Hồng Kông : Biểu tình kêu gọi Anh Quốc bảo vệ chống Trung Quốc (Tú Anh)

Những cuộc biểu tình đòi tự do tại Hồng Kông đã diễn ra trong bối cảnh rất bất lợi khi mà chính trường Anh Quốc đang hỗn loạn vì Brexit còn Mỹ, dưới thời Trump, đã chối bỏ các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền trong chính sách đối ngoại của mình. Tuy vậy họ vẫn đã đạt được những thắng lợi lớn,  dự luật dẫn độ giữa Hong Kong và Trung Quốc - nguyên nhân ban đầu dẫn tới các cuộc biểu tình - đã được rút lại vĩnh viễn. Trung Quốc đã phải "xuống nước" trước áp lực từ đường phố. Một cuộc biểu dương vĩ đại của sức mạnh từ quần chúng. Mong muốn được sống như những con người tự do của dân chúng đang đẩy một làn sóng dân chủ mới tiến lên mạnh mẽ, không chỉ là tại Hông Kông.

Nói về những bài học từ cuộc biểu tình này thì trước hết đó là vấn đề tổ chức. Quan điểm cho rằng cuộc biểu tình tại Hồng Kông không có tổ chức mà nhờ dân trí là hoàn toàn sai. Một cuộc biểu tình lên tới 2 triệu người thì chỉ riêng vấn đề "đi vệ sinh" của người biểu tình thôi cũng cần một tổ chức khổng lồ để sắp xếp và điều tiết rồi!! Một đặc điểm của quần chúng là không gắn bó, mỗi người sống riêng lẻ, bình thường bất lực, khi được động viên thì ứng xử giống như một đám đông, nghĩa là một khối nhiều người không biết nhau đi theo sự hướng dẫn của những người cầm đầu. Như vậy quần chúng đòi hỏi được lãnh đạo. Chắc chắn là Bắc Kinh là phái rất nhiều an ninh ngầm vào trong những cuộc biểu tình này với hi vọng có thể cướp lấy vai trò lãnh đạo cuộc biểu tình, làm cho nó rối loạn hàng ngũ nhưng họ đã thất bại( Chế độ CSVN cũng làm điều tương tự với các cuộc biểu tình ở VN và họ đã nhiều lần thành công). Vậy thì phải hiểu là những cuộc biểu tình này đã được tổ chức rất chắt chẽ tới mức mà một lực lượng rất lớn an ninh của chính quyền CSTQ, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, cũng không thể phá vỡ được. Một tổ chức mạnh và chắt chẽ như vậy là cái mà những người dân chủ Việt Nam cần hướng tới nếu muốn hiện thực hoá giấc mơ Việt Nam. 

media

Chủ Nhật 15/09/2019, phong trào dân chủ tổ chức một cuộc biểu tình trước toà lãnh sự Anh tại Hồng Kông yêu cầu Luân Đôn phải hành động tích cực hơn để bảo vệ dân chúng nhượng địa cũ trước chính sách của Bắc Kinh tước đoạt dần các quyền tự do. Đến buổi chiều, hàng chục ngàn người lại xuống đường ở trung tâm thành phố.

Theo AFP, trước cơ quan đại diện ngoại giao Anh Quốc tại Hồng Kông, hàng trăm người dân tập hợp hát quốc ca Anh và giương quốc kỳ Anh Quốc và lá cờ của nhượng địa trước 1997.

Nhiều người biểu tình trách Luân Đôn thiếu cứng rắn với Bắc Kinh, không có hành động tích cực ủng hộ dân Hồng Kông trong cuộc tranh đấu bảo vệ quy chế « một quốc gia hai chế độ » đang bị Bắc Kinh từng bước phủ nhận.

Một biểu ngữ ghi hàng chữ « Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh Quốc 1984 đã trở thành vô giá trị » như vừa tố cáo Bắc Kinh nhưng cũng vừa chỉ trích Luân Đôn. Nhiều người biểu tình muốn được cấp quốc tịch Anh hay một quốc gia khác trong khối Thịnh Vượng Chung.

Từ sau 1997 đến nay, hàng trăm ngàn dân Hồng Kông được cấp hộ chiếu dành cho « Công dân Anh ở hải ngoại » gọi tắt là BNO (British National Oversea).

Theo một người biểu tình, quy chế này có thể bảo vệ người dân Hồng Kông đối phó với chính quyền Trung Quốc.

Nguyện vọng này đã được giới dân biểu Anh hưởng ứng. Khoảng 130 dân biểu ký một bức thư ngỏ kêu gọi Liên Hiệp Anh và các nước trong khối Thịnh Vượng Chung tiếp nhận người dân Hồng Kông muốn di cư.

Cũng theo AFP, phong trào dân chủ lại xuống đường trong ngày Chủ Nhật 15/09/2019, bất chấp lệnh cấm của chính quyền Hồng Kông. Cũng xuất phát phát từ Causeway Bay (Đồng La Loan) như vào cuối tuần trước, hàng chục ngàn người kéo về khu Trung Hoàn.

Cũng như những lần trước, những hình ảnh trở thành quen thuộc lại tái diễn. Tuần hành ôn hòa biến thành những trận xung đột giữa cảnh sát và các nhóm cực đoan tìm cách tràn vào trụ sở chính quyền đặc khu. Cảnh sát dùng lựu đạn cay, xe vòi rồng ngăn chận biểu tình, người biểu tình phản kích bằng gạch đá và bom xăng.

Nguồn tin: RFI