« Chủ nghĩa tư bản và Ý thức hệ » không quy phục chiếc kéo kiểm duyệt Trung Quốc
Những chế độ độc tài như Trung Quốc, Việt Nam chính là những đồng minh tốt nhất cho "chủ nghĩa tư bản rừng rú" với số lượng tài phiệt thân hữu, bất bình đẳng gia tăng chóng mặt. Đó là nguyên do chiếc kéo kiểm duyệt của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc muốn cắt bỏ đi những đoạn quan trọng trong tác phẩm "Chủ Nghĩa Tư Bản Và Ý Thức Hệ" của Thomas Piketty
Trả lời hãng tin Pháp, nhà
kinh tế học Thomas Piketty cho biết Citic Press, nhà xuất bản Trung Quốc
cùng với nhiều nhà xuất bản khác ở nước này, đã yêu cầu cắt bỏ nhiều
đoạn trong tập sách mới nhất « Chủ nghĩa tư bản và hệ tư tưởng », bàn về sự gia tăng đột biến tình trạng bất bình đẳng xã hội trên thế giới.
Ông nói : « Tóm lại, họ muốn xóa tất cả các tham chiếu đến Trung Quốc đương đại, và nhất là hiện tượng bất bình đẳng và sự mập mờ tại Trung Quốc. Tôi đã từ chối những điều kiện đó, và nói rõ là tôi chỉ chấp nhận một bản dịch đầy đủ, không cắt bỏ một đoạn nào hết ».
Cụ thể, theo ông, trong chương 12 của « Chủ nghĩa Tư bản và Hệ tư tưởng », dành nói về « các xã hội cộng sản và hậu cộng sản », sau khi chỉ trích mạnh mẽ sự thái quá của « chế độ quả đầu chế (oligarchie) và đạo tặc trị (kleptocratie) » tại Nga, kinh tế gia người Pháp còn tấn công vào « chế độ kim quyền chính trị (ploutocratie) » ở Trung Quốc. Những chế độ mà ở đó tình trạng bất bình đẳng mỗi ngày một gia tăng, thậm chí còn vượt qua cả các nước phương Tây.
Chương này có đoạn viết như sau : « Vào cuối những năm 2010, (…) bất bình đẳng ở Trung Quốc chỉ thấp hơn Hoa Kỳ một chút và cao hơn rất nhiều so với châu Âu, trong khi mà trước đây Trung Quốc từng là quốc gia bình đẳng nhất trong số ba vùng châu lục vào đầu thập niên 1980 ».
Một đoạn khác cũng bị phía Trung Quốc yêu cầu cắt bỏ : « Sau một thời gian dài là nước xóa bỏ tư hữu, Trung Quốc giờ trở thành nước đi đầu thế giới có số nhà tài phiệt mới và có tài sản ở nước ngoài, nghĩa là tài sản được cất giấu trong những cơ chế mập mờ ngay giữa lòng những thiên đường thuế. Nhìn chung, chủ nghĩa hậu cộng sản, theo nhiều biến thể khác nhau Nga, Trung Quốc và Đông Âu, vào đầu thế kỷ 21 này đã trở thành một đồng minh tốt nhất cho siêu chủ nghĩa tư bản ».
Theo AFP, những câu này nằm trong số 24 đoạn mà nhà xuất bản Citic Press yêu cầu xóa bỏ, đầu tiên đầu tháng 6/2020 trong ấn bản tiếng Pháp, rồi đầu tháng Tám trong ấn bản tiếng Anh.
Vẫn theo hãng tin Pháp, đây không phải là lần đầu tiên Citic Press hợp tác với nhà kinh tế học Piketty. Tập sách đầu tiên « Le Capital au XXI siècle » (Tạm dịch là Tư bản ở thế kỷ XXI) được bán đến hàng trăm ngàn bản tại Trung Quốc và từng được ông Tập Cận Bình khen ngợi và sử dụng kết quả nghiên cứu của ông về mức tăng nhanh bất bình đẳng xã hội tại Mỹ và Châu Âu như là một bằng chứng về tính ưu việt của mô hình chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc.
Được xem như là « ngôi sao hàng đầu » trong ngành Kinh tế, vị giáo sư trường Kinh tế Paris đã phát hành tập sách mới này tại nhà xuất bản Seuil vào tháng 9/2019, sáu năm sau quyển sách « Tư Bản ở thế kỷ XXI » (Le Capital au XXI siecle), một thành công toàn cầu với hơn 2,5 triệu ấn bản được bán ra.
Nếu như tại Nga chưa có dự án xuất bản, thì hiện tại Trung Quốc là quốc gia duy nhất đưa ra những yêu cầu như vậy. Theo ông Thomas Piketty, hành động kiểm duyệt này chứng tỏ mối lo lắng ngày càng lớn của chế độ Bắc Kinh, đồng thời cho thấy thái độ từ chối một cuộc tranh luận công khai về những hệ thống kinh tế và chính trị khác nhau.
Nhà kinh tế người Pháp lấy làm tiếc : « Thật đáng buồn khi chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc của ông Tập Cận Bình lại tránh xa đối thoại và chỉ trích bất chấp những quan điểm phê phán nhưng mang tính xây dựng về những chế độ bất bình đẳng khác nhau trên thế giới và thói đạo đức giả của những chế độ đó », bất kể đó là tại Hoa Kỳ, châu Âu, Brazil, Ấn Độ hay là Trung Đông.
Stephane Lagarde, thông tín viên trong khu vực Bắc Á, tường thuật :
« Trên một trong số các video còn sống sót được với chiếc kéo kiểm duyệt, người ta còn thấy dòng chữ ʺTiếng Mông Cổ là tiếng mẹ đẻ của chúng tôiʺ căng trên chiếc áo khoác mầu xanh dương. Dấu vết của các cuộc biểu tình, bắt đầu cách này vài ngày trước ngày tựu trường, phần lớn đã biến mất khỏi các mạng xã hội Trung Quốc.
Nhưng sự khó hiểu, thậm chí phẫn nộ vẫn còn đó. Nguyên nhân là do một chương trình cải cách được đưa ra giữa lúc nghỉ hè, theo như giải thích của ông Christopher Atwood, giảng viên tại khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á, trường Đại học Pennsylvania trên trang mạng Made in China.
Ông Julian Dierkes, nhà xã hội học và chuyên gia về Mông Cổ trường Đại học Colombia-Britain, lưu ý là sự thay đổi này trong chương trình giảng dậy là nhằm thay thế tiếng Mông Cổ như là ngôn ngữ giảng dậy trong ba môn học ở bậc tiểu học và cấp hai.
Cuộc vận động này với từ khóa tìm kiếm và biểu ngữ ʺHãy cứu lấy tiếng Mông Cổʺ không những được dán ngay trên hai bánh xe của những người đi giao hàng mà còn có những bản kiến nghị được đóng dấu đỏ bằng dấu vân tay của những người ký tên.
Một thanh niên Trung Quốc, thuộc sắc tộc Mông Cổ, qua một tin nhắn mã hóa và xin ẩn danh giải thích :
ʺCó hai thay đổi quan trọng. Đầu tiên, chính quyền muốn đưa tiếng Quan Thoại vào việc giảng dậy văn học sớm hơn một năm. Tiếp đến, tiếng Hoa sẽ phải thay thế tiếng Mông Cổ trong môn lịch sử và giáo dục công dân ngay từ năm tới. Nếu như phần đông người Mông Cổ nghĩ rằng cần phải tăng cường học tiếng Hoa để kiếm việc làm, thì họ không đồng tình cho việc các giáo trình giảng dậy là hoàn toàn bằng tiếng Hoa ngay từ tiểu học. Nếu như họ mất đi tiếng nói của họ, sẽ rất là khó tìm lại ngôn ngữ này trong biển người Hán. Tôi cho rằng quy định mới này đi ngược lại với những chính sách trước đây của chính phủ Trung Quốc, vốn dĩ muốn khuyến khích phát triển và đa dạng ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu sốʺ.
