêu cầu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Có lẽ ở đây người đứng đầu đảng đã thấm thía về những "tự sướng" đầy tai hại của ông với những mẫu câu mang tính "đóng khung định hướng", như "Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" khi ông trình bày Báo cáo của Ban chấp hành trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII.

Theo đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồ hỡi cho rằng năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến Việt Nam, gây nhiều thiệt hại về kinh tế – xã hội, nhưng với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc, đất nước đã đạt được những kết quả, thành tích đặc biệt hơn so với các năm trước.

"Trong khi kinh tế thế giới suy thoái, tăng trưởng âm gần 4%, kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 2,91%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ; sự lãnh đạo nhạy bén, đúng đắn của Đảng ; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ ; sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị ; sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, chúng ta đã kịp thời khống chế, cơ bản kiểm soát, ngăn chặn được sự lây lan của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng ; hạn chế tối đa những thiệt hại, tổn thất do dịch bệnh gây ra, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho nhân dân ; từng bước khôi phục sản xuất kinh doanh, nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của năm 2020 và cả giai đoạn 2016 – 2020.

Việt Nam được thế giới ghi nhận, coi là điểm sáng trong việc thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép" vừa khống chế, ngăn chặn đại dịch Covid-19 thành công ; vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống và an toàn cho người dân" – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc báo cáo với đoạn trích như trên.

Từ cái nhìn đầy lạc quan cách mạng đó, Tổng bí thư không chút ngại ngần khi khẳng định đầy khí thế : "Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng : Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

‘Giáo án’ nào cho ‘bài học thứ tư’ ?

Mạch văn trên thật ra cũng chỉ là tiếp nối cho sự phấn khích trước đó của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Số là tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra trong hai ngày 30 và 31-12-2019 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Đánh giá kết quả năm 2019, Tổng bí thư lúc đó đang kiêm luôn chức Chủ tịch nước, đã ghi nhận 4 mặt đã đạt được, trước hết là kinh tế – xã hội, Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh đạt trên 7%, quy mô GDP 266 tỷ USD. Bình quân thu nhập đầu người đạt 2.800 USD là điều chưa từng có trong lịch sử.

"Không biết có phải vì thế mà Ngân hàng Thế giới đưa ra nhận định : Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng lên Việt Nam. Đó là chứng cứ thứ nhất mà năm nay hơn năm ngoái về kinh tế – xã hội, cho thấy ý chí Việt Nam, khát vọng vươn lên" – ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, và mẫu câu này sau đó thường xuyên xuất hiện trong nhiều diễn văn khác của ông.

… Giờ chỉ còn vài hôm nữa là Tết Nguyên đán Quý Mẹo. Nội các Chính phủ đã "trảm" ba vị trí là hai phó thủ tướng và chủ tịch nước ; điều đó có nghĩa đang khuyết hai ủy viên Bộ Chính trị, và "cỗ xe tứ mã/ tứ trụ" giờ là "tam mã"…

Tất cả điều trên cho thấy trên cương vị là người quyết định cuối cùng về nhân sự cấp cao, thế nhưng thời gian qua "năng lực phân tích, dự báo" của Tổng bí thư dường như đang có "vấn đề". Vậy thì liệu trong lãnh vực kinh tế – tài chính cũng như đối nội – đối ngoại, với tư cách là "thủ lãnh tối cao" trong Đảng, ông Phú Trọng sẽ duyệt ‘giáo án’ của ‘bài học thứ tư’ ra sao ?

Mai Lan

Nguồn : VNTB, 18/01/2023

***************************

Trách nhiệm chính phải là Tổng bí thư đảng mới đúng

Nguyễn Nam, VNTB, 18/01/2023

Đúng như đồn đoán, vào khoảng 15 giờ ngày 17/1/2023, báo chí đồng loạt đưa tin về việc "Trung ương Đảng đồng ý để Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ".

traubo9

Hiến định tại điều 4 cho biết chịu trách nhiệm chính trị ở đây cho toàn bộ các vấn đề như trên đều thuộc người đứng đầu Bộ Chính trị, tức Tổng bí thư đảng

Không rõ ai là ‘đồng phạm’ của ai ?

Toàn văn thông cáo về hội nghị bất thường của Ban chấp hành trung ương vào chiều 17/1/2023 dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét và cho ý kiến về công tác nhân sự, có nội dung cụ thể như sau :

"Ngày 17/1/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng ; được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và được Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị các khóa tín nhiệm phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021, đồng chí đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, đồng chí chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 đồng chí Phó Thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng ; 2 đồng chí Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự.

Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, đồng chí đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ban chấp hành trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Ban chấp hành trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các thủ tục theo quy định".

Ông Tổng bí thư là "ngoại phạm" về trách nhiệm chính trị ?

