Hồng Kông: Xung đột giữa cảnh sát với người biểu tình (Thanh Hà)
Các cuộc biểu tình của người dân Hong Kong không hề có dấu hiệu lắng xuống bấp chấp sự nhượng bộ của chính quyền khi họ quyết định hủy bỏ "luật dẫn độ" về TQ gây tranh cãi và khơi nguồn cho các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Lý do sâu sa của các cuộc biểu tình phản đối TQ của người dân Hong Kong là sự khác biệt về ý thức hệ, một bên là dân chủ và một bên là tự do. Hai hệ giá trị này như nước với lửa và khó chung sống với nhau. TQ rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan", đàn áp cũng không được mà nhân nhượng cũng không xong. Nếu nhân nhượng người dân sẽ tiến tới. Nếu đàn áp thì Hong Kong sẽ hỗn loạn và bạo lực sẽ leo thang. Đừng quên rằng Hong Kong là một trung tâm tài chính lớn và là đầu cầu thu hút vốn tư bản cho TQ. GDP của Hong Kong với 7 triệu người là hơn 400 tỉ USD (gấp đôi VN).
Cuộc tuần hành hôm 14/07/2019 phản đối Trung Quốc ngày càng bóp nghẹt các quyền tự do của Hồng Kông đã kết thúc trong hỗn loạn. Xô xát đã xảy ra bên trong một khu thương mại vào lúc có đông người lui tới.
Cuộc tuần hành hôm 14/07/2019 phản đối Trung Quốc ngày càng bóp nghẹt các quyền tự do của Hồng Kông đã kết thúc trong hỗn loạn. Xô xát đã xảy ra bên trong một khu thương mại vào lúc có đông người lui tới.
Theo
ban tổ chức, 115.000 người đã hưởng ứng cuộc tuần hành hôm qua tại Sa
Điền (Sha Tin). Thống kê của cảnh sát Hồng Kông đưa ra một con số thấp
chỉ bằng 1/4. Cảnh sát dùng hơi cay giải tán đám đông. Đến khoảng 10 giờ
đêm, hầu hết trong số hàng chục ngàn người biểu tình đã ra về, nhưng
một nhóm đã trú ẩn bên trong một trung tâm thương mại.
Đặc phái viên Simon Leplatre của đài RFI gửi về bài tường trình :
"Một ngày biểu tình vẫn thu hút được hàng chục ngàn người tham gia đã kết thúc trong hỗn loạn sau cuộc tuần hành trên đường phố Sa Điền. Khu dân cư phía bắc Hồng Kông này là một thành phố mới. Thành phần xuống đường hôm qua khá đa dạng. Người biểu tình thuộc đủ mọi lứa tuổi. Họ phản đối dự luật dẫn độ của Hồng Kông, bất mãn vì hệ thống chính trị tại đặc khu hành chính này đang nằm trong tay một số các nhà lãnh đạo không tiêu biểu cho người dân Hồng Kông và họ chống đối ảnh hưởng ngày càng lớn của chính quyền Trung Quốc đối với vùng lãnh thổ này.
Nhưng đến cuối ngày, khi chỉ còn lại một số thanh niên trên đường phố, số này đã dựng rào cản, khiêu khích cảnh sát. Để đáp trả, cảnh sát Hồng Kông rượt đuổi những người biểu tình này khi họ chạy vào ẩn trú trong một trung tâm thương mại, nơi rất đông người lui tới.
Sáng nay, chính giới Hồng Kông tranh cãi nhiều về quyết định của cảnh sát truy đuổi người biểu tình ngay bên trong thương xá này, bởi quyết định đó đã dẫn đến những cảnh hỗn loạn, trong lúc còn đông người mua bán.
Cảnh sát Hồng Kông, thường là những nhóm nhỏ, dường như muốn bắt giữ những người biểu tình. Nhưng căng thẳng đã nhanh chóng gia tăng trong lúc hầu hết ngả ra vào bị phong tỏa. Không biết là cảnh sát Hồng Kông đã hành xử một cách thiếu chuyên nghiệp, hay đã cố ý để xảy ra bạo động, nhằm phá hoại phong trào đấu tranh của người dân Hồng Kông.
Kết cục, 37 người bị câu lưu, 22 người được đưa vào bệnh viện điều trị, trong đó có 2 người bị thương nặng, theo tiết lộ của báo chí Hồng Kông. Phía cảnh sát cho hay có 11 nhân viên bị thương".
RFI
Đặc phái viên Simon Leplatre của đài RFI gửi về bài tường trình :
"Một ngày biểu tình vẫn thu hút được hàng chục ngàn người tham gia đã kết thúc trong hỗn loạn sau cuộc tuần hành trên đường phố Sa Điền. Khu dân cư phía bắc Hồng Kông này là một thành phố mới. Thành phần xuống đường hôm qua khá đa dạng. Người biểu tình thuộc đủ mọi lứa tuổi. Họ phản đối dự luật dẫn độ của Hồng Kông, bất mãn vì hệ thống chính trị tại đặc khu hành chính này đang nằm trong tay một số các nhà lãnh đạo không tiêu biểu cho người dân Hồng Kông và họ chống đối ảnh hưởng ngày càng lớn của chính quyền Trung Quốc đối với vùng lãnh thổ này.
Nhưng đến cuối ngày, khi chỉ còn lại một số thanh niên trên đường phố, số này đã dựng rào cản, khiêu khích cảnh sát. Để đáp trả, cảnh sát Hồng Kông rượt đuổi những người biểu tình này khi họ chạy vào ẩn trú trong một trung tâm thương mại, nơi rất đông người lui tới.
Sáng nay, chính giới Hồng Kông tranh cãi nhiều về quyết định của cảnh sát truy đuổi người biểu tình ngay bên trong thương xá này, bởi quyết định đó đã dẫn đến những cảnh hỗn loạn, trong lúc còn đông người mua bán.
Cảnh sát Hồng Kông, thường là những nhóm nhỏ, dường như muốn bắt giữ những người biểu tình. Nhưng căng thẳng đã nhanh chóng gia tăng trong lúc hầu hết ngả ra vào bị phong tỏa. Không biết là cảnh sát Hồng Kông đã hành xử một cách thiếu chuyên nghiệp, hay đã cố ý để xảy ra bạo động, nhằm phá hoại phong trào đấu tranh của người dân Hồng Kông.
Kết cục, 37 người bị câu lưu, 22 người được đưa vào bệnh viện điều trị, trong đó có 2 người bị thương nặng, theo tiết lộ của báo chí Hồng Kông. Phía cảnh sát cho hay có 11 nhân viên bị thương".
RFI