Như vậy, người Mông Cổ giờ có lẽ cũng có cùng số phận như người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và Triều Tiên, ở những mức độ khác nhau, là nạn nhân của chính sách đồng hóa với văn hóa người Hán, chiếm đa số, do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra từ năm 2012.
Một bà mẹ thổ lộ với New York Times : ʺHọ (chính phủ Trung Quốc) có việc gì phải lo lắng. Khi bật tivi, tất cả đều bằng tiếng Hoa – ngay cả phim hoạt hình cũng bằng tiếng Hoaʺ ».
Với ông Alberto Barbera, giám đốc liên hoan phim Venise lần thứ 77, đây là một tín hiệu lạc quan, một hình thức thể hiện tình liên đới đối với các nền điện ảnh, cà nhà làm phim, với tất cả những ai làm việc trong ngành điện ảnh. Một lời mời gọi người hâm mộ quay trở về với các phòng chiếu và các nhà làm phim hãy bấm máy trở lại.
Trả lời nhà báo Siegfried Forster đài RFI, ông tâm sự : « Người ta không thể nào bị nhốt chặt ở trong nhà mãi. Đúng là rất tiện khi xem phim trên mạng trong giai đoạn bị phong tỏa, nhưng người ta cũng có nhu cầu tìm lại trải nghiệm cơ bản và tập thể tại các rạp chiếu bóng. Người ta không thể chờ đợi quá lâu, bằng không điện ảnh có nguy cơ chết úa vì thiếu dưỡng khí cần thiết để tồn tại ».
Tuy rằng liên hoan năm nay vắng bóng những nền điện ảnh lớn của Mỹ do tình hình dịch bệnh, nhưng với 18 bộ phim tranh giải Sư Tử Vàng, trong đó có 8 phim do các nữ đạo diễn thực hiện, ông Alberto Barbera tin rằng Venise phiên bản 2020 sẽ là một phát pháo khai màn cho nhiều kỳ liên hoan quốc tế sắp tới sau khi nhiều cuộc tranh tài điện ảnh buộc phải hủy do dịch bệnh Covid-19. Thế nên, lễ khai mạc có sự tham dự của tám giám đốc liên hoan phim lớn nhất thế giới.
Ông Barbera nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện này : « Chúng tôi đã quyết định mời các giám đốc các kỳ festival quan trọng nhất tại châu Âu, như Cannes, Berlin, San Sebastian, Rotterdam, Luân Đôn, Locarno, Karlovy Vary đến dự lễ khai mạc, để chứng tỏ tình liên đới. Chúng tôi cần phải hợp tác, hỗ trợ ngành công nghiệp điện ảnh và các nhà làm phim, nhấn mạnh vai trò của điện ảnh trong cuộc sống của chúng ta và vai trò của liên hoan trong việc hỗ trợ công nghiệp điện ảnh ».
Hợp tác và Tình liên đới chứ không phải là Cạnh tranh, đây cũng chính là châm ngôn hiện nay của ngành điện ảnh.
Vắng khách tham quan đã gây ra tác động đầu tiên về tài chính, vốn dĩ đã gặp khó khăn sau hai tháng bị phong tỏa. Những con số thống kê đưa ra cho thấy tại Louvre, bảo tàng được tham quan nhiều nhất trên thế giới, trong vòng hai tháng 7-8, lượng khách tham quan giảm đến 75% so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự cho Cung điện Versailles, mất đến 80% lượng khách tham quan. Mức giảm này tương đương với tỷ lệ du khách nước ngoài nhập cảnh vào Pháp đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nga…
Để giảm thiểu tối đa tình trạng phòng vé bị sụp đổ, các bảo tàng tại Paris đặt nhiều hy vọng vào công chúng tại vùng Ile de France : Giới trẻ, các gia đình không có điều kiện đi nghỉ… Một chiến lược mở cửa, tuy có mang lại chút kết quả nhưng chưa đủ để lấp đầy két tiền. Bảo tàng Louvres đành phải kêu cứu chính phủ.
