Giáo hoàng Benedict XVI muốn giữ luật linh mục độc thân (BBC Tiếng Việt)

Vatican cần phải thay đổi để phù hợp với thời đại. Vả lại, đây từng là điều không bị cấm trong thời gian dài của giáo hội. Việc lấy vợ hay sống độc thân chỉ nên là lựa chọn cá nhân của từng vị linh mục chứ Vatican không nên can thiệp.

Pope Francis and Pope Benedict embracing in the Vatican
Reuters
Giáo hoàng người Đức, Benedict (phải) đã nghỉ hưu năm 2013, với vị kế nhiệm, Giáo hoàng Francis, người Argentina

Giáo hoàng hồi hưu Benedict XVI lên tiếng phản đối ý tưởng mà vị đương nhiệm xem xét về là nới lỏng quy chế độc thân của linh mục.

Ngài Benedict nêu ra lời kêu gọi phải giữ quy chế độc thân của linh mục trong cuốn sách cùng viết với Hồng y Robert Sarah.


Đây là phản ứng của hai vị chức sắc cao cấp trong Giáo hội Công giáo La Mã trước tin rằng vùng Nam Mỹ có thể thụ phong linh mục cho đàn ông có vợ.

Giáo hoàng Benedict đã nghỉ hưu từ 2013 nói ngài không thể yên lặng về vấn đề hệ trọng này.

Trong cuốn sách 'From the Depths of our Hearts' (Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi), hai tác giả viết về những thách thức tâm linh các linh mục ngày nay phải đối mặt, bao gồm những đấu tranh với bản thân để giữ luật độc thân linh mục, theo một số trang Công giáo.

Giáo hoàng đã nghỉ hưu và Hồng y Sarah từ châu Phi hiện làm một bộ trưởng tại Vatican cũng bình luận về nhu cầu cải cách trong Giáo hội.

Ngay từ trong năm 2018, hãng tin Công giáo (CNA) đã đưa tin Hồng y Sarah, cùng Hồng y Peter Turkson và một số vị khác lên tiếng kêu gọi Giáo hội giữ kỷ luật độc thân của linh mục.

Tháng 10/2019, các giám mục Giáo hội Công giáo toàn cầu đã bỏ phiếu chấp nhận để đàn ông có vợ tại vùng rừng rậm Amazon, Nam Mỹ, được thụ phong linh mục.

Quyết định này, chỉ có tác dụng riêng cho vùng Amazon, nhằm cải thiện vấn đề thiếu linh mục ở đó.

Tuy nhiên, để có hiệu lực thì thay đổi này còn cần sự phê chuẩn của Giáo hoàng Francis.

'Tập trung vào việc phụng sự'

Theo Đức Giáo hoàng Benedict thì luật về độc thân của linh mục, đã có nhiều thế kỷ qua, là hết sức quan trọng cho truyền thống của Giáo hội vì nó cho phép các linh mục tập trung toàn bộ vào công tác mục vụ.

Năm nay 92 tuổi, ngài nói:

"Xem ra thật khó mà thực hiện cả hai công việc phụng sự: làm công tác mục vụ, và phục vụ gia đình, cùng một lúc."

Brazilian Bishop Wilmar Santin (2-R) offers Mass at the Santana Cathedral in Itaituba, Para state, Brazil, in the Amazon rainforest, on September 8, 2019
AFP
Giám mục Wilmar Santin ở Brazil làm thánh lễ tại Itaituba, trong vùng rừng Amazon

Việc một giáo hoàng tự từ chức như ngài Benedict là điều chỉ xảy ra trong 600 năm qua, nhưng chuyện ngài lên tiếng can thiệp vào công việc của người kế nhiệm cũng rất hiếm.
Các nhà bình luận ở Vatican cho rằng điều này đã "phá vỡ truyền thông", và bày tỏ sự ngạc nhiên trước can thiệp của ngài Benedict.

Nhà báo Joshua McElwee, làm việc cho tờ National Catholic Reporter viết trên mạng xã hội rằng đây là "việc khó tin".

'From the Depths of our Hearts', sẽ được nhà xuất bản Ignatius Press cho ra mắt nhưng ai quan tâm thì có thể đặt sách từ bây giờ, theo trang VietCatholic.

Linh mục độc thân từ bao giờ?

Dù một số nhóm tín đồ sau thời Jesus bắt đầu cổ vũ cho việc sống độc thân để chờ Nước Chúa tới, vấn đề linh mục có phải độc thân hay không chỉ được đưa thành giáo luật nhiều thế kỷ về sau.

Cụ thể, Công đồng Nicaea (năm 325) cấm linh mục sống chung nhà với phụ nữ nếu người đó không phải là mẹ, hoặc chị.

Công đồng Quinisext năm 692 mới ra giáo luật cấm hẳn các vị giám mục không được chung sống với vợ, còn linh mục bình thường vẫn có vợ.

Luật độc thân được nới lỏng trong hai thế kỷ 15 và 16, theo Bách khoa Toàn thư Anh Britannica, và Giáo hoàng Alexander VI đã có con bình thường.

Cải cách tôn giáo ở châu Âu và Anh đã đi kèm yêu cầu xóa bỏ hẳn luật độc thân (celibacy).

Sự kiện tu sĩ người Đức thuộc dòng Augustinô, Martin Luther (1483-1546) tuyên bố chống lại Vatican, cưới Katherina von Bora, một cựu nữ tu, làm vợ, gây chấn động châu Âu và chia rẽ trong Giáo hội.

Sau đó, các giáo hội theo Tin Lành bỏ hẳn chế độ độc thân của mục sư nhưng Giáo hội Công giáo La Mã vẫn duy trì cho đến nay.

Giáo hội Anh giáo ở Anh, Mỹ và châu Phi không công nhận luật độc thân và các mục sư, giám mục đều có thể có vợ.
Giáo hội Chính thống giáo ở Hy Lạp, Bulgaria, Nga và một số nước khác công nhận luật độc thân với hàng giám mục, nhưng cho phép giáo sĩ cấp dưới được lấy vợ. Những người đã có vợ sẽ không được phong chức giám mục.

Xem thêm: