Giải pháp nào cho đất nước trong tình cảnh lâm nguy ?

Trước năm 2019, không ai có thể hình dung được chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, thế giới đã trải qua nhiều biến cố lớn dồn dập làm thay đổi trật tự và đời sống sinh hoạt ở mọi quốc gia. Những nước nghèo, trong đó có Việt Nam, đã là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng có lẽ chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn chưa ý thức được hết những mối nguy và một tương lai đầy bất trắc cho dân tộc và cho chính họ.

kynguyen1

Thế giới chuyển mình trước những biến cố

Đại dịch Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào cuối năm 2019 đã nhanh chóng lan nhanh ra toàn cầu với tốc độ và quy mô chưa từng có trong lịch sử. Theo các số liệu chính thức thống kê được, đến nay đã có hơn 510 triệu người nhiễm và hơn 6 triệu người đã chết vì dịch Covid-19, còn ước tính mới đây của WHO cho thấy 60% số ca tử vong trên thế giới đã không được ghi nhận và vì thế, ngay cả với cách tính cẩn trọng nhất, thiệt hại về nhân mạng thực tế lớn hơn ghi nhận rất nhiều. 

Đại dịch cũng khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại nghiêm trọng và khó có thể tính được hết bởi ảnh hưởng sâu rộng của nó trong nhiều góc độ. Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu được Ngân hàng Thế giới công bố đầu năm 2021 thì nền kinh tế thế giới sẽ thiệt hại ít nhất 10.300 tỷ đô la Mỹ trong 2 năm dịch nặng nhất là 2020 và 2021.

Trong 2 tuần đầu tháng 11/2021, trong khi thế giới đang có số ca nhiễm và tử vong cao kỷ lục do Covid-19 gây ra, Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Khí Hậu lần thứ 26 (COP26) vẫn diễn ra tại Glasgow (Anh Quốc) quy tụ hơn 20.000 đại biểu đến từ chính phủ các quốc gia, định chế khoa học, tổ chức phi chính phủ, v.v. Quy mô hội nghị trong bối cảnh đại dịch cho thấy tầm quan trọng và tính chất khẩn cấp của Biến đổi khí hậu. COP26 dù kết thúc với nỗi thất vọng của các tổ chức phi chính phủ đấu tranh cho môi trường, nhưng kết quả mà nó đạt được đã là một bước tiến lớn, các nước từ nay sẽ có sự đồng thuận về việc cắt giảm sử dụng các nhiên liệu hóa thạch để dần đi đến chấm dứt. Những nước lâu nay đánh đổi môi trường để đổi lấy phát triển như Việt Nam, sẽ phải có những thay đổi lớn về mô hình phát triển để có thể tận dụng hiệu quả các gói hỗ trợ tài chính có được từ kết quả của các hội nghị về khí hậu.

Cũng trong năm 2021, trong bối cảnh các nền dân chủ trên thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn do gặp khủng hoảng bởi làn sóng dân túy trỗi dậy khắp nơi trên thế giới, Hội nghị thượng đỉnh về Dân chủ lần đầu tiên được tổ chức với sự tham gia của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, những quốc gia độc tài như Nga, Trung Quốc và Việt Nam không được tham dự. Hội nghị có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết vì từ nay, các giá trị dân chủ và nhân quyền sẽ được thảo luận nhiều hơn, qua đó, dân chủ đi vào nội dung và trở thành mối quan tâm hàng đầu. Chính quyền các nước Trung Quốc và Nga đã rất tức giận do không được góp mặt. Lý do đơn giản là vì sự kiện này đã khiến họ trở nên lố bịch trong các nỗ lực tuyên truyền về dân chủ, và áp lực từ phía người dân về nhân quyền vì thế sẽ ngày càng tăng và làm lung lay các chế độ này.

kynguyen2

Hội nghị thượng đỉnh về dân chủ đặt các nước độc tài vào thế bị cô lập

Ngày 24/02/2022, thế giới bàng hoàng khi Putin ra quyết định mở cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine -một quốc gia độc lập có chủ quyền thuộc Liên Hiệp Quốc- và ngang nhiên vi phạm công pháp quốc tế. Phần lớn các quốc gia trên thế giới đã ngay lập tức lên án Putin, kêu gọi chấm dứt cuộc chiến và nhanh chóng hỗ trợ nhân đạo cũng như cung cấp vũ khí cho Ukraine. Tội ác chiến tranh và sự ngoan cố của chính quyền Putin khi liên tục leo thang chiến sự đã hối thúc các quốc gia dân chủ phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có. Sự bạo ngược và mức độ tàn khốc của cuộc chiến đã làm thế giới thức tỉnh. 