Tại Pháp, những điểm tham quan và công trình kiến trúc lịch sử nào thu hút được đông khách tham quan, phần lớn đều nằm ở tỉnh, phía Đại Tây Dương, các vùng nông thôn, những nơi mà du khách đổ dồn về tìm nguồn dưỡng khí thiên nhiên sau hai tháng bị « giam hãm » vì lệnh phong tỏa.
Điểm cao nhất dành cho các điểm khảo cổ ngoài trời vì ở đó quy định giãn cách xã hội dễ được áp dụng. Một dạng phục thù của người Cro-Magnon (thời đại đồ đá cũ) đối với nghệ thuật hiện đại chăng ?
RFI an ủi độc giả : Đây cũng là dịp hiếm hoi để mặt đối mặt với nàng La Joconde. Bạn sẽ được tận hưởng một cảm giác gần gũi chưa từng có với người phụ nữ bí ẩn của Leonard de Vinci, khi vắng bóng những dòng du khách lũ lượt quen thuộc !
Chiếc kéo kiểm duyệt của Trung Quốc không chừa bất
kỳ ai, cho dù đó là một kinh tế gia hàng đầu thế giới. Ông Thomas
Piketty, chuyên gia kinh tế người Pháp, hôm thứ Hai 31/08/2020 cho AFP
biết tập sách mới nhất của ông « Capitalisme et ideologie » (Tạm dịch là
Chủ nghĩa Tư bản và Ý thức hệ) có thể sẽ không được phát hành tại Trung
Quốc. Nguyên nhân là vì ông từ chối cắt bỏ một số đoạn theo như yêu cầu
của phía đối tác Trung Quốc.
Ông nói : « Tóm lại, họ muốn xóa tất cả các tham chiếu đến Trung Quốc đương đại, và nhất là hiện tượng bất bình đẳng và sự mập mờ tại Trung Quốc. Tôi đã từ chối những điều kiện đó, và nói rõ là tôi chỉ chấp nhận một bản dịch đầy đủ, không cắt bỏ một đoạn nào hết ».
Cụ thể, theo ông, trong chương 12 của « Chủ nghĩa Tư bản và Hệ tư tưởng », dành nói về « các xã hội cộng sản và hậu cộng sản », sau khi chỉ trích mạnh mẽ sự thái quá của « chế độ quả đầu chế (oligarchie) và đạo tặc trị (kleptocratie) » tại Nga, kinh tế gia người Pháp còn tấn công vào « chế độ kim quyền chính trị (ploutocratie) » ở Trung Quốc. Những chế độ mà ở đó tình trạng bất bình đẳng mỗi ngày một gia tăng, thậm chí còn vượt qua cả các nước phương Tây.
Chương này có đoạn viết như sau : « Vào cuối những năm 2010, (…) bất bình đẳng ở Trung Quốc chỉ thấp hơn Hoa Kỳ một chút và cao hơn rất nhiều so với châu Âu, trong khi mà trước đây Trung Quốc từng là quốc gia bình đẳng nhất trong số ba vùng châu lục vào đầu thập niên 1980 ».
Một đoạn khác cũng bị phía Trung Quốc yêu cầu cắt bỏ : « Sau một thời gian dài là nước xóa bỏ tư hữu, Trung Quốc giờ trở thành nước đi đầu thế giới có số nhà tài phiệt mới và có tài sản ở nước ngoài, nghĩa là tài sản được cất giấu trong những cơ chế mập mờ ngay giữa lòng những thiên đường thuế. Nhìn chung, chủ nghĩa hậu cộng sản, theo nhiều biến thể khác nhau Nga, Trung Quốc và Đông Âu, vào đầu thế kỷ 21 này đã trở thành một đồng minh tốt nhất cho siêu chủ nghĩa tư bản ».
