Ép Trung Quốc xuống thang, không ngờ 1 nước Đông Nam Á dám làm điều này (Dân Trí)

Việc đàm phán lại về dự án đường sắt mà TQ đầu tư tại Malaysia làm giảm số tiền từ 16 tỉ USD xuống 10,7 tỉ USD vậy 5,3 tỉ USD đi đâu? Câu trả lời rất rõ ràng: Tham nhũng. Tham nhũng có sức tàn phá ghê gớm. 5,3 tỉ USD là một số tiền khổng lồ và có thể làm được rất nhiều việc. Đây cũng là lý do mà người VN cần nói không với các dự án có đầu tư từ TQ, nhất là dự án đường cao tốc Bắc-Nam. Ngoài việc đánh mất cơ hội tạo công ăn việc làm cho người dân VN thì còn 3 lý do để từ chối các nhà thầu TQ, điều này hoàn toàn không phải vì thù ghét TQ. 1) Phẩm chất kém, luôn chậm tiến độ và thời gian. 2) Đội giá nhiều lần (ví dụ đường sắt Cát Linh-Hà Đông). 3) Tham nhũng. TQ đi đến đâu là mua chuộc, hối lộ và gây áp lực lên quan chức để dành hợp đồng đến đó. 



Trung Quốc vừa ký một thỏa thuận chấp nhận xuống nước với. Hiếm ai dám làm điều này như chính phủ Malaysia

Dự án hiện sẽ có giá 10,7 tỷ USD thay vì gần 16 tỷ USD ban đầu, theo một tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng Malaysia vào hôm qua (12/4).

Theo Bloomberg, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã nối lại các cuộc đàm phán về dự án đường sắt này dù đã hủy bỏ nó trước đó, khi quốc gia Đông Nam Á này phải vật lộn để thu hẹp thâm hụt ngân sách.

Thỏa thuận này có thể là một lợi ích cho Sáng kiến ​​Vành đai, Con đường của Trung Quốc, trong khi một số nước châu Á đang đánh giá lại các khoản đầu tư của Trung Quốc trong bối cảnh lo ngại về chủ quyền và các khoản nợ lớn.

Trung Quốc muốn dự án tiếp tục được thực hiện nhanh chóng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lu Kang cho biết trong cuộc họp vào hôm qua tại Bắc Kinh.

Dự án đường sắt này sẽ kết nối phần lớn bờ biển phía đông bán đảo Malaysia, nơi có nền kinh tế chậm phát triển hơn.

Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc và Malaysia Rail Link Sdn. đã ký một thỏa thuận bổ sung cho việc giảm chi phí sau nhiều tháng đàm phán giữa các công ty và hai chính phủ. Thỏa thuận bao gồm các khía cạnh về kỹ thuật, mua sắm, xây dựng và vận hành của liên kết đường sắt.

“Việc giảm giá này chắc chắn sẽ có lợi cho Malaysia và làm vơi bớt gánh nặng lên tình hình tài chính của đất nước”, Văn phòng của Thủ tướng Malaysia cho biết.

Ông Mahathir cũng cho thấy ông sẵn sàng hồi sinh một số dự án cơ sở hạ tầng sau khi cắt giảm chi tiêu và một chiến dịch chống tham nhũng năm ngoái.

Chính phủ Malaysia gần như đã hoàn thành việc quản lý lại ngân sách và sẵn sàng xem xét các khoản đầu tư của nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Tài chính Lim Guan Eng cho biết hồi tháng 2.

Malaysia đã thảo luận về việc có thể gây quỹ thông qua bán trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ với sự hỗ trợ của Trung Quốc, ông Lim cho biết. Một lời đề nghị như vậy sẽ đánh dấu lần phát hành trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ do các tổ chức nước ngoài bán cho nhà đầu tư Trung Quốc (trái phiếu Panda) đầu tiên của Malaysia, sau khi nước này trở lại thị trường trái phiếu “Samurai” năm nay lần đầu tiên sau ba thập kỷ.

Vietnamnet