Tròn 1 tháng sau ngày quân Nga tiến vào Ukraine, ba hội nghị thượng đỉnh được tổ chức khẩn cấp bởi các tổ chức lớn là NATO, G7 và Liên Hiệp Châu Âu để bàn về cuộc chiến Ukraine đã nhanh chóng đi đến các Tuyên bố chung lên án Nga và lộ trình chấm dứt nhập khẩu dầu khí của nước này. Các hội nghị cũng thúc đẩy sự đồng thuận giữa các nước dân chủ và các tập đoàn đa quốc về việc chấm dứt phong trào toàn cầu hóa duy lợi nhuận bất chấp chế độ chính trị. Từ nay, các quốc gia độc tài sẽ vô cùng khốn đốn vì khối các nước dân chủ chiếm hơn 2/3 GPD toàn cu s ch yếu hp tác vi nhau, nhng trao đổi vi khi các nước độc tài s ch  mc ti thiểu. 

kynguyen3

Chấm dứt phong trào toàn cầu hóa duy lợi nhuận và bất chấp chế độ chính trị

Đất nước đang lâm nguy

Trước đại dịch, Việt Nam được xem là một nước có nhiều điều kiện thuận lợi để đón nhận các khoản đầu tư từ làn sóng rút khỏi Trung Quốc của các tập đoàn lớn, làn sóng này được tăng tốc từ năm 2020 khi đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam lại chọn cách chống dịch rập khuôn Trung Quốc làm tê liệt phần lớn hoạt động của các doanh nghiệp FDI, nhiều hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp này đã rời khỏi Việt Nam, kéo theo đó nguồn vốn đầu tư mới bị ngưng lại. Trang Nikkei Asia xếp hạng Việt Nam chót bảng (121/121) trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ về chống đại dịch Covid-19 và đánh giá thấp triển vọng phục hồi kinh tế cho thấy phần nào tình cảnh bi đát của đất nước.

Bối cảnh thế giới đặt ra những thách thức mà mỗi quốc gia phải đối mặt. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào thế giới với ngoại thương hơn 200% GDP, thách thức cho chúng ta vì vậy là rất lớn, đòi hỏi mọi quyết định phải khôn ngoan và lương thiện để tranh thủ cảm tình của thế giới. Người dân Việt Nam hiểu rõ những đau khổ và mất mát do chiến tranh gây ra, nên tiếng nói chung của nhân dân Việt Nam là phản đối cuộc chiến Ukraine. Tuy vậy, ba lá phiếu vừa qua tại Liên Hiệp Quốc cho thấy chính quyền đã chọn đứng hẳn về phe độc tài và chống lại khối các nước dân chủ, các quyết định của chính quyền cho thấy họ không đại diện cho tiếng nói của dân tộc. Trước mặt người dân Việt Nam là một tương lai tăm tối khi chính quyền cộng sản cho thấy sự thiển cận và bạo ngược của họ vượt mọi giới hạn, trong khi khối các nước văn minh đang ngày càng dứt khoát hơn trong việc cô lập các quốc gia độc tài. 

Đảng cộng sản không mạnh như nhiều người hình dung thông qua các hành động hung bạo mà ngược lại rất yếu vì mất đoàn kết nội bộ và tự thanh trừng lẫn nhau nhằm tranh giành quyền lợi. Những bản án nặng nề tuyên cho những con người vô tội như Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm và những tù nhân lương tâm trước đó chỉ phản ánh một chính quyền không có lẽ phải, khủng hoảng lý tưởng nên chỉ biết dùng những công cụ của bạo quyền như một cỗ máy vô tri. 

Dân chủ và nhân quyền phản ảnh lẽ phải trong cuộc sống xã hội, những chế độ độc tài không có điều đó nên rất sợ và đàn áp bất cứ ai đòi hỏi. Cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Ukraine do Putin phát động, suy cho cùng là một cuộc tấn công trong tuyệt vọng của chính quyền Putin nhằm ngăn chặn làn sóng dân chủ ảnh hưởng vào Nga. Tham vọng quyền lực và sự hoang tưởng về một đế chế Đại Nga của Putin đã và đang đưa nước Nga đi nhanh hơn vào tiến trình tan vỡ. Các chế độ bạo ngược khác như Việt Nam mất dần chổ dựa và sẽ ở vào thế phòng thủ trước khi sụp đổ.

kynguyen4

Chính quyền không có lẽ phải, khủng hoảng lý tưởng

Giải pháp nào cho đất nước ?