Theo AFP, những câu này nằm trong số 24 đoạn mà nhà xuất bản Citic Press yêu cầu xóa bỏ, đầu tiên đầu tháng 6/2020 trong ấn bản tiếng Pháp, rồi đầu tháng Tám trong ấn bản tiếng Anh.
Vẫn theo hãng tin Pháp, đây không phải là lần đầu tiên Citic Press hợp tác với nhà kinh tế học Piketty. Tập sách đầu tiên « Le Capital au XXI siècle » (Tạm dịch là Tư bản ở thế kỷ XXI) được bán đến hàng trăm ngàn bản tại Trung Quốc và từng được ông Tập Cận Bình khen ngợi và sử dụng kết quả nghiên cứu của ông về mức tăng nhanh bất bình đẳng xã hội tại Mỹ và Châu Âu như là một bằng chứng về tính ưu việt của mô hình chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc.
Được xem như là « ngôi sao hàng đầu » trong ngành Kinh tế, vị giáo sư trường Kinh tế Paris đã phát hành tập sách mới này tại nhà xuất bản Seuil vào tháng 9/2019, sáu năm sau quyển sách « Tư Bản ở thế kỷ XXI » (Le Capital au XXI siecle), một thành công toàn cầu với hơn 2,5 triệu ấn bản được bán ra.
Nếu như tại Nga chưa có dự án xuất bản, thì hiện tại Trung Quốc là quốc gia duy nhất đưa ra những yêu cầu như vậy. Theo ông Thomas Piketty, hành động kiểm duyệt này chứng tỏ mối lo lắng ngày càng lớn của chế độ Bắc Kinh, đồng thời cho thấy thái độ từ chối một cuộc tranh luận công khai về những hệ thống kinh tế và chính trị khác nhau.
Nhà kinh tế người Pháp lấy làm tiếc : « Thật đáng buồn khi chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc của ông Tập Cận Bình lại tránh xa đối thoại và chỉ trích bất chấp những quan điểm phê phán nhưng mang tính xây dựng về những chế độ bất bình đẳng khác nhau trên thế giới và thói đạo đức giả của những chế độ đó », bất kể đó là tại Hoa Kỳ, châu Âu, Brazil, Ấn Độ hay là Trung Đông.
Trung Quốc: Những cuộc biểu tình bảo vệ tiếng Mông Cổ
Biểu tình trước cửa nhà trường, là chuyện hiếm có tại Trung Quốc. Đây chính là những gì đã diễn ra trong những ngày qua tại vùng Nội Mông. Hàng ngàn học sinh và các bậc phụ huynh người Mông Cổ lo ngại cho bản sắc dân tộc. Ngôn ngữ và văn hóa Mông Cổ đang bị một chương trình cải cách học đường đe dọa, có nguy cơ bị biến mất.Stephane Lagarde, thông tín viên trong khu vực Bắc Á, tường thuật :
« Trên một trong số các video còn sống sót được với chiếc kéo kiểm duyệt, người ta còn thấy dòng chữ ʺTiếng Mông Cổ là tiếng mẹ đẻ của chúng tôiʺ căng trên chiếc áo khoác mầu xanh dương. Dấu vết của các cuộc biểu tình, bắt đầu cách này vài ngày trước ngày tựu trường, phần lớn đã biến mất khỏi các mạng xã hội Trung Quốc.
Nhưng sự khó hiểu, thậm chí phẫn nộ vẫn còn đó. Nguyên nhân là do một chương trình cải cách được đưa ra giữa lúc nghỉ hè, theo như giải thích của ông Christopher Atwood, giảng viên tại khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á, trường Đại học Pennsylvania trên trang mạng Made in China.