Nội dung của thông cáo về hội nghị bất thường của Ban chấp hành trung ương vào chiều 17/1/2023 như nêu trên, cho thấy dường như ở đây đã "xử ép" ông Nguyễn Xuân Phúc, vì theo Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :

"1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh ; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất ;

2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ ;

3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao ; quyết định đặc xá ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá ;

4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước ; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam ;

5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh ; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp ; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương ;

6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài ; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm ; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; phong hàm, cấp đại sứ ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước ; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70 ; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước".

Như vậy không có điều khoản nào yêu cầu Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm chính trị cũng như trách nhiệm hành chính đối với các phó thủ tướng và các bộ trưởng. Còn nếu cho rằng ông Phúc phải chịu trách nhiệm tương ứng lúc còn là Thủ tướng Chính phủ, thì cũng cần xem xét luôn trách nhiệm đương nhiệm của người kế nhiệm.

Và nếu nhìn đầy đủ hơn, sẽ thấy rất rõ rằng Hiến định tại điều 4 cho biết chịu trách nhiệm chính trị ở đây cho toàn bộ các vấn đề như trên đều thuộc người đứng đầu Bộ Chính trị, tức Tổng bí thư đảng.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 18/01/2023

**************************

Thay Vua giữa dòng

Mai Anh, VNTB, 18/01/2023

Trái với các đồn đoán của các nhà bình luận về chính trường Việt Nam về việc thay ngựa giữa dòng trong năm 2023. Nguyễn Phú Trọng đã không lui bước, mà người phải ra đi là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng hai Phó Thủ tướng được cho là sáng giá cho những chức vụ cao hơn là ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam.

traubo10

Ông Trọng đối phó với ông Nguyễn Xuân Phúc và hai phó thủ tướng có vẻ dễ như trở bàn tay

Thay vua giữa dòng, là sự kiện chưa từng có trong chính trường Việt Nam. 

Ông Nguyễn Tấn Dũng tháng 11/2012 khi được hỏi liệu có từ chức vì những sai phạm trong điều hành quản trị đất nước đã khăng khăng không tự từ chức vì : "Tôi không xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác. Mặt khác, tôi cũng không từ chối, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi". 

Ông Nguyễn Phú Trọng mất 4 năm sau đó mới đánh bật được Nguyễn Tấn Dũng về vườn. Còn đối với ông Nguyễn Xuân Phúc và hai phó thủ tướng có vẻ như ông Trọng đối phó dễ như trở bàn tay nhờ "sự trợ giúp của Covid-19".

Nguyên nhân hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam phải thôi chức Phó Thủ Tướng ngày 9/1/2023 vẫn còn là đồn đoán, chính phủ không xác nhận rõ nguyên nhân chỉ úp mở theo cơ sở nguyện vọng cá nhân. Tiếp ngay sau đó ông Mai Tiến Dũng, cựu chánh văn phòng Chính phủ dưới thời chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, bị kỷ luật. Tất cả đều chỉ dấu đến một đầu mối : ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ được về vườn làm người tử tế.

VNTB đã có bài "Bữa tiệc ngoại giao cuối năm dần của ông Nguyễn Xuân Phúc", trong đó có đề cập đến bà Trần Thị Nguyệt Thu – phu nhân Chủ tịch nước – và những lùm xùm liên quan đến những người thân trong gia đình kể cả con gái Nguyễn Thị Xuân Trang. 

Bữa tiệc ngoại giao cuối cùng của quý bà Trần Thị Nguyệt Thu ?

Từ sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, có tin rằng khả năng sắp tới đây ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ rời ghế Chủ tịch nước.

…"Ông về ông bảo vợ con ông, ông về ông nhìn vào bản thân đi, ông đừng đi dạy tôi" là mẫu câu phiếm chỉ, nhưng có lẽ không ít người tin rằng đang muốn nhắm đến bà Trần Thị Nguyệt Thu – người đang được gọi là phu nhân của Chủ tịch nước.

Hãng tin Reuters cho biết sẽ có cuộc họp bất thường nhằm có thể phê chuẩn thêm đơn từ chức của những quan chức trong tuần này. VOA và RFA cũng đưa lại tin của Reuters nhưng vẫn dè dặt với việc ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ bị miễn nhiệm.

Bài "Nguyễn Xuân Phúc chết trên chấm phạt đền" của Lê Văn Đoành trên Báo Tiếng Dân tiết lộ rõ hơn"… Nguyễn Xuân Phúc đang "chết trên chấm phạt đền". Ân oán giang hồ do chính ông Phúc gây ra, cũng như lòng tham vô tận của vợ ông và những người thân của hai vợ chồng, đã kết thúc sự nghiệp chính trị của ông". 

