Nhân viên tình báo Nam Hàn bị buộc tội cưỡng bức người đào tẩu Bắc Hàn (Hyung Eun Kim)

Triều Tiên hiện nay cũng giống như Việt Nam thập niên 80 trở về trước, người dân sống không khác gì con vật, phải lo từng miếng ăn để sống sót. 
Thật thương cảm cho những người phụ nữ Triều Tiên bất chấp nguy hiểm đào tẩu để thoát khỏi địa ngục cộng sản nhưng rồi lại bị những kẻ bất lương làm nhục.

Korean women
Getty Images
Hơn 70% người đào tẩu Bắc Hàn ở Nam Hàn là phụ nữ

Hai nhân viên tình báo Nam Hàn bị buộc tội cưỡng bức một phụ nữ Bắc Hàn đào tẩu, trong đó một người thừa nhận đã cưỡng bức cô rất nhiều lần.


Người được cho là nạn nhân, đang thuộc sự giám sát của hai người đàn ông này , đã bị ép phải phá thai hai lần, các luật sư của cô cho hay.

Các cán bộ này, một trung tá và một thượng sỹ, đã bị đình chỉ và một cuộc điều tra đang được tiến hành.

Những phụ nữ Bắc Hàn đào tẩu thường dễ bị lạm dụng tình dục hơn phụ nữ Nam Hàn, các nhà hoạt động nhân quyền cho hay.

Tình trạng kinh tế khó khăn có thể khiến họ chần trừ không muốn lên tiếng.

Các lời cáo buộc

Cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc có nhiệm vụ điều tra người đào tẩu Bắc Hàn và thu thập thông tin tình báo.

Đầu năm nay, hai nghi phạm được chỉ định coi giữ người phụ nữ nói trên, công ty luật Good Lawyers nói với BBC Bắc Hàn.

Theo như công ty này, lần đầu tiên người phụ nữ này bị cưỡng bức là khi cô bất tỉnh do uống rượu.

Lawyer Jeon Su-mi of Good Lawyers filing the lawsuit
Good Lawyers Law Firm
Luật sư Jeon Su-mi của công ty Good Lawyers nộp đơn kiện

Vị thượng sỹ bị cáo buộc cưỡng bức cô nhiều lần trong khi trung tá bị cáo buộc cưỡng bức một lần.

Bộ Quốc phòng cho hay cuộc điều tra đang tập trung vào các cáo buộc và đã gửi trường hợp này tới các công tố viên của lực lượng vũ trang.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo nói hai người đàn ông nói trên "sẽ được xử lý thích hợp dựa trên kết quả điều tra".

Tại sao người đào tẩu dễ bị tổn thương?

Hơn 72% trong số 33.000 người đào tẩu Bắc Hàn ở Nam Hàn là phụ nữ.

Một nhà hoạt động nhân quyền thường tư vấn cho các phụ nữ Bắc Hàn nói với BBC News Hàn Quốc rằng "nhiều người đào tẩu Bắc Hàn đã bị xâm phạm tình dục ở Trung Quốc trước khi đến Hàn Quốc."

"Họ chịu đựng điều đó và khi họ tới Hàn Quốc, một số người có quan niệm rằng họ đã bị ô uế."

Nhóm nhân quyền Sáng kiến Tương lai Hàn Quốc cho hay hàng ngàn phụ nữ và trẻ em gái Bắc Hàn bị ép làm việc trong ngành công nghiệp tình dục ở Trung Quốc, và nhiều người bị đẩy vào cảnh nô lệ tình dục ít nhất một lần trong vòng một năm họ rời quê hương.

Khi các nhà hoạt động hỏi các phụ nữ Bắc Hàn nghĩ gì về phong trào MeToo ở Hàn Quốc năm 2018, một số trả lời: "Điều đó thì mang lại ích lợi gì?", "Nó chỉ mang lại sự sỉ nhục"; hoặc "Họ chỉ nên chịu đựng chúng."

"Họ không quen nói về những điều này, cũng không được giáo dục về xâm hại tình dục, và đòi hỏi quyền của mình," nhà hoạt động nói. "Họ không biết rằng khi họ bị lạm dụng tình dục thì đó là tội phạm và rằng người ta có thể phải chịu trách nhiệm hoặc được đền bù."

Trên thực tế, lý do lớn nhất khiến các phụ nữ Bắc Hàn im lặng, các chuyên gia nhân quyền nói, là bởi kiếm sống là ưu tiên số một của họ.

"Họ nói với tôi: "Tôi cần sống sót. Tôi cần ăn và tôi cần sống. Đó phải là những điều trước hết," nhà hoạt động cho hay.

Những phụ nữ Bắc Hàn trốn thoát hai lần

Theo số liệu của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc năm 2017, thu nhập trung bình hàng tháng của những người đào tẩu Bắc Hàn vào khoảng 1,9 triệu won, so với người Nam Hàn là 2,4 triệu won.

Tỷ lệ người đào tẩu Bắc Hàn thất nghiệp là 6,9%, gần gấp hai lần tỷ lệ người thất nghiệp Nam Hàn.

Bất chấp điều này, một cuộc khảo sát của Trung tâm Dữ liệu về Nhân quyền Bắc Hàn, thực hiện trên 400 người đào tẩu, cho thấy khoảng 61% gửi tiền về cho gia đình ở Bắc Hàn và 58% nói họ có kế hoạch tiếp tục làm vậy.