Thế giới đang ở trong một khúc quanh lịch sử trọng đại và, vì thế cũng là một bước ngoặc lớn cho Việt Nam, quan trọng là chúng ta lựa chọn cơ hội tiến lên hay tiếp tục bỏ lỡ chuyến tàu đi về phồn vinh. 

Một cách quả quyết, lựa chọn dân chủ là một bắt buộc và là tương lai tất yếu cho Việt Nam. Một tương lai đòi hỏi những cố gắng hòa giải kiên trì với sự góp phần của mọi thành phần dân tộc, trong đó có cả những người cộng sản cấp tiến. Tương lai đó sẽ đến nhanh hơn nếu chúng ta biết tập hợp lại và cùng đứng chung với nhau trong một tổ chức dân chủ lớn để buộc Đảng cộng sản phải nhượng bộ. Không thể làm khác, vì dân chủ hóa đất nước đang là ước vọng và đồng thuận lớn của dân tộc. 

Kinh nghiệm của các nước dân chủ cho thấy, một quốc gia không có các chính đảng để đưa ra các dự án chính trị viễn kiến thì trước sau gì cũng rơi vào bế tắc. Nước Việt Nam chưa bao giờ có dân chủ nên dễ có thể sa vào những sai lầm lớn nếu không có một chính đảng dân chủ làm đầu tàu. 

Những di sản độc hại mà chế độ cộng sản đang để lại cho đất nước là rất nặng nề. Bối cảnh thế giới và những thách thức đặt ra cho bài toán quản trị đất nước rất lớn, đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị và sự thận trọng để tránh rơi vào hỗn loạn. 

Livre TL

Dự án cho tương lai đất nước : Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai

Nói thêm về Tập Hợp 

Cách đây hơn 40 năm, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là tổ chức duy nhất cho đến nay đã có những dự án chính trị thích hợp với tình hình đất nước. Dự án chính trị đầu tiên mang tên Cơ Sở Tư Tưởng, đây là một tài liệu học tập nội bộ được hoàn thiện từ năm 1984. Tài liệu này đã và được tu chỉnh nhiều lần trước những thay đổi của thời cuộc. Năm 1992, tài liệu Cơ Sở Tư Tưởng đã được cập nhật và tu chính mang tên Dự án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên. Năm 1996, tài liệu Dự án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên được tái cập nhật và bổ sung thêm những đề mục mới nhằm đáp ứng những thử thách và biến chuyển chính trị đặt ra cho bài toán quản trị đất nước trong giai đoạn mới dưới tên gọi Thử Thách và Hy Vọng. Năm 2001, tài liệu Thử Thách và Hy Vọng được bổ sung và mang tên Thành Công Thế Kỷ 21. Từ sau ngày đó, tình hình chính trị trong và ngoài nước có những biến chuyển quan trọng buộc Ban lãnh đạo Tập Hợp soạn thảo lại toàn bộ nội dung bản tài liệu cơ bản. Năm 2015, tài liệu học tập nội bộ của Tập Hợp mang tên Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Đây là một dự án chính trị nghiêm chỉnh và khoa học chứa đựng những giá trị tiến bộ đảm bảo cho sự phát triển với hướng đi đúng đắn của đất nước ; ủng hộ và tiếp tay phổ biến dự án này là đóng góp quan trọng mang tính quyết định đưa đến một tương lai tốt đẹp hơn cho dân tộc.

Hiện nay Ban lãnh đạo Tập Hợp đang tập trung nghiên cứu và bổ túc thêm những vấn đề mới đang đặt ra cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, như biến đổi khí hậu, phong trào tự do tân phóng khoáng, toàn cầu hóa hoang dại, chủ nghĩa dân túy, kỹ thuật số, an ninh khu vực và những kết hợp vùng, v.v. 

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cũng là tổ chức chính trị có một phong cách sinh hoạt chính trị khác, nghĩa là không có chức vụ và ban ngành khi chưa cần thiết, và một chương trình đào tạo cán bộ nòng cốt về lý luận chính trị, chuẩn bị cho những sinh hoạt dân chủ tương lai. 

Mong muốn của Tập Hợp hiện nay là xây dựng một kết hợp lớn quanh một dự án chính trị dân chủ đa nguyên mà những người Việt hôm nay có thể chấp nhận được và những thế hệ mai sau có thể tự hào. Đây là một kết hợp lớn để mọi người Việt Nam có thể cùng nhau đóng góp trí tuệ và tiếp tay xây dựng một Giấc mơ Việt Nam chung, trong đó mỗi người và mọi người đều có tiếng nói và chỗ đứng ngang nhau.

Kỷ Nguyên

05/05/2022