Ông Julian Dierkes, nhà xã hội học và chuyên gia về Mông Cổ trường Đại học Colombia-Britain, lưu ý là sự thay đổi này trong chương trình giảng dậy là nhằm thay thế tiếng Mông Cổ như là ngôn ngữ giảng dậy trong ba môn học ở bậc tiểu học và cấp hai.
Cuộc vận động này với từ khóa tìm kiếm và biểu ngữ ʺHãy cứu lấy tiếng Mông Cổʺ không những được dán ngay trên hai bánh xe của những người đi giao hàng mà còn có những bản kiến nghị được đóng dấu đỏ bằng dấu vân tay của những người ký tên.
Một thanh niên Trung Quốc, thuộc sắc tộc Mông Cổ, qua một tin nhắn mã hóa và xin ẩn danh giải thích :
ʺCó hai thay đổi quan trọng. Đầu tiên, chính quyền muốn đưa tiếng Quan Thoại vào việc giảng dậy văn học sớm hơn một năm. Tiếp đến, tiếng Hoa sẽ phải thay thế tiếng Mông Cổ trong môn lịch sử và giáo dục công dân ngay từ năm tới. Nếu như phần đông người Mông Cổ nghĩ rằng cần phải tăng cường học tiếng Hoa để kiếm việc làm, thì họ không đồng tình cho việc các giáo trình giảng dậy là hoàn toàn bằng tiếng Hoa ngay từ tiểu học. Nếu như họ mất đi tiếng nói của họ, sẽ rất là khó tìm lại ngôn ngữ này trong biển người Hán. Tôi cho rằng quy định mới này đi ngược lại với những chính sách trước đây của chính phủ Trung Quốc, vốn dĩ muốn khuyến khích phát triển và đa dạng ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu sốʺ.
Như vậy, người Mông Cổ giờ có lẽ cũng có cùng số phận như người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và Triều Tiên, ở những mức độ khác nhau, là nạn nhân của chính sách đồng hóa với văn hóa người Hán, chiếm đa số, do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra từ năm 2012.
Một bà mẹ thổ lộ với New York Times : ʺHọ (chính phủ Trung Quốc) có việc gì phải lo lắng. Khi bật tivi, tất cả đều bằng tiếng Hoa – ngay cả phim hoạt hình cũng bằng tiếng Hoaʺ ».
Mostra de Venise 2020 : Cuộc chiến vì sự sống còn của nền điện ảnh
Thứ Tư, ngày 02/09/2020, liên hoan điện ảnh quốc tế Mostra de Venise lần thứ 77 đã chính thức khai mạc trong bối cảnh dịch bệnh vẫn hoành hành, buộc chính quyền Ý phải ban hành nhiều biện pháp nghiêm ngặt. Đối với các nhà tổ chức, kỳ liên hoan phim quốc tế lâu đời nhất này sẽ là dịp để định hướng cho nền nghệ thuật thứ 7 trong một thế giới đang bị chao đảo vì đại dịch Covid-19.Với ông Alberto Barbera, giám đốc liên hoan phim Venise lần thứ 77, đây là một tín hiệu lạc quan, một hình thức thể hiện tình liên đới đối với các nền điện ảnh, cà nhà làm phim, với tất cả những ai làm việc trong ngành điện ảnh. Một lời mời gọi người hâm mộ quay trở về với các phòng chiếu và các nhà làm phim hãy bấm máy trở lại.
Trả lời nhà báo Siegfried Forster đài RFI, ông tâm sự : « Người ta không thể nào bị nhốt chặt ở trong nhà mãi. Đúng là rất tiện khi xem phim trên mạng trong giai đoạn bị phong tỏa, nhưng người ta cũng có nhu cầu tìm lại trải nghiệm cơ bản và tập thể tại các rạp chiếu bóng. Người ta không thể chờ đợi quá lâu, bằng không điện ảnh có nguy cơ chết úa vì thiếu dưỡng khí cần thiết để tồn tại ».