Facebooker Cô Gái Đồ Long, nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà, người thạo tin chính trường Việt Nam đã viết trên trang Facebook cá nhân ngày 13/01/2023 : "Căng thẳng và kịch tính đến tận những phút cuối cùng, ngôi sao Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam đã bị rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu. Anh chuẩn bị rời sân, chấm dứt sự nghiệp cầu thủ nhà nghề". Tin này được lan truyền đi nhanh chóng và càng góp phần khẳng định thêm đồn đoán của mạng xã hội sẽ trở thành sự thật.

Báo chí chính thống đi sau mạng xã hội, sau khi được Ban Tuyên giáo bật đèn xanh ngày 18/01/2023 đã đồng loạt chính thức đưa tin ông Nguyễn Xuân Phúc được "thôi giữ chức Chủ tịch nước theo nguyện vọng cá nhân".

Ông [Nguyễn Xuân Phúc] chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai Phó thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hai Phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, hai bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự.

Dưới trướng ông Trọng có một Chủ tịch nước phải thôi chức vụ vì chịu trách nhiệm về sai phạm của hai Phó thủ tướng, hai bộ trưởng. Dưới trướng ông Trọng còn có vô số đảng viên sai phạm trong vụ Việt Á, chuyến bay giải cứu, phải chăng đã tới lúc ông Trọng cũng phải chịu trách nhiệm chính trị ?

Ai sẽ lên thay ?

Ông Phạm Minh Chính vẫn ở cương vị Thủ tướng Chính phủ nhưng cũng đã bắt đầu có tin đồn ông ta đã có đơn xin từ chức vì những sai phạm trong thời kỳ làm bí thư ở tỉnh Quảng Ninh cùng những liên quan đến Nguyễn Thị Thanh Nhàn và vụ AIC . Nếu lời đồn này cũng là thật như đối với các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam thì vị trí "Tứ Trụ" sẽ khuyết đi hai vị trí quan trọng. Vậy ai sẽ là người thay thế sáng giá ?

Các phó thủ tướng hiện tại, trừ phó Thủ Tướng Lê Văn Thành đang điều trị ung thư tại Nhật, các thủ tướng còn lại đều chưa có thành tích gì nổi bật trên cương vị cũ lẫn cương vị mới, nếu không nói là mờ nhạt và đều không là Uỷ Viên Bộ Chính Trị.

Trong những người trong Bộ Chính trị theo cấp bậc từ cao xuống hiện nay là Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ và Trưởng ban dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng, và Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng công an Tô Lâm, ai sẽ có khả năng được đôn lên để thay thế ông Phúc và ông Chính ? 

Tô Lâm sau nhiều vụ tai tiếng vẫn ung dung tự tại nhưng có lẽ ông ta sẽ không hứng thú với chức vụ Chủ tịch nước không có thực quyền bằng chức Bộ trưởng Bộ Công An. Nếu Tô Lâm giữ chức Chủ tịch nước hay Thủ tướng chính phủ sẽ cũng không gột được vết nhơ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong con mắt các chính phủ phương tây. Nhưng chính trường Việt Nam vốn đầy bất ngờ, bất chấp các chuẩn mực quốc tế, thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Nếu Tô Lâm giữ chức Chủ tịch nước, Phạm Minh Chính vẫn còn yên vị thì 2 trong số tứ trụ nằm trong tay công an, điều đó có nghĩa là sẽ càng có nhiều đàn áp hơn cho giới bất đồng chính kiến.

Vương Đình Huệ sẽ chờ thời nhắm vào đích cao hơn. Việt Nam có lẽ vẫn chưa sẵn sàng cho một nữ Chủ tịch nước hay nữ Thủ tướng nên chọn lựa lớn sẽ rơi vào ông Nguyễn Văn Nên khi mà phe Tây Ninh đang gặp lúc thuận buồm xuôi gió. 

Cho dù là tin tức Chủ tịch nước rời nhiệm sở có rúng động đến chừng nào, quyền lực Đảng và quyền lực Tổng Bí Thư vẫn không suy suyển mà trái lại càng đoạt lại được nhiều quyền lực hơn. Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa kiếm được người kế nhiệm xứng đáng cộng với việc ông Nguyễn Xuân Phúc bị buộc về vườn, củng cố thêm nhận định ông ta sẽ còn tiếp tục tại vị cho đến khi có được người kế vị vào năm 2026.

Tất cả chứng thực rằng quyền lực của Tổng Bí Thư đã thật sự là vô đối. Ông ta đã và đang ở đỉnh cao quyền lực với hậu thuẫn vững chắc từ phía Trung Quốc khi hai quốc gia cùng chia sẻ một viễn cảnh tương lai. 

Mai Anh

Nguồn : VNTB, 18/01/2023