Biển Đông: Xung quanh tin về đường đi của tàu cần cẩu Lam Kình (BBC)
Việc TQ đưa tàu HD8 và bây giờ là tàu cần cẩu Lam Kình xâm nhập sâu vào lãnh hải của VN là nhằm mục đích răn đe và dọa dẫm VN khi ĐCSVN đang có dấu hiệu xoay trục sang Mỹ. Theo chúng tôi, có lẽ TQ sẽ không hạ đặt giàn khoan vào lãnh hải VN vì TQ đang phải đối đầu với nhiều vấn đề cấp bách trong nội bộ mà Hong Kong chỉ là một trong nhiều vấn đề đó. Hành động dọa dẫm này chứng tỏ mối quan hệ nồng ấm Việt-Trung đã chấm dứt. Quyết tâm xoay trục của ĐCSVN là rõ ràng và TQ chỉ còn mỗi 'cây gậy' để gây sức ép lên VN.
Lam Kình, một trong những tàu cần
cẩu lớn nhất, mà có tin cho là của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc,
được cho là đã tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm 4/9
trong khi hải quân Việt Nam cùng ASEAN và Mỹ đang tập trận chung.
Lam Kình với tải trọng hơn 6400 tấn, có thể được sử đụng để đặt một dàn khoan.
Thông
tin về sự hiện diện của Lam Kình được trang South China Sea News đăng
trên Twitter chiều 3/9 giờ Việt Nam. Sau đó được tài khoản Pham Thang
Nam đăng trên Twitter cá nhân với các thông số kỹ thuật của tàu cần cẩu
này kèm hình ảnh chụp vệ tinh.
Tin này sau đó được lan truyền rộng rãi trên cộng đồng người sử dụng Twitter.
Tuy nhiên có nguồn tin khác cho rằng tàu Lam Kình đã về Trung Quốc từ trước đó.
BBC chưa có điều kiện kiểm chứng tính xác thực của những tin này, báo chí Việt Nam cũng chưa đưa tin.
Trong
một diễn biến liên quan, cũng tin từ tài khoản Pham Thang Nam cho hay
hôm 3/9, tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã rời Bãi Tư
Chính và hiện đang ở Đá Chữ Thập để tiếp dầu và thực phẩm.
Đây là
lần thứ hai tàu này dừng đỗ tại Đá Chữ Thập kể từ khi tiến vào vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam, gần Bãi Tư Chính trên Biển Đông, cách đây
hơn 2 tháng.
Trước khi rời Bãi Tư Chính và dừng ở Đá Chữ Thập,
Hải Dương Địa chất 8 đã tiến sâu vào vùng biển của Việt Nam, vào hôm
24/8 chỉ cách bờ biển Phan Thiết khoảng 180km.
Tàu Hải Dương Địa
Chất 8 lần đầu tiên vào khu vực dưới sự hộ tống của lực lượng hải cảnh
Trung Quốc hồi đầu tháng Bảy. Có vẻ như tàu đã tiến hành một cuộc khảo
sát địa chất tại vùng biển vốn là điểm nóng trong khu vực từ nhiều năm
nay.
Hải quân ASEAN và Mỹ tập trận
Trong khi đó, Hoa Kỳ và khối ASEAN đang tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung lần đầu tiên ngoài khơi Vịnh Thái Lan.
10 thành viên Asean và Mỹ đã khởi động cuộc tập trận chung
tại khu vực ngoài khơi Vịnh Thái Lan và mở rộng cho tới vùng Cà Mau ở
cực nam của Việt Nam hôm 2/9, trước khi nó kết thúc tại Singapore.
Trước
khi tiến hành tập trận chung với Mỹ, Philippines, Brunei và Việt Nam,
ba trong số bốn thành viên ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, đã
tập trận chung ở vùng biển gần Hòn Khoai, điểm cực nam của Việt Nam và
gần Biển Đông, theo Inquirer.
BRP
Ramon Alcaraz (PS-16) của Hải quân Philippines, một tàu tuần tra xa bờ,
cùng KDB Darulaman của Hải quân Hoàng gia Brunei và tàu HQ-18 của Hải
quân Nhân dân Việt Nam tập trận chung trên đường tới khu vực tập trận
với Mỹ.