Tuy rằng liên hoan năm nay vắng bóng những nền điện ảnh lớn của Mỹ do tình hình dịch bệnh, nhưng với 18 bộ phim tranh giải Sư Tử Vàng, trong đó có 8 phim do các nữ đạo diễn thực hiện, ông Alberto Barbera tin rằng Venise phiên bản 2020 sẽ là một phát pháo khai màn cho nhiều kỳ liên hoan quốc tế sắp tới sau khi nhiều cuộc tranh tài điện ảnh buộc phải hủy do dịch bệnh Covid-19. Thế nên, lễ khai mạc có sự tham dự của tám giám đốc liên hoan phim lớn nhất thế giới.
Ông Barbera nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện này : « Chúng tôi đã quyết định mời các giám đốc các kỳ festival quan trọng nhất tại châu Âu, như Cannes, Berlin, San Sebastian, Rotterdam, Luân Đôn, Locarno, Karlovy Vary đến dự lễ khai mạc, để chứng tỏ tình liên đới. Chúng tôi cần phải hợp tác, hỗ trợ ngành công nghiệp điện ảnh và các nhà làm phim, nhấn mạnh vai trò của điện ảnh trong cuộc sống của chúng ta và vai trò của liên hoan trong việc hỗ trợ công nghiệp điện ảnh ».
Hợp tác và Tình liên đới chứ không phải là Cạnh tranh, đây cũng chính là châm ngôn hiện nay của ngành điện ảnh.
Pháp : Bảo tàng vắng khách tham quan vì Covid-19
Một mùa hè buồn cho các bảo tàng lớn tại Pháp. Lượng khách tham quan tại các bảo tàng sụt giảm thê thảm. Nguyên nhân là do các biện pháp nghiêm ngặt được áp đặt đối với các du khách nước ngoài do đại dịch virus corona chủng mới.Vắng khách tham quan đã gây ra tác động đầu tiên về tài chính, vốn dĩ đã gặp khó khăn sau hai tháng bị phong tỏa. Những con số thống kê đưa ra cho thấy tại Louvre, bảo tàng được tham quan nhiều nhất trên thế giới, trong vòng hai tháng 7-8, lượng khách tham quan giảm đến 75% so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự cho Cung điện Versailles, mất đến 80% lượng khách tham quan. Mức giảm này tương đương với tỷ lệ du khách nước ngoài nhập cảnh vào Pháp đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nga…
Để giảm thiểu tối đa tình trạng phòng vé bị sụp đổ, các bảo tàng tại Paris đặt nhiều hy vọng vào công chúng tại vùng Ile de France : Giới trẻ, các gia đình không có điều kiện đi nghỉ… Một chiến lược mở cửa, tuy có mang lại chút kết quả nhưng chưa đủ để lấp đầy két tiền. Bảo tàng Louvres đành phải kêu cứu chính phủ.
Tại Pháp, những điểm tham quan và công trình kiến trúc lịch sử nào thu hút được đông khách tham quan, phần lớn đều nằm ở tỉnh, phía Đại Tây Dương, các vùng nông thôn, những nơi mà du khách đổ dồn về tìm nguồn dưỡng khí thiên nhiên sau hai tháng bị « giam hãm » vì lệnh phong tỏa.
Điểm cao nhất dành cho các điểm khảo cổ ngoài trời vì ở đó quy định giãn cách xã hội dễ được áp dụng. Một dạng phục thù của người Cro-Magnon (thời đại đồ đá cũ) đối với nghệ thuật hiện đại chăng ?
RFI an ủi độc giả : Đây cũng là dịp hiếm hoi để mặt đối mặt với nàng La Joconde. Bạn sẽ được tận hưởng một cảm giác gần gũi chưa từng có với người phụ nữ bí ẩn của Leonard de Vinci, khi vắng bóng những dòng du khách lũ lượt quen